Tiếng cƣời giễu nhại

Một phần của tài liệu Những cuộc phiêu lưu của Hucklerberry Finn từ góc nhìn thể loại (Trang 75)

V. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.3.2.Tiếng cƣời giễu nhại

b. Sự dịch chuyển từ điểm nhìn trẻ thơ sang điểm nhìn ngƣời lớn

3.3.2.Tiếng cƣời giễu nhại

Là lối văn châm biếm dùng sự bắt chƣớc làm phƣơng tiện chủ yếu để chế giễu hoặc gây cƣời, Mark Twain đã sử dụng rất nhiều yếu tố giễu nhại để “kiến tạo” nên tiếng cƣời trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn.

Thế giới tuổi thơ của Huck và Tom luôn luôn đối kháng với nhà trƣờng hà khắc và kiểu giáo dục vô lối. Lũ trẻ tìm sự giải trí và niềm vui trong các trò chơi của mình. Không chỉ nhại lại truyện hiệp sĩ với những màn tấn công vào

73

đoàn ngƣời chăn cừu và xe chở rau; hay ở những biệt danh “gớm chết” mà lũ trẻ đặt cho nhau trong trò chơi trận giả (Tom Saywer “kẻ phục thù áo đen vùng Tây Ban Nha”; Huck “Bàn tay đỏ”, Joe Happer “nỗi khủng khiếp của biển cả”…) Huck, Tom và lũ bạn còn nhại cả thần thoại Ả Rập với câu chuyện về vị thần đèn. Chính thế độc giả mới có dịp cƣời lăn cƣời bò trƣớc sự cả tin của Huck: “Tôi đi kiếm một cái đèn bằng thiếc đã cũ và một cái nhẫn bằng sắt, đem ra ngoài rừng, lấy tay cọ xát, cọ xát mãi đến toát cả mồ hôi, trong bụng đã tính sẽ xây một tòa lâu đài và bán đi(25; tr. 38). Việc nhại theo sách vở hay những trò phiêu lƣu hiệp sĩ không nhằm chế giễu lũ trẻ cũng nhƣ bản thân những nội dung sách vở mà chúng đang bắt chƣớc. Điều mà Mark Twain phê phán ở đây chính là cuộc sống gò bó, là những tầng lớp các quy tắc của xã hội, đã khiến lũ trẻ phải tìm đến niềm vui ở những câu chuyện hƣ ảo, tƣởng tƣợng. Tiếng cƣời giễu nhại của Mark Twain chính là lấy cái ảo để nhại cái thực, lấy cái không có và không thể xảy ra trong cuộc sống thực tại để nhại lại chính cuộc sống hà khắc và khô khan đó.

Dƣới ngòi bút của Mark Twain, tiếng cƣời giễu nhại vừa có tác dụng tạo ra tiếng cƣời trào lộng, vừa có năng lực phanh phui và châm biếm những mặt tiêu cực, xấu xa của xã hội. Tình tiết nhại vua chúa trong Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn là một điển hình cho đặc điểm này. Hai gã ma cà bông chuyên đi bán thuốc dạo, bịp bợm, một già một trẻ, một lanh ma, một trí trá, gian tham kết hợp với nhau để giả làm quận công xứ Bridgewater và vua “Lui thứ mười bảy, con của Lui thứ mười sáu và Mary Angtoanet”. Với danh nghĩa đó, chúng bóc lột và hiếp đáp những ngƣời vô hại, cả tin nhƣ Huck và Jim một cách thản nhiên, trắng trợn. Về bản chất, King và Duke là những tên vô lại xấu xa chuyên đi lừa gạt sự nhẹ dạ cả tin của ngƣời dân sống trong vùng thị trấn dọc hai bên bờ sông Missisippi bằng những trò thuyết giáo, diễn kịch, quảng cáo để ăn tiền. Chính Huck và Jim khi nhận ra đƣợc bản chất xấu xa đê tiện của chúng đã nhận xét: “không có gì lạ, vì cái giống nó như thế. Thì ra tất cả nhưng bọn vua này đều là bọn cướp ngày cả” (25; tr. 248). Sự giễu nhại hai tên vô lại King và Duke dƣới

74

hình thức vua và quận công đƣợc nhận thức và liên tƣởng theo chiều ngƣợc lại vua - quan thật núp dƣới bóng dáng của những kẻ cƣớp ngày: “Cái lão vua đi với chúng ta đây là một trong những tên vua có thể gọi là sạch nhất trong lịch sử đấy. Chứ như cái tay Henry kia thì hắn ta nghĩ rằng có thể gây ra chuyện lôi thôi gì với xứ này được đấy… Đấy, vua Henry là cái loại giòi bọ thế đấy và nếu như hắn ta đi với chúng mình trên chuyến bè này thì có lẽ hắn còn đánh lừa cái thị trấn kia bằng mấy lão vu đang đi với chúng ta ấy chứ” (25; tr. 209.). Chỉ bằng tiếng cƣời giễu nhại từ phép đối sánh kép, tác giả đã cho độc giả thấy một sự thực qua lời Huck & Jim: bọn vua chúa dù thật hay giả đều là những “bọn đê tiện nhưng lắm quyền hành”.

Tính giễu nhại trong tiếng cƣời của Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn

còn đƣợc thể hiện rất nhiều qua những cuộc trò chuyện, “tán phét” của Huck và Jim; Đặc biệt là thói quen chuyên dùng những “kiến thức lề đƣờng” để lý giải cho những vấn đề hết sức nghiêm túc, đã tạo ra trong văn hóa Mỹ, trong ngƣời Mỹ một khái niệm gọi là “cà giỡn kiểu Mark Twain” (black humour).

Với ngòi bút hài hƣớc và dí dỏm thƣờng thấy của Mark Twain, Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn vẫn có những tiếng cƣời trong sáng nhƣ đã từng thấy trong Tom Saywer; bởi bỏ qua những kỳ vọng của độc giả dành cho Huck (sự trƣởng thành của cậu bé sau những biến cố ghê gớm đã xảy ra), Huck vẫn đích thực là một đứa trẻ. Sau những suy tƣ “già dặn”, Huck vẫn tiếp tục lao vào những chiêu trò nghịch ngợm của Tom hòng để giải phóng Jim. Mark Twain, vì một lý do nào đó, đã đƣa Tom xuất hiện trở lại trong phần cuối của Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn, và anh chàng lém lỉnh đó đã mang đến cho thiên truyện trƣớc đó vốn nhiều u ám một bầu không khí tƣơi sáng hơn rất nhiều. Và hiển nhiên, sự trở lại của Tom cũng kéo theo sự trở lại của “cậu bé” Huck. Cái cậu bé sẵn sàng ngồi cả buổi toát cả mồ hôi để kỳ cọ cho bằng sáng chiếc nhẫn và cây đèn cũ, để gọi …thần đèn lên xây hộ một tòa lâu đài, sau đó bán quách đi mà lấy tiền sống cho sung sƣớng.

Một phần của tài liệu Những cuộc phiêu lưu của Hucklerberry Finn từ góc nhìn thể loại (Trang 75)