Cơ sở lý luận về trường học thân thiện

Một phần của tài liệu Mô hình trường học thân thiện ở vùng miền núi dân tộc thiểu số Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học và trung học cơ sở Lầu Thí Ngài, xã Lầu Thí Ngài, (Trang 27)

8. Khung lý thuyết

2.1.1.Cơ sở lý luận về trường học thân thiện

Khái niệm Trường học thân thiện được Tổ chức Y tế thế giới WHO đưa ra với trọng tâm xây dựng một môi trường học tập tích cực, hợp tác, nhân ái và củng cố lòng tự tin, tự trọng của trẻ. Được Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc phát triển, Trường Học Thân Thiện được coi là cách tiếp cận dựa trên quyền Trẻ em đối với các hoạt động diễn ra trên lớp học và trong công tác quản lý trường học. Unicef cùng với các tổ chức mỗi quốc gia và quốc tế, lựa chọn trường học thân thiện vì trẻ em như là một yếu tố khởi đầu quan trọng cho sự dân chủ hóa các hệ thống giáo dục.

Công ước quốc tế về quyền trẻ em đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp và phát triển mô hình độc đáo về các quyền cơ bản trong việc tiếp cận với trẻ em và thanh thiếu niên. Công ước được Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1989. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em năm 1990 bảo đảm bốn nhóm quyền cơ bản:

Sống còn Bảo vệ Phát triển Tham gia

Dựa trên 4 nhóm quyền này, Công ước đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển toàn diện cho trẻ em, đó là:

Không phân biệt đối xử: Điều 2. Công ước quốc tế về quyền trẻ em

Có số liệu cụ thể về các nhóm trẻ là cần thiết để đưa ra các quyết định phù hợp đến quyền của mọi nhóm trẻ

Hỗ trợ cách tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm trong các hành động và ra quyết định

Quyền sống còn, quyền phát triển của trẻ: Điều 6. Công ước quốc tế về quyền trẻ em

Nhấn mạnh việc cần đảm bảo cơ hội tiếp cận các dịch vụ cơ bản trong đó có giáo dục

Cần ghi nhận ý kiến của trẻ: Điều 12&13. Công ước quốc tế về quyền trẻ em Ý kiến của trẻ cần được lắng nghe và tôn trọng

Xuất phát từ cách tiếp cận giáo dục dựa trên quyền trẻ em, trường học thân thiện khuyến khích học sinh khỏe mạnh, vui vẻ học tập và được các giáo viên nhiệt tình giảng dạy cùng với việc được gia đình và cộng đồng hỗ trợ để các em có thể phát huy hết tiềm năng của mình trong một môi trường an toàn và thuận lợi. Đó là một trường học lấy trẻ em làm trung tâm, hành vi của trẻ được quan tâm chú ý nhất để nhằm nhận thức rõ, làm bộc lộ những năng khiếu tiềm tàng của trẻ, phát triển mọi khả năng của trẻ em và với những gì xảy ra với trẻ trước và sau khi ở trường. THTT nhận thức về việc không thể tách rời trường học với quyền trẻ em. Quyền được giáo dục là yếu tố chính trong quyền sống còn, quyền bảo vệ và quyền tham gia.

Unicef xây dựng mô hình trường học thân thiện nhằm đảm bảo sự an toàn, các quyền cơ bản, chất lượng giáo dục cho mỗi và mọi trẻ em, bất kể sự khác biệt về hoàn cảnh (địa vị, tôn giáo, văn hóa, kinh tế, ngôn ngữ, giới tính…). Chúng ta hiểu rằng, trường học là một tổ chức có cấu trúc chặt chẽ và hoạt động với những mục đích và tôn chỉ rõ ràng. Tuy nhiên trẻ em lại là những cá thể hoàn toàn độc lập với những nhu cầu đa dạng, rất khác nhau, vì thế, ở trường học thân thiện, chúng ta cùng nỗ lực xây dựng, sáng tạo một nền giáo dục hiện đại, toàn diện, năng động với mục đích nhằm giúp các trường học đạt được sự an toàn, lành mạnh và môi trường được chăm sóc, bảo vệ

Một phần của tài liệu Mô hình trường học thân thiện ở vùng miền núi dân tộc thiểu số Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học và trung học cơ sở Lầu Thí Ngài, xã Lầu Thí Ngài, (Trang 27)