Xây dựng mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long kiên giang (Trang 32)

Trong quá trình nghiên cứu các công trình của các tác giả đi trước, luận văn

cũng đã hình thành lên được một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh

doanh của ngân hàng, cũng như lựa chọn được mô hình ước lượng thích hợp.

Đầu tiên là nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam, năm 2011 với đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ” cho thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Baard, V.C. và Van den Berg, A. (2004), Ari

chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh

doanh của doanh nghiệp. Henrik Hansen và ctv (2002), Phan Đình Khôi và ctv (2008)

đã cho thấy trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV. Bên cạnh đó, Nguyễn Quốc Nghi (2010), một

lần nữa đã chứng minh mức độ tiếp cận các chính sách hỗ trợ Chính phủ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tác giả còn cho thấy

mối quan hệ xã hội, tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng là các nhân tố tác động đến

hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả kỳ vọng các

doanh nghiệp sẽ sớm triển khai các chương trình hành động để nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tiếp theo là nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Phạm Kế Anh (2011) với đề

tài “Nghiên cứu hành vi gửi tiền tiết kiệm của người dân ở tỉnh Kiên Giang”. Kết quả

nghiên cứu từ mô hình Tobit chỉ ra rằng tuổi, giới tính, trình độc học vấn, nghề nghiệp,

thu nhập của người gửi tiền, kỹ năng nghiệp vụ và giao tiếp của nhân viên, địa điểm

của ngân hàng và thời gian cho mỗi giao dịch là những nhân tố ảnh hưởng đến lượng

tiền gửi vào các ngân hàng thương mại. Kết quả có được từ nghiên cứu này sẽ là cơ sở để các ngân hàng xây dựng các chiến lược huy động vốn hợp lý, qua đó nâng cao hiệu

quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Ngoài ra, tác giả cũng đưa vào mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến

hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng căn cứ vào việc chọn lọc các nhân tố ảnh hưởng từ các bài luận văn đã phân tích mà tác giả tham khảo. Đó là:

Chính sách lãi suất:

Điều đầu tiên mà bất kỳ một cá nhân hay tổ chức kinh tế nào cũng muốn tham

khảo khi gửi tiền vào ngân hàng chính là lãi suất. Vì vậy chính sách lãi suất là một

trong những chính sách quan trọng nhất trong số các chính sách bổ trợ cho công tác huy động vốn và hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất như là một công cụ quan trọng trong việc huy động và thay đổi qui mô nguồn vốn thu hút vào ngân hàng, đặc biệt là quy mô tiền

gửi. Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn, ngân hàng cần phải ấn định mức lãi suất

cạnh tranh, thực hiện ưu đãi về lãi suất cho khách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên. Tuy nhiên không phải ngân hàng cứ đưa ra mức lãi suất cao là thu hút được

ngân hàng đưa ra sẽ đem lại cho người gửi tiền mức lợi tức thực tế là bao nhiêu. Điều đó có nghĩa là mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra phải luôn đảm bảo lớn hơn tỷ lệ lạm phát, do đó ngân hàng phải dự đoán chính xác tỷ lệ lạm phát trong từng thời kỳ để đưa

ra mức lãi suất hợp lý. Ngoài ra khi quyết định đưa ra mức lãi suất nào đó còn phụ

thuộc vào một số yếu tố khác như thời gian đáo hạn của khoản tiền gửi, khả năng

chuyển hoán giữa các kỳ hạn, mức độ rủi ro và lợi nhuận mang lại từ các khoản đầu tư

khác, các quy định của nhà nước, quy định của ngân hàng Trung ương, mức lãi suất đầu ra mà ngân hàng có thể áp dụng đối với các khách hàng vay vốn.

Lãi suất càng cao thì càng hấp dẫn người gửi tiền nhưng lãi suất huy động cao

cũng có nghĩa là lãi suất cho vay cũng phải cao tương ứng thì ngân hàng kinh doanh mới có lãi. Mức lãi suất đủ cao để thu hút khách hàng nhưng cũng không được cao quá để vẫn có thể thu hút được khách đi vay mà không làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Hơn nữa ngân hàng phải tính đến chi phí huy động vốn của mình và mặt bằng lãi suất huy động so với các ngân hàng khác để đảm bảo tính cạnh tranh và nâng cao hiệu quả

hoạt động kinh doanh.

Công nghệ ngân hàng:

Trước sức ép cạnh tranh, để phục vụ khách hàng ngày tốt hơn đòi hỏi các ngân

hàng ngày càng phải cung cấp nhiều dịch vụ mới trên nền tảng phát triển của công

nghệ thông tin như sử dụng các hệ thống ngân hàng tự động và điện tử để thay thế cho

các hệ thống dựa trên công nghệ sử dụng nhiều lao động, ví dụ như các hoạt động

nhận tiền gửi, thanh toán bù trừ và cấp tín dụng. Đặc biệt phát triển hệ thống máy rút

tiền tự động (ATM) cho phép khách hàng truy nhập tài khoản tiền gửi của họ 24/24,

hay hệ thống máy thanh toán POS được đặt tại các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà

hàng...đang dần có thể thay thế cho phương thức thanh toán truyền thống bằng tiền

mặt.

Do đó, việc lựa chọn đúng công nghệ và sử dụng có hiệu quả công nghệ đó là một khâu quan trọng cần phải quan tâm, xem xét để tăng cường năng lực cạnh tranh và

gia tăng hiệu quả hoạt động của mỗi NHTM.

Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ:

Trong thời gian qua trước sự cạnh tranh từ các NHTM cũng như đòi hỏi cao hơn từ phía khách hàng và sự thay đổi của công nghệ ngân hàng, đã đẩy các NHTM

các khách hàng. Tuy nhiên, những dịch vụ mới này cũng tạo ra những nguồn thu mới

cho ngân hàng, và hiện nay nguồn thu từ một số hoạt động của các dịch vụ này có xu

hướng tăng trưởng nhanh so với các nguồn thu truyền thống từ lãi cho vay.

Vì vậy, trong nghiên cứu này, các nhân tố trên được tác giả đưa vào mô hình

phân tích để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của

ngân hàng. Mô hình nghiên cứu như sau:

Y = β0 + β 1X1 + β 2X2 + β3X3 +β 4X4 + β 5X5 + β 6X6 + ε

Trong đó: Biến phụ thuộc Y là hiệu quả hoạt động của ngân hàng và được đo lường bằng hai giá trị 1 và 0 (1 là hoạt động hiệu quả, 0 là không hiệu quả)

Các biến X1,X2, X3, X4, X5, X6, là các biến độc lập (biến giải thích).

Bảng 2.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính Biến số Diễn giải

Chính sách lãi suất X1 Chính sách về lãi suất của ngân hàng Kỹ năng nghiệp vụ và

giao tiếp của nhân viên X2

Biến giả, có giá trị là 1 nếu khách hàng đánh giá

kỹ năng của nhân viên là tốt và ngược lại có giá

trị là 0. Trình độ học vấn của

lãnh đạo ngân hàng X3

bằng 1 nếu lãnh đạo ngân hàng có trình độ học

vấn là đại học, bằng 2 nếu trình độ học vấn là thạc sĩ, bằng 3 nếu trình độ học vấn là tiến sĩ.

Quy mô ngân hàng X4 Biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu là ngân hàng lớn hoặc vừa; bằng 0 nếu ngân hàng là nhỏ.

Công nghệ ngân hàng X5

Việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân

hàng (biến giả), nhận giá trị 1 nếu ngân hàng có

ứng dụng công nghệ hiện đại và có giá trị bằng 0

nếu công nghệ còn lạc hậu. Đa dạng hóa sản phẩm

dịch vụ

X6 Mức độ đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của ngân

hàng

Tóm tắt chương I:

Chương I của luận văn đã đề cập tổng quan về ngân hàng thương mại cũng như

những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Khi nói đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thì phải xác định được các yếu tố môi trường tác động làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đây là những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ đi vào phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh

của ngân hàng MHB Kiên Giang để đánh giá, xác định đúng thực trạng của ngân hàng, từ đó có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN

HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL KIÊN GIANG

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng MHB Kiên Giang

Ngân hàng MHB được thành lập dưới hình thức NHTM Nhà nước, được xếp

hạng doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. So với các NHTM Nhà nước khác, MHB là ngân hàng trẻ nhất nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh nhất. Sau gần 14 năm hoạt động, tính đến tháng 31/12/2010, tổng tài sản của MHB đạt gần 51.400 tỷ đồng (tương đương 2,5 tỉ USD), tăng 171 lần so với ngày đầu thành lập.

Mạng lưới chi nhánh của ngân hàng MHB đứng thứ bảy trong các ngân hàng ở

Việt Nam, với hơn 220 chi nhánh và các phòng giao dịch trải rộng trên 32 tỉnh thành lớn trên khắp cả nước và không ngừng mở rộng mối quan hệ đại lý với khoảng 300 ngân hàng nước ngoài tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.

Cùng với việc phát triển mạng lưới, ngân hàng MHB nỗ lực, tập trung mọi khả năng của mình để phát triển ngân hàng dựa trên hai mảng: phát triển nguồn nhân lực

và hiện đại hóa ngân hàng.

Phát triển nguồn nhân lực: Ưu tiên của ngân hàng MHB vẫn là tuyển dụng các

sinh viên nổi trội, có trình độ ngoại ngữ và vi tính, kết quả học tập tốt. Ngoài ra, ngân hàng MHB còn tuyển dụng thêm các nhân viên có kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc từ các lĩnh vực tài chính và ngân hàng để bổ sung cho nguồn nhân lực ổn định cần thiết. Trong suốt các năm qua, ngân hàng MHB rất coi trọng việc đào tạo và nâng cao kỹ năng của các lãnh đạo và nhân viên qua đó giúp ngân hàng MHB có khả năng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tốt hơn.

Hiện đại hóa ngân hàng: Việc bổ sung các công nghệ hiện đại đã hỗ trợ các giao

dịch điện tử cho các máy ATM, các POS, giao dịch ngân hàng qua internet, các dịch

vụ và sản phẩm ngân hàng bán lẻ khác. Ngân hàng MHB đã gia nhập Liên minh Thẻ

Việt Nam (VNBC), kết nối với Banknetvn và Liên minh thẻ Smartlink tạo điều kiện

cho chủ thẻ MHB e-cash có thể sử dụng được tại hơn 1.000 máy ATM hiện đại trên toàn quốc của các thành viên trong liên minh VNBC, hơn 2.000 máy ATM thuộc hệ

thống Banknetvn và hơn 5.000 máy ATM thuộc liên minh thẻ Smartlink. Ngân hàng MHB cũng đã là thành viên của VISA và có kế hoạch trở thành thành viên của Hiệp

MHB đã triển khai thành công Dự án Corebanking – Ngân hàng cốt lõi, một dự án sẽ

làm thay đổi rất lớn về công nghệ và quy trình giao dịch của ngân hàng MHB.

Với quyết tâm tiến tới hoạt động theo tiêu chuẩn Kế toán quốc tế hoàn toàn

trong tương lai, ngân hàng MHB đang phát triển hệ thống thông tin quản lý với sự hỗ

trợ từ WB, theo dự án hiện đại hóa ngân hàng, nhằm đảm bảo thực thi đúng theo các

yêu cầu báo cáo do luật pháp quy định, loại bỏ những hạn chế cả hệ thống công nghệ

thông tin hiện nay. Ngoài ra, ngân hàng MHB còn có kế hoạch củng cố hệ thống thông

tin quản lý, có khả năng xử lý các yêu cầu quản lý hiệu quả danh mục cho vay, lãi suất, ngoại hối, quản lý rủi ro vốn khả dụng. Ngân hàng MHB đã hoàn tất 2 năm thực

hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật SECO (2006-2008) là dự án nằm trong chương trình chung của Chính phủ Thụy Sĩ nhằm trợ giúp tiến trình tái cấu trúc lại các định chế tài chính Việt Nam, cụ thể, giúp ngân hàng MHB – một ngân hàng non trẻ nhưng có tốc độ phát

triển nhanh và tiềm lực cao – cơ cấu tổ chức lại Ngân hàng theo những tiêu chuẩn và thông lệ Quốc tế về quản trị ngân hàng, sẵn sàng cho tiến trình hội nhập và Cổ phần

hóa.

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng MHB gồm cấp tín dụng cho các

doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), cũng như cho vay cá nhân và các hộ gia đình, đặc

biệt là cho vay thế chấp tài sản cho các công ty xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng

cho khu vực dân cư, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các khoản cho

vay và khoản đầu tư tăng từ 1.206 tỷ đồng (2001) lên hơn 22.628 tỷ đồng trong năm 2010, tăng 18 lần. Trong giai đọan đầu phát triển, danh mục cho vay chủ yếu là tín dụng cấp vốn cho sửa chữa và xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng, thương mại và các dịch vụ, và sản phẩm nông nghiệp.

Trong năm 2010, vốn và các quỹ của ngân hàng MHB đạt hơn 3.100 tỷ VND,

tỷ suất an toàn vốn trên 13%. Nguồn vốn luôn được đảm bảo với những khoản vốn ủy

thác dài hạn (khoảng 1.220 tỷ VND) từ Cơ quan phát triển Pháp (Dự án AFD), Ngân

hàng thế giới (Dự án RDF2), từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Dự án ADB, Dự án

SMEFPII).

Căn cứ quyết định số 55/QĐ – NHN – HĐQT ngày 09/11/2001 của chủ tịch

Hội đồng quản trị “V/v thành lập chi nhánh ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông

Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Kiên Giang, với

tên viết tắt là: “Ngân hàng MHB Kiên Giang” chính thức đi vào hoạt động ngày

15/02/2002 được đặt tại số 25 Bạch Đằng, Phường Vĩnh Thanh Vân, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang. MHB Kiên Giang là đại diện pháp nhân, hạch toán kinh tế phụ thuộc, có

con dấu và Bảng cân đối kế toán riêng. Hiện tại, Chi nhánh có 03 phòng giao dịch: Phòng giao dịch Rạch Giá, Phòng giao dịch Rạch Sỏi, và Phòng giao dịch Châu

Thành.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long kiên giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)