Chỉ tiêu về quy mô và chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long kiên giang (Trang 57)

Để đánh giá tình hình tín dụng của ngân hàng, tác giả phân tích dựa trên các chỉ

tiêu sau:

Chỉ tiêu tổng dư nợ/nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động

vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. Kết quả chỉ tiêu tổng dư nợ/nguồn vốn huy động của ngân

hàng MHB Kiên Giang từ năm 2009 đến năm 2011 được thể hiện qua bảng 2.8.

Bảng 2.8: Chỉ tiêu tổng dư nợ/nguồn vốn huy động của

ngân hàng MHB Kiên Giang, năm 2009-2011

Năm

Chỉ tiêu

2009 2010 2011

1. Tổng dư nợ (triệu đồng) 297.880 315.212 295.395 2. Nguồn vốn huy động (triệu đồng) 70.403 118.333 121.858 3. Tổng dư nợ/nguồn vốn huy động (%) 423% 266% 242%

(Nguồn: Báo cáo của ngân hàng MHB Kiên Giang)

Từ bảng số liệu cho thấy tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng vốn huy động của MHB

Kiên Giang rất cao. Số liệu này cho thấy tín dụng là lĩnh vực đầu tư chủ yếu của ngân hàng. Ngân hàng đã hoạt động hiệu quả trên vốn huy động nhưng tín dụng là nghiệp

vụ có mức độ rủi ro rất cao. Trên thực tế không một ngân hàng nào có thể cam đoan

chắc chắn rằng trong quá hoạt động của mình sẽ không gặp rủi ro tín dụng nào, do đó để phân tán rủi ro cũng như nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng thì hoạt động đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh khác như góp vốn liên doanh, mua cổ phần, kinh doanh ngoại tệ…là cần thiết.

Chỉ tiêu tổng dư nợ/tổng tài sản có

Chỉ tiêu này thể hiện quy mô đầu tư tín dụng trên tổng tài sản có của ngân

hàng. Kết quả chỉ tiêu tổng dư nợ/tổng tài sản có của ngân hàng MHB Kiên Giang từ năm 2009 đến năm 2011 được thể hiện qua bảng 2.9.

Bảng 2.9: Chỉ tiêu tổng dư nợ/tổng tài sản có của

ngân hàng MHB Kiên Giang, năm 2009-2011

Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 1. Tổng dư nợ (triệu đồng) 297.880 315.212 295.395 2. Tổng tài sản có (triệu đồng) 309.805 342.771 335.062 3. Tổng dư nợ/Tổng tài sản có (%) 96% 92% 88%

(Nguồn: Báo cáo của ngân hàng MHB Kiên Giang)

Từ bảng số liệu trên cho thấy tổng dư nợ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng tài sản. So với tỷ lệ tổng dư nợ/tổng vốn huy động thì tỷ lệ tổng dư nợ/tổng tài sản nhỏ hơn rất

nhiều, điều này cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng MHB Kiên Giang rất

thấp. Như vậy, ngân hàng cần gia tăng khả năng huy động vốn nhằm đem lại hiệu quả

tối ưu.

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

Chất lượng tín dụng của ngân hàng thông qua tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ,

tỷ lệ này càng lớn thì chất lượng tín dụng càng suy giảm, có nghĩa hoạt động tín dụng

chứa đựng nhiều rủi ro. Kết quả này của ngân hàng MHB Kiên Giang từ năm 2009 đến năm 2011 được thể hiện qua bảng 2.10.

Bảng 2.10: Chỉ tiêu nợ quá hạn/tổng dư nợ của ngân hàng MHB Kiên Giang,

năm 2009-2011

Năm

Chỉ tiêu

2009 2010 2011

1. Dư nợ quá hạn (triệu đồng) 24.566 30.227 28.191 2. Tổng dư nợ (triệu đồng) 297.880 315.212 295.395 3. Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 8,33% 9,59% 9,54%

(Nguồn: Báo cáo của MHB Kiên Giang)

Năm 2010 với việc kiểm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ (áp dụng phân chia

năm 2009, kéo theo tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cũng tăng lên đạt ở mức 9,59%

mặc dù dư nợ tín dụng cũng tăng so với năm trước. Đến năm 2011 dư nợ tín dụng

giảm 19.817 triệu đồng, nợ quá hạn giảm 2.036 triệu đồng so với năm 2010 nên tỷ lệ

nợ quá hạn giảm 0,05% so với năm 2010. Dự kiến thêm một thời gian ngắn thì tỷ lệ nợ

quá hạn của ngân hàng là rất lớn nếu không chú trọng đến chất lượng tín dụng khi giải

ngân cho khách hàng. Một thực tế phải nhìn nhận là chất lượng tín dụng của ngân hàng quá thấp nếu như không kiểm soát ngay bây giờ các khoản tín dụng còn tồn đọng thì tỷ

lệ này càng gia tăng hơn nữa. Gia tăng dư nợ tín dụng với mục đích làm giảm tỷ lệ nợ

quá hạn nhưng nếu ngân hàng không chú ý đến việc thẩm định, giải quyết hồ sơ khách

hàng vay một cách chính xác, thận trọng thì tỷ lệ này không những không giảm mà còn có xu hướng gia tăng.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng lớn như vậy là do

ngân hàng chưa quan tâm một cách chính đáng về chất lượng tín dụng khi quyết định

cho khách hàng vay. Ngân hàng đã vi phạm nguyên tắc cơ bản khi cho vay là chưa

phân tích kỹ khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản đảm bảo không đúng quy định,

cho vay tùy tiện thiếu sự kiểm tra kiểm soát chặt chẽ. Mặt khác, do quy trình quy chế

cho vay của ngân hàng còn nhiều bất cập, năng lực cán bộ tín dụng còn yếu về nghiệp

vụ, sự phối hợp giữa các phòng ban không chặt chẽ dẫn đến không có sự kiểm tra,

kiểm soát đảm bảo an toàn tín dụng. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn không những

xuất phát từ phía ngân hàng mà còn do yếu tố rủi ro về phía khách hàng như hoạt động

kinh doanh bị thua lỗ, thiên tai...

Hiện nay, nợ quá hạn càng lớn thì ngân hàng cần phải trích lập dự phòng rủi ro

càng nhiều, mà đây là khoản được hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng nên

đã làm giảm lợi nhuận, tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long kiên giang (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)