Hướng đến một chương trình học phù hợp và chất lượng

Một phần của tài liệu Mô hình trường học thân thiện ở vùng miền núi dân tộc thiểu số Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học và trung học cơ sở Lầu Thí Ngài, xã Lầu Thí Ngài, (Trang 86)

8. Khung lý thuyết

3.5.1.Hướng đến một chương trình học phù hợp và chất lượng

Tiếp tục nâng cao chất lƣợng dạy và học, cải thiện phƣơng pháp giảng dạy, kỹ năng cho cán bộ giáo viên

Ban giám hiệu nhà trường cần liên tục bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy cho giáo viên. Nhà trường có thể tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các trường có chất lượng giảng dạy tốt ở trong vùng lân cận, trong hoặc ngoài tỉnh. Đồng thời, nhà trường có thể tận dụng tối đa sự hỗ trợ từ Phòng, Sở giáo dục, đặc biệt là các tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục với nguồn tài liệu phong phú, cập nhật và đội ngũ chuyên gia chất lượng. Thông qua đó, giáo viên trong trường được tiếp cận với các phương pháp giảng dạy có nội dung đổi mới có sự điều chỉnh phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số, giúp tăng cường sự hứng thú học tập của học sinh.

Nhà trường cần nâng cao nhận thức của giáo viên về các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh thông qua các khóa tập huấn về phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực, nhằm dần xóa bỏ hiện tượng trừng phạt thân thể học sinh, tăng cường lòng yêu thích học tập và trường lớp của trẻ em.

Nhà trường có thể phối hợp với Phòng và Sở giáo dục bồi dưỡng tiếng H’mông cho cán bộ giáo viên vào dịp hè hàng năm. Một giải pháp khác khá hiệu quả là tìm người bản địa thông thạo tiếng Việt, tham gia làm trợ giảng cho giáo viên trong giảng dạy. Tuy nhiên việc chi trả kinh phí cho những trợ giảng này nằm ngoài khả năng ngân sách của nhà trường, do họ không nằm trong diện cán bộ giảng dạy.

Giáo viên cần mạnh dạn sáng tạo trong thiết kế giáo án có nội dung và thời lượng phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh dân tộc thiểu số, đảm bảo chất lượng dạy và học, giảm thiểu tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”.

Từng bƣớc hình thành cho học sinh thói quen đọc sách

Thư viện trường học thân thiện là nơi tạo cơ hội cho trẻ được tiếp cận thông tin, được tham gia vào các hoạt động phong phú. Ngoài việc đọc sách, học sinh đến với thư viện còn được tham gia vui chơi như chơi trò chơi trí tuệ, được thỏa sức sáng tạo như vẽ tranh, làm mặt nạ, ghép hình… Thư viện thực sự trở thành nơi gần gũi, quen thuộc và được học sinh yêu mến lui tới thường xuyên vì đây là nơi các em có thể tìm thấy nhiều niềm vui sau mỗi giờ học căng thẳng. Để thư viện thực sự thu hút đông đảo học sinh viếng thăm hơn nữa, thư viện cần được thay đổi thường xuyên về bài trí như việc thay đổi cách sắp xếp đồ vật, thay đổi cách trang trí trong thư viện để thư viện trở nên luôn mới mẻ, sinh động, hấp dẫn trẻ em.

Do đặc thù của trường tiểu học và THCS Lầu Thí Ngài là hai trường thuộc xã vùng cao với 100% là học sinh dân tộc thiểu số, khả năng đọc, viết tiếng Việt là rất hạn chế, đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng đào tạo kém, tỉ lệ học sinh nghỉ học, bỏ học cao. Cùng với việc củng cố phương pháp giảng dạy cho giáo viên, thư viện là một giải pháp khả thi trong việc cải thiện ngôn ngữ tiếng Việt cho các em. Thư viện thân thiện ở các trường Lầu Thí Ngài cần được đầu tư, phát triển góc đọc, góc viết. Thông qua các hoạt động ở góc đọc và góc viết, học sinh có cơ hội được rèn luyện khả năng đọc, viết tiếng Việt. Dần dần hình thành cho các em có thói

quen đọc sách và rèn luyện các kỹ năng cá nhân như kỹ năng đọc, kỹ năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin, kỹ năng thuyết trình…

Một phần của tài liệu Mô hình trường học thân thiện ở vùng miền núi dân tộc thiểu số Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học và trung học cơ sở Lầu Thí Ngài, xã Lầu Thí Ngài, (Trang 86)