Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long kiên giang (Trang 48)

Qua bảng số liệu cho thấy các khoản chi phí đều tăng qua các năm. Cụ thể là

năm 2009 tổng chi phí là 33.498 triệu đồng, năm 2010 là 48.803 triệu đồng tăng 45,69 % so với năm 2009, đến năm 2011 là 70.100 triệu đồng, tăng 43,64 % so với năm

2010. Để hiểu rõ nguyên nhân tăng của các khoản chi phí ta cần phải phân tích từng

khoản mục chi phí cụ thể, đó là chi phí trả lãi vốn huy động, vốn vay, chi hoạt động và chi phí khác.

Chi phí tr lãi vốn huy động, vốn vay

Là những khoản chi phí trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay trong hệ thống, trả lãi phát hành giấy tờ có giá. Đây là những khoản chi phí của Ngân hàng, chiếm hơn 80%

tổng chi phí của MHB Kiên Giang. Kết quả của khoản chi này từ năm 2009 đến năm

2011 được thể hiện qua biểu đồ 2.4.

ĐVT: triệu đồng

Biểu đồ 2.4: Chi phí trả lãi của MHB Kiên Giang, năm 2009-2011

Qua biểu đồ ta thấy năm 2009 lượng chi phí này là 25.653 triệu đồng năm 2010 là 39.311 triệu đồng tăng 53,24% so với năm 2009, đến năm 2011 thì lượng chi phí này tăng lên 58.754 triệu đồng, tăng 49,45 % so với năm 2010. Nguyên nhân của tình trạng này là do từ năm 2009 tới 2011 sự biến động của giá cả thị trường vàng tăng cao, thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực huy động vốn giữa các ngân hàng

trên địa bàn đã làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng, ngân hàng muốn huy động được vốn thì phải đưa ra khung lãi suất hợp lý, trong khi đó các ngân

25,653 39,311 58,754 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 2009 2010 2011

hàng thương mại cổ phần trên địa bàn đưa ra mức lãi suất huy động khá cao. Vì vậy đã

gây khó khăn cho công tác huy động vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, để đáp ứng cho

nhu cầu tín dụng ngày càng tăng thì MHB Kiên Giang phải vay vốn điều chuyển từ

ngân hàng cấp trên với chi phí cao hơn nên đã làm cho chi phí của ngân hàng tăng theo

thời gian.

Chi hoạt động

Chi hoạt động là những khoản chi phí về nộp thuế, lệ phí, chi phí về nhân viên, chi phí về quản lý công vụ, chi về tài sản… Đây là những khoản chi phí chiếm tỷ trọng

không lớn trong tổng chi phí của ngân hàng. Kết quả của khoản chi này từ năm 2009 đến năm 2011 được thể qua biểu đồ 2.5.

ĐVT: triệu đồng 5,956 7,472 8,895 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 2009 2010 2011

Biểu đồ 2.5: Chi hoạt động của MHB Kiên Giang, năm 2009-2011

Qua biểu đồ ta thấy khoản mục chi phí này đều có biến động tăng qua các năm,

cụ thể là năm 2009 là 5.956 triệu đồng, năm 2010 là 7.472 triệu đồng, tăng 25,5%, đến năm 2011 là 8.895 triệu đồng, tăng 19 % so với năm 2010. Nguyên nhân của tình trạng này là do trên địa bàn có nhiều ngân hàng thương mại cổ phần, do đó muốn cạnh tranh

thì ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn để quảng cáo, khuyến mãi, tặng

quà cho khách hàng truyền thống, khách hàng mới để giữ mối quan hệ lâu dài và thu

hút được những khách hàng tiềm năng.

Ngoài ra, trong khoản chi hoạt động còn khoản chi trả lương cho nhân viên,

khoản chi này là chiếm tỉ lệ cao nhất, đặc biệt là mức lương tối thiểu năm 2009 tăng từ 540.000 đồng lên 650.000 đồng; năm 2010 tăng lên 730.000 đồng, năm 2011 tăng lên

năm ngân hàng còn chi một khoản đáng kể để đưa một số cán bộ trẻ đi bồi dưỡng

nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Chi dự phòng rủi ro tín dụng

Khoản nợ xấu gia tăng sẽ làm cho chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng gia

tăng. Kết quả của khoản chi phí này từ năm 2009 đến năm 2011 được thể hiện qua biểu đồ 2.6. ĐVT : triệu đồng 1,550 958 279 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 2009 2010 2011

Biểu đồ 2.6: Chi dự phòng rủi ro tín dụng của MHB Kiên Giang, năm 2009-2011 Qua biểu đồ ta thấy chi dự phòng rủi ro năm 2009 là 1.550 triệu đồng, cao nhất so với hai năm kế tiếp. Năm 2010 chi dự phòng rủi ro là 958 triệu đồng giảm 38% so với năm 2009, năm 2011 chi dự phòng rủi ro giảm 71% so với năm 2010. Khoản nợ

xấu giảm làm cho chi phí trích lập dự phòng rủi ro giảm. Việc quản lý các khoản nợ

xấu chi tiết, cụ thể & tần số nợ xấu có thường xuyên lặp lại hay không … giúp chi

nhánh định hướng việc cho vay trong tương lai để vừa gia tăng lợi nhuận, đồng thời giảm rủi ro.

Chi hoàn dự thu

Chi hoàn dự thu là khoản chi phí phát sinh khi chuyển từ nhóm nợ tốt sang

nhóm nợ quá hạn. Kết quả của khoản chi này từ năm 2009 đến năm 2011 được thể qua biểu đồ 2.7.

ĐVT: triệu đồng 250 925 2,034 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 2009 2010 2011

Biểu đồ 2.7: Chi hoàn dự thu của MHB Kiên Giang, năm 2009-2011

Qua biểu đồ ta thấy năm 2009 chi hoàn lãi dự thu là thấp nhất. Năm 2010 chi

hoàn lãi dự thu tăng 270% so với năm 2009; năm 2011 tăng 120% so với năm 2010. Nguyên nhân là do ngân hàng đã chuyển từ nhóm nợ tốt sang nhóm nợ quá hạn làm

tăng chi phí hoàn lãi dự thu.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long kiên giang (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)