Chất lượng giáo dục trong trường học thân thiện và sự tham gia từ

Một phần của tài liệu Mô hình trường học thân thiện ở vùng miền núi dân tộc thiểu số Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học và trung học cơ sở Lầu Thí Ngài, xã Lầu Thí Ngài, (Trang 58)

8. Khung lý thuyết

2.3.4.Chất lượng giáo dục trong trường học thân thiện và sự tham gia từ

sinh, gia đình và cộng đồng

Giáo dục chất lượng có liên quan chặt chẽ đến tài liệu giảng dạy, trình độ và năng lực của giáo viên, nguồn lực học tập và sự tham gia tích cực của học sinh.

Chất lượng là tâm điểm của giáo dục. Khi trẻ em không có được những giáo viên được đào tạo bài bản, tài liệu học tập, thời gian lên lớp và các phương tiện học tập đầy đủ và phù hợp thì các em khó có thể nắm bắt được những kiến thức cơ bản…

Nguồn: Báo cáo giám sát toàn cầu về GDCMN năm 2008-UNESCO

2.3.4.1. Bồi dưỡng cho giáo viên về đổi mới phương pháp giảng dạy

Nâng cao năng lực cho giáo viên tiểu học và THCS về đổi mới phương pháp giảng dạy là nhiệm vụ hàng đầu nhằm xây dựng một môi trường giảng dạy và học tập hào hứng, hiệu quả và thân thiện, đáp ứng được nguyện vọng và nhu cầu của học sinh, cải thiện chất lượng giảng dạy phù hợp với xu hướng mới của thời đại. Để xây dựng trường học thân thiện và thu hút trẻ em tới trường và hăng say học tập, chất lượng giảng dạy, tinh thần của đội ngũ giáo viên nhà trường là yếu tố quyết định đến việc làm sao để trẻ thích đến trường, thích công việc học tập.

Đội ngũ giáo viên ở nước ta phần lớn được đào tạo theo phương pháp truyền thống thường cứng nhắc, kém hiệu quả. Trường học từ trước đến nay thường chỉ chú trọng đến dung lượng kiến thức cần truyền tải và vai trò của người thầy, phương pháp truyền đạt kiến thức đi theo hướng một chiều, thầy nói trò nghe và ghi chép. Phương pháp này có mặt tích cực là truyền tải được đầy đủ dung lượng kiến thức đã được định sẵn và người thầy luôn luôn là người chủ động trong quá trình giảng dạy. Đó là phương pháp giảng dạy đã trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với nền giáo dục hiện đại. Các phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm mà chúng ta bắt đầu thực

hiện trong vài năm trở lại đây thực ra đã trở nên rất phổ biến và được áp dụng từ những năm 90 của thập kỷ trước ở nhiều nước trên thế giới. Trong khu vực Đông Nam Á có thể kể đến một số nước như Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Philipines… Nếu nói rằng cứ nhìn vào nền giáo dục của một nước thì sẽ biết được quốc gia đó có giàu mạnh và có tiềm năng phát triển hay không thì nước ta nếu không tiến hành đổi mới một cách toàn diện và tân gốc thì nền giáo dục nước nhà không những không phát triển được mà còn có nguy cơ bị tụt hậu. Bên cạnh đó cũng thấy rằng chiến lược giáo dục của nước ta đang đi đúng hướng và có thuận lợi là chúng ta có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm của các nước đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực.

Do đội ngũ cán bộ giáo viên phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của phương pháp đào tạo giáo dục cũ nên để thay đổi tư tưởng và kinh nghiệm đòi hỏi phải có một quá trình nhất định cộng với sự nỗ lực học hỏi của bản thân mỗi giáo viên. Để truyền tải nội dung kiến thức bằng phương pháp mới cho học sinh hiểu được và đặc biệt là bản thân mỗi giáo viên phải cảm thấy đồng tình, hứng thú với phương pháp mới thì công tác bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, phương pháp cho đội ngũ giáo viên trong một thời gian nhất định là cần thiết. Phương pháp của trường học thân thiện là làm sao để giáo viên hiểu thấu đáo được vì sao phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm được đánh giá một trong các phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất; phương pháp đó là gì và sử dụng nó như thế nào… Cùng với việc củng cố nội dung kiến thức cho giáo viên, trường học thân thiện kết hợp với thực hành tiết dạy tại lớp học và với học sinh của mình. Bên cạnh đó, các giáo viên được đi tham quan các trường khác trong huyện, tỉnh để học hỏi thêm kinh nghiệm. Nhờ sự học hỏi và phong trào thi đua dạy tốt học tốt, phương pháp giảng dạy của các giáo viên trường tiểu học và THCS Lầu Thí Ngài được cải thiện đáng kể

Bảng 2.9: Phương pháp giảng dạy của giáo viên (đơn vị: %) 5.2 24.9 4.4 65.5 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 Thầy đọc, trò ghi chép Hoạt động nhóm Hỏi đáp Kết hợp các phương pháp trên

Biểu đồ trên cho thấy hầu hết các em đều có nhận xét về phương pháp giảng dạy của thầy cô giáo trong trường là có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như hoạt động nhóm, hỏi đáp hay là phương pháp truyền thống đọc-chép, chiếm tỉ lệ cao nhất (65,5%); 24,9% số học sinh cho rằng giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp hoạt động nhóm. Hai phương pháp đọc-chép và hỏi đáp chiếm tỉ lệ không đáng kể. Như vậy có thể kết luận là đa số các giáo viên ở trường học thân thiện đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực, kết hợp nhiều phương pháp, làm tăng hiệu quả bài giảng, học sinh cảm thấy hứng thú và tích cực tham gia vào bài học hơn.

Bên cạnh đó, các số liệu ở bảng 2.10 dưới đây cho thấy sự thay đổi phương pháp giảng dạy đã tác động không nhỏ đến nhận thức và tâm lý của học sinh

Bảng 2.10: Đánh giá về phương pháp giảng dạy của giáo viên (đơn vị: %)

65.9 26.2 5.7 2.2 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0

Lôi cuốn Bình thường Không lôi cuốn, chỉ mong đến giờ ra chơi

Không có ý kiến

24.9 24.0 24.5 9.2 17.5 Thường xuyên

Qua phỏng vấn 229 em học sinh, có tới 151 em đánh giá cao cách giảng bài của thầy cô giáo của mình, chiếm tỉ lệ 65,9%, chứng tỏ phương pháp giảng dạy của các giáo viên ở đây đã phát huy hiệu quả, thu hút, lôi cuốn được sự chú ý của học sinh. Có 26,2% tỉ lệ học sinh đánh giá phương pháp giảng dạy của thầy cô giáo ở mức độ trung bình, không có nhiều sức hấp dẫn song cũng không tồi, trong khi chỉ có 5,7% học sinh cho rằng phương pháp của thầy cô không có sức lôi cuốn.

2.3.4.2. Xây dựng và củng cố kỹ năng cho giáo viên

Giáo viên trường học thân thiện có cơ hội được tiếp cận và sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy tích cực, nhưng phương pháp đó được áp dụng hiệu quả hay không, học sinh có hào hứng tiếp nhận hay không lại phụ thuộc vào sự học hỏi, nỗ lực của mỗi giáo viên. Để kích thích sự hứng thú, tìm tòi và sự phản hồi của học sinh, giáo viên cần sử dụng kết hợp phương pháp dạy học tích cực với các kỹ năng, phương pháp truyền đạt khác nhau để đảm bảo có sự tương tác phù hợp. Vì vậy các giáo viên bên cạnh việc được tiếp cận và áp dụng các phương pháp dạy học mới, họ còn được tham gia các khóa tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm nhằm củng cố các kỹ năng cá nhân như kỹ năng làm giảng viên, kỹ năng thuyết trình, thuyết phục… Những kỹ năng này hỗ trợ tích cực cho việc giảng dạy bài học theo phương pháp mới, phương pháp đòi hỏi sự hợp tác, tương tác giữa giáo viên và học sinh. Chỉ khi giáo viên kết hợp sử dụng các kỹ năng cá nhân với kết cấu bài giảng mới thì phương pháp dạy học tích cực mới thực sự thu hút được sự tham gia của học sinh.

Nhìn trên bảng 2.11 ta có thể thấy số lượng học sinh tham gia phát biểu ý kiến ở mức độ thường xuyên, từ 5 lần trở lên hoặc từ 3-4 lần chiếm tỉ lệ cao, chứng tỏ sự tự tin và sự chuyên cần, ham học ở các em học sinh đã tăng lên. Đây có thể nói là sự thay đổi đáng khích lệ khi trước đây phần lớn học sinh nhóm dân tộc thiểu số thường có tâm lý e ngại, thiếu tự tin và ngại học do sự hạn chế về vốn tiếng Việt và hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Từ khi nhận được chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới phương pháp dạy học. Để tránh tình trạng hô hào theo phong trào “Bình mới rượu cũ”, các giáo viên đã tích cực học tập và không ngừng củng cố các kỹ năng sống, tăng cường chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm để trau dồi công tác giảng dạy ngày một tốt hơn. Biểu đồ về thái độ ứng xử của giáo viên đối với học sinh dưới đây cho thấy rõ điều này

Bảng 2.12: Thái độ ứng xử của giáo viên đối với học sinh (đơn vị: %)

5.7 3.5 31.0 59.8 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 Giận giữ, quát mắng Bắt phạt Không tỏ thái độ gì Chỉ ra lỗi sai, động viên, khích lệ

Qua phỏng vấn 229 em học sinh có tới 137 em (chiếm 59,8%) khẳng định về thái độ tích cực của các thầy cô giáo khi học sinh mắc lỗi, phạm sai lầm. Có 71 em (chiếm 31%) nói rằng, khi em mắc lỗi các thầy cô không tỏ thái độ gì. Chỉ có một tỉ lệ rất thấp cho thấy vẫn còn hiện tượng một bộ phận giáo viên trong nhà trường vẫn áp dụng phương pháp xử phạt hà khắc đối với học sinh.

Trẻ em học tiểu học và THCS thuộc nhóm trẻ nhạy cảm, vì đây là giai đoạn các em bắt đầu chịu tác động của quá trình xã hội hóa cá nhân mạnh mẽ. Các em làm quen với thế giới mới, ngoài phạm vi gia đình và hình thành mạng lưới các quan hệ xã hội. Thể chất và nhân cách ở trẻ được hình thành rõ nét ở giai đoạn đến trường. Do vậy, giáo viên của trường học thân thiện bên cạnh việc không ngừng trau dồi kiến thức, phương pháp giảng dạy thì còn được tìm hiểu về Quyền trẻ em và thay đổi nhận thức về việc sử dụng các biện pháp kỷ luật đối với học sinh thông qua các khóa tập huấn về đổi mới các biên pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Một môi trường học tập thân thiện là môi trường an toàn, hòa nhập bình đẳng, chào đón tất cả trẻ em, không có sự phân biệt về giới tính, thể chất, trí tuệ, tâm lý, hoàn cảnh xuất thân và những đặc điểm khác. 2.3.4.3. Cung cấp tài liệu, phương tiện dạy học và nâng cấp thư viện

Từ khi áp dụng mô hình trường học thân thiện, trường tiểu học và THCS Lầu Thí Ngài thực hiện nhiều chương trình nhằm tăng cường sự liên kết giữa nhà trường với các đối tượng có liên quan. Trường học không tồn tại một cách độc lập, không tự vận hành như một cỗ máy đơn lẻ và khép kín. Thông qua các hoạt động có sự tham gia của các thành phần này, trường học thân thiện trở nên gần gũi với gia đình, địa phương, nhà trường có thể dễ dàng kêu gọi được sự hỗ trợ khi trường cần nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất. Thông qua các buổi họp phụ huynh thường kỳ, các hoạt động ngoại khóa, trường học thân thiện gia đình, chính quyền địa phương đã hỗ trợ nhà trường rất nhiệt tình trong việc xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất cũng như cung cấp các trang thiết bị cơ bản phục vụ hoạt động học tập và vui chơi của học sinh.

“Chúng tôi được nhà trường mời đến để dạy cho các cháu những kiến thức văn hóa địa phương như múa khèn, thổi sáo, múa gậy sinh tiền và thêu thùa. Mỗi khi nhà trường sắp xếp được lịch, trung bình khoảng 1 lần/tháng, chúng tôi bỏ việc nương rẫy để đến trường hướng dẫn các cháu. Học sinh rất thích học và học rất nhanh. Chúng tôi cũng rất thích thú, vì con cháu người dân tộc mình cần phải biết về văn hóa của dân

tộc mình chứ. Chúng tôi còn vận động mọi người trong thôn của mình đóng góp các đồ dùng để dạy các cháu nữa”

(Nam, 60 tuổi, thôn Pờ Chồ 3) Từ lâu, thư viện ở trường tiểu học và THCS Lầu Thí Ngài thường được xem như một cái kho để chứa sách và thiết bị trường học. Thủ thư thường kiêm làm vị trí kiêm nhiệm vừa là thủ thư vừa làm bên thiết bị, hoặc vừa làm giáo viên vừa làm thủ thư với chức năng trông giữ kho sách nhà trường. Học sinh trong trường gần như không biết đến thư viện, không có khái niệm về một thư viện trường học với chức năng đúng như tên gọi của nó. Dễ hiểu vì sao học sinh ở nước ta, đặc biệt là ở những vùng khó khăn không biết đến thói quen đọc sách, tìm hiểu sách.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, để hỗ trợ tốt nhất cho mục tiêu này, trường học thân thiện đặc biệt nhấn mạnh vai trò của thư viện. Trường học thân thiện khi được xây dựng đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng thư viện thân thiện với học sinh, giúp hình thành thói quen, văn hóa đọc sách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu thư viện truyền thống thường được xem như một kho chứa sách thì thư viện thân thiện là một không gian sinh động, hấp dẫn và chào đón tất cả các học sinh; nếu người đọc trước kia phải tìm đến với thư viện thì ở đây thư viện tìm đến với người đọc, khuyến khích người đọc đến hàng ngày; nếu ở thư viện truyền thống, thủ thư được xem như một cán bộ quản lý sách thì ở thư viện thân thiện, thủ thư là cầu nối giữa sách với người đọc, là người tổ chức nhiều hoạt động phong phú và khuyến khích người đọc tham gia, nhằm khơi dậy lòng yêu thích sách vở của học sinh. Đó là nơi luôn khuyến khích việc đọc sách, không phải theo lối bị động truyền thống mà đọc các loại sách báo khác nhau, chủ động tìm kiếm thông tin một cách có mục đích.

Thư viện thân thiện không đòi hỏi cần phải có một không gian lớn, trang thiết bị hiện đại trong khi nhà trường không đủ khả năng đáp ứng. Thư viện thân thiện được xây dựng với sự linh hoạt và sáng tạo, phù hợp với điều kiện của từng trường. Ngoài

thư viện đa năng (mượn, đọc sách và có các góc hoạt động như góc viết, góc đọc, góc nghệ thuật, góc sáng tạo, góc văn hoá địa phương…) thư viện thân thiện còn xây dựng các hình thức thư viện khác như thư viện góc lớp, thư viện lưu động và thư viện ngoài trời nhằm khắc phục những hạn chế của thư viện đa năng như thiếu chỗ ngồi, không đủ ánh sáng, độ thông thoáng hay để tổ chức các hoạt động khác.

Bảng 2.13 dưới đây cho thấy các hoạt động thư viện đã thực sự thu hút được trẻ em đến thư viện thân thiện

Bảng 2.13: Số lần học sinh đến thư viện thân thiện trong tháng gần thời gian phỏng vấn nhất (đơn vị: %)

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 Ngày nào cũng đến thư viện 10 lần trở lên 5-10 lần Dưới 5 lần Không đến lần nào

Qua phỏng vấn 229 em học sinh ở hai trường cho thấy số học sinh ngày nào cũng đến thư viện chiếm tỉ lệ cao nhất (28,8%) với 66 em; 27,1% tỉ lệ học sinh đến thư viện khoảng từ 5-10 lần trong tháng gần đây nhất, tỉ lệ học sinh đến thư viện khoảng từ 10 lần trở lên và dưới 5 lần gần tương đương nhau, trong đó chỉ có 3 em, chiếm 1,3% là không đến thư viện lần nào. Các con số này chứng tỏ một điều thư viện thực sự đã trở thành một nơi quen thuộc đối với đông đảo học sinh nơi đây. Nếu trước đây, ngoài giờ học, học sinh ở Lầu Thí Ngài chủ yếu giải trí bằng một vài trò chơi ngoài sân hoặc được tham gia vào một vài hoạt động nhân dịp lễ lớn của nhà trường thì giờ đây thư viện có thể mang lại cho các em cơ hội được tham gia nhiều hoạt động sôi nổi và bổ ích. Đến thư viện, học sinh có thể đọc sách, đọc báo, em nào thích vẽ, thích chơi cờ,

chơi ô ăn quan, nghe nhạc hoặc tìm hiểu về văn hoá địa phương thư viện đều có những góc không gian riêng đáp ứng hầu hết mong muốn của các em. Thư viện thân thiện

Một phần của tài liệu Mô hình trường học thân thiện ở vùng miền núi dân tộc thiểu số Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học và trung học cơ sở Lầu Thí Ngài, xã Lầu Thí Ngài, (Trang 58)