Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Mô hình trường học thân thiện ở vùng miền núi dân tộc thiểu số Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học và trung học cơ sở Lầu Thí Ngài, xã Lầu Thí Ngài, (Trang 94)

Cơ hội được tiếp cận với giáo dục và học tập có kết quả là mối quan tâm của mọi người ở tất cả các khu vực trên thế giới. Một nền giáo dục có chất lượng phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất cho dạy và học, giáo trình và học liệu, đặc biệt phụ thuộc rất lớn vào năng lực nghiệp vụ của giáo viên. Những khuyến nghị sau đây được cân nhắc lựa chọn từ các quan điểm của tổ chức, một số ban ngành và cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục. Nhằm thực hiện được các khuyến nghị đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ trong việc thực hiện các giải pháp nhằm đạt được kết quả cao nhất. Mỗi can

thiệp đơn lẻ đều không đủ sức vượt qua tất cả các thách thức, trong khi các thách thức lại không ngừng nảy sinh.

Các ban ngành giáo dục cần bổ sung thông tin và nguồn số liệu thống nhất về tình trạng học sinh đi học thông qua công tác quản lý của các cấp và linh hoạt hơn về việc thực hiện nội dung chương trình giáo dục.

Các nhà quản lý giáo dục cũng cần điều chỉnh linh hoạt tiêu chuẩn đánh giá giáo viên và phương pháp giảng dạy, nhằm phát huy tính sáng tạo, chủ động của giáo viên trong phương án dạy học.

Đa dạng hóa các tài liệu học tập hỗ trợ cho cả giáo viên và học sinh, bổ sung nguồn tài liệu về giới, kỹ năng sống và dạy nghề.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường sự tham gia và quản lý của cộng đồng trong việc thúc đẩy và đảm bảo quyền được giáo dục của trẻ em.

Các cấp lãnh đạo cần có sự phối hợp, huy động nguồn tài chính giáo dục và sự ủng hộ của các ban ngành, tổ chức khác nhau hỗ trợ thêm sách tham khảo và báo, tạp chí đến các trường vùng sâu vùng xa. Các cấp lãnh đạo địa phương Sở giáo dục, Phòng giáo dục cần phối hợp giám sát sát sao về tình hình phát triển trường học ở vùng khó khăn, biểu dương các sáng kiến giáo dục của các trường.

Bên cạnh đó, các ban ngành quản lý giáo dục nên có sự phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng chính sách ưu tiên đối với những cán bộ, giáo viên công tác ở vùng sâu, xa, miền núi dân tộc thiểu số như ưu tiên về nhà ở, phụ cấp hay khen thưởng đối với giáo viên có cống hiến đối với công việc…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:

1. Chung Á-Nguyễn Đình Tấn (1997), Nghiên cứu Xã hội học (tái bản), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội.

2. Actionaid, Childfund, CRS, Oxfam, Plan, Unesco, VUFO-NGO, Worldvision, Việt-Bỉ (2009), Báo cáo Tuần lễ Toàn cầu Hành động vì Giáo dục 2008 tại Việt Nam.

3. Mai Anh (2006), Quyền Trẻ em, Nhà xuất bản Giao thông vân tải, Hà Nội

4. Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Michelle Sheard và Andrew Webster (1993), Nhập môn Xã hội học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội

5. Bộ Giáo dục&Đào tạo Báo cáo Hội nghị giáo dục dân tộc toàn quốc được tổ chức ở Hà Nội-Đà Nẵng-Cần Thơ ngày 18/4/2008.

6. Bộ Giáo dục&Đào tạo, Actionaid, Childfund, Oxfam, Unesco, Worldvision, Việt-Bỉ, Unicef, Church World Service, Global Advanced (2010), Quyển truyện lớn - Biết chữ cho cuộc sống tốt đẹp hơn

7. Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (2002), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

8. Phạm Tất Dong-Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên) (1997), Xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

9. Gunter Endweit chủ biên (1999), Các lý thuyết xã hội học hiện đại, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

10. GS.VS Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Helmut Kromrey (1999), Nghiên cứu xã hội thực nghiệm, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

12. Các Mác-Ph.Ănnghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

13. Các Mác-Ph.Ănnghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Các Mác-Ph.Ănnghen (1981), Tuyển tập (gồm 6 tập), tập 2, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

15. C.Mác-Ph.Ănghen (1998), Về Quyền con người, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

16. Vũ Hào Quang (2004), Xã hội học quản lý, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Hoàng Bá Thịnh (2008), Giáo trình Xã hội học về Giới, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

18. Tổ chức Trẻ em và Phát triển, Văn bản dự án Cộng đồng thân thiện vì trẻ em dân tộc Việt Nam

19. Trường tiểu học và trung học cơ sở Lầu Thí Ngài, xã Lầu Thí Ngài, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, Báo cáo tổng kết năm học (2006, 2007, 2008, 2009).

20. TS.Nguyễn Thị Hồng Tú (2006), Ứng dụng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân trong xây dựng cộng đồng an toàn, Công ty cổ phần và in thiết bị đầu tư, Hà Nội.

21. Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai năm 2008-2009, Báo cáo về tình hình phát triển Văn hóa-Kinh tế-Chính trị-Xã hội.

22. Unesco (2008), Báo cáo giám sát toàn cầu về GDCMN

23. Vụ Giáo dục Trung học-Bộ Giáo dục&Đào tạo, Dự án Giáo dục trẻ em (2006),

24. Vụ Giáo dục Trung học-Bộ Giáo dục&Đào tạo, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thụy Điển (2007), Tài liệu tập huấn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

25. Vụ Giáo dục Trung học-Bộ Giáo dục&Đào tạo, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thụy Điển (2009), Đổi mới phương pháp Quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục Kỷ luật tích cực, Công ty cổ phần Thương mại Truyền thông Hà Nội.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH:

26. Neil J.Smelser (1998), Socilogy, Third Edtion-Prentice-Hall, USA.

27. Save the children Sweden, What children say, Results of comparative research on the physical and emotional punishment of children in Southeast and the Pacific, 2005

28. Unicef, A guideline for Assessing Child Friendly Schools

29. Unicef (2008), Implementation guidelines Safe and caring Child-friendly Schools in South Africa.

30. Unicef, Testimonies on Child-friendly Schools from the field

31. Unicef, Child-friendly Schools, Manual table of contents introduction references.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

--o0o—

KHOA XÃ HỘI HỌC

(Phiếu phỏng vấn học sinh)

Đề tài: MÔ HÌNH TRƢỜNG HỌC THÂN THIỆN Ở HUYỆN BẮC HÀ TỈNH LÀO CAI

(Nghiên cứu trường hợp: Trường Tiểu học và THCS Lầu Thí Ngài, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai)

Để có một cái nhìn tổng thể và sự đánh giá bước đầu về mô hình trường học thân thiện đang được ứ ng dụng rộng rãi tại Việt Nam nói chung và tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nói riêng, nhóm nghiên cứu của Khoa Xã hội học, trường Đại học KHXH&NV tiến hành cuộc khảo sát ban đầu về việc ứng dụng mô hình THTT tại trường Tiểu học và THCS Lầu Thí Ngài, huyện Bắc Hà. Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác của bạn bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, hoàn toàn không phải để đánh giá trường học của bạn, giáo viên cũng như chính bản thân bạn như thế nào. Những thông tin bạn cung cấp sẽ được đảm bảo nguyên tác khuyết danh.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của bạn!

I. Thông tin chung:

1. Trƣờng:  Tiểu học Lầu Thí Ngài  THCS Lầu Thí Ngài

2. Tuổi:

3. Giới tính:  Nam  Nữ

4. Dân tộc:  H’mong  Dao

5. Thời gian bạn tới trƣờng: Mất khoảng bao nhiêu phút hoặc giờ đồng hồ? …………..

6. Đi học bằng phƣơng tiện gì:

 Đi bộ  Đi xe đạp  Khác: ………..

7. Ngoài giờ đến trƣờng, về nhà bạn thƣờng làm gì?

 Làm việc nhà (giặt giũ, nấu cơm, quét nhà…)  Trông em  Học bài  Đi chơi/xem ti vi  Khác: ……… 8. Xếp hạng học tập trong học kỳ I của bạn là:  Giỏi  Khá  Trung bình  Kém 9. Nghề nghiệp của bố:……….

10. Tại sao bạn muốn đến trƣờng? (lựa chọn nhiều phương án)

 Thầy cô dạy dễ hiểu và nhiệt tình, thân thiện  Bạn bè vui vẻ, gần gũi

 Môi trường cơ sở vật chất tốt (có nơi vui chơi, lớp học sạch đẹp, có đồ dùng học tập, sách, báo….)

 Được thầy cô tôn trọng và quan tâm  Bố mẹ bắt phải đi học

 Ý kiến khác:………

11. Bạn đồng ý với những quan điểm nào dƣới đây (lựa chọn nhiều phương án)  Nam và nữ đều có quyền được đi học

 Nam được đi học, nữ ở nhà và lấy chồng

 Mọi việc nên do bố mẹ và thầy cô quyết định, mình không nên tham gia vì còn nhỏ.  Mình muốn được tham gia đóng góp ý kiến cùng với bố mẹ và thầy cô

 Khi bị ốm, mình muốn được bố mẹ đưa đến trạm y tế hoặc bệnh viện

 Khi bị ốm bố mẹ thường tự mua thuốc hoặc mời thầy cúng, bố mẹ không có tiền đưa mình đi bệnh viện

II. Chất lƣợng học tập:

12. Trong tháng gần đây nhất, bạn đến thƣ viện mấy lần?

 Ngày nào cũng đến thư viên  Khoảng 10 lần trở lên

 Ý kiến khác: ...

13. Bạn hãy cho biết các môn học hiện nay bạn đang học (Toán, Văn-Tiếng Việt, Mỹ thuật, Vật lý, Sinh học….), giáo viên sử dụng phƣơng pháp nào nhiều nhất?

 Thầy đọc-Trò ghi  Hoạt động nhóm

 Phương pháp hỏi-đáp  Kết hợp nhiều phương pháp trên

14. Bạn thấy cách giảng dạy của thầy/cô nhƣ thế nào?

 Lôi cuốn, thích nghe thầy cô giảng  Bình thường

 Không lôi cuốn, chỉ mong đến giờ ra chơi  Không có ý kiến

15. Trong tuần trƣớc bạn tham gia phát biểu ý kiến trong lớp mẫy lần?

 Thường xuyên, không nhớ hết  Từ khoảng 5 lần trở lên

 Từ 3-4 lần  Từ 1-2 lần  Không phát biểu lần nào

16 Bạn trao đổi ý kiến hoặc bài học với giáo viên mấy lần trong tháng gần đây nhất?

 Không nhớ vì tuần nào cũng trao đổi ý kiến với thầy cô

 Khoảng 5 lần trở lên  3-4 lần  1-2 lần

 Không trao đổi lần nào

III. Môi trƣờng tâm lý-xã hội:

17. Khi bạn hay bạn cùng lớp mắc lỗi, giáo viên thƣờng có thái độ nhƣ thế nào?

 Tỏ thái độ giận dữ và quát mắng

 Phạt lỗi bạn (bắt đứng ở góc lớp, bắt ra khỏi lớp, đánh…)  Bình thường, không tỏ thái độ gì

 Chỉ ra lỗi sai, khích lệ, động viên, khuyên nhủ

 Ý kiến khác: ………

18. Trong trƣờng, có bạn hoặc nhóm bạn nào hay bắt nạt các bạn khác không?

 Có  Không  Trước đây thì có, bây giờ thì không

19. Mối quan hệ giữa các bạn trong lớp thế nào?

 Cả lớp chơi với nhau rất vui

 Lớp chia thành một vài nhóm và nhóm này ít chơi với nhóm khác  Phân biệt bạn học giỏi – học kém

20. Trong các hoạt động sau bạn thƣờng tham gia vào các hoạt động nào?(chọn nhiều

phương án)

 Ban học sinh hoặc thường xuyên trao đổi với các thành viên ban học sinh  Nhóm sở thích (nhóm thêu, khèn, sáo, thuốc nam…)

 Hoạt động đoàn, đội (văn nghệ, cờ đỏ…)  Không tham gia hoạt động nào

21. Trong năm trƣớc, bạn có biết ở trƣờng mình có bạn nữ nào bị kéo về làm vợ không?

(dành cho HS THCS)

Biên bản phỏng vấn sâu dành cho cán bộ quản lý

Biên bản số 13

Địa điểm phỏng vấn: Trường tiểu học Lầu Thí Ngài

Đối tượng phỏng vấn: Hiệu trưởng trường tiểu học Lầu Thí Ngài Giới tính: Nữ

Tuổi: 49

Thời gian phỏng vấn: Ngày 20/52009

1. Ông (bà) có thể nêu một số thuận lợi và khó khăn trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về quyền trẻ em, về Trường học thân thiện đối với giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh không?

Đối với giáo viên:

Trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về Quyền trẻ em, về Trường học thân thiện đối với giáo viên có thuận lợi là hầu hết giáo viên trong trường đều là giáo viên trẻ nên tinh thần tiếp thu các kiến thức và phương pháp mới rất cao. Cơ chế làm việc của ban giám hiệu cũng có sự thay đổi nên giáo viên có điều kiện trao đổi thẳng thắn, có thể thử nghiệm nhiều phương pháp và ý tưởng mới. Khó khăn lớn nhất là các giáo viên giảng dạy ở vùng miền núi xa xôi không có nhiều cơ hội đọc sách, báo cập nhật và tìm hiểu thông tin trên internet. Thêm vào đó, việc biên soạn giáo án giảng dạy cho học sinh dân tộc thiểu số rất vất vả, vì nhận thức của các em còn rất hạn chế. Vì thế, hầu hết giáo viên đều không nắm được rõ ràng quyền trẻ em và công ước về quyền trẻ em là như thế nào. Tuy nhiên, Trường học thân thiện lại là mô hình dựa trên công ước về Quyền trẻ em, nên vấn đề nâng cao nhận thức cho giáo viên về Quyền trẻ em là điều bắt buộc. Được sự hỗ trợ của phòng giáo dục và tổ chức phi chính phủ đang trực tiếp hỗ trợ nhà trường, các giáo viên của trường đã được tham gia các khóa tập huấn về Quyền trẻ em và một số kỹ năng cần thiết để giảng dạy nội dung này. Nhờ đó, nhận thức của giáo viên cũng thay đổi theo hướng rất tích cực. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh được cải thiện rất nhiều.

Để vận động được học sinh đi học đều đặn, các giáo viên còn tình nguyện phân chia nhau đến những thôn bản xa xôi, đi bộ hàng tiếng đồng hồ để gặp gỡ gia đình, vận động các

em đến lớp. Do đường xa, các cô phải mang theo bánh hoặc mỳ tôm để ăn vì thường đi qua trưa, đến tối muộn mới về được.

Đối với học sinh: Điều thuận lợi là 100% học sinh ở trường rất ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô và có thái độ tích cực tiếp thu kiến thức cũng như các kỹ năng mà thầy cô truyền đạt; hầu hết các học sinh trong trường đều có nhận thức cơ bản về Quyền trẻ em về những điều các em có quyền được hưởng và được tham gia. Tuy nhiên do các em là người dân tộc thiểu số nên nhận thức còn chậm, lại e dè, nhút nhát, không mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động có liên quan đến quyền của các em.

Đối với gia đình: Nhà trường phối hợp với cán bộ xã đến từng gia đình có con đi học không thường xuyên hoặc trốn học, bỏ học hoặc có học lực yếu để vận động cha mẹ khuyên giải con đến trường. Giáo viên phải vượt một chặng đường xa có khi mất cả nửa ngày mới tìm được đến nhà học sinh sau đó chỉ ra cho phụ huynh học sinh thấy được lợi ích của việc đi học đối với con cái và đối với chính bản thân họ.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh do nhận thức quá hạn chế và với tư tưởng lạc hậu của người thiểu số (sống tự cung tự cấp) nên cả giáo viên và cán bộ xã đành bất lực, chỉ biết kêu trời. Họ nói rằng chúng tôi đã khuyên con phải đi học để biết chữ, nhưng nó bảo không muốn đi học. Chúng tôi bắt đi thì nó trốn sang nhà ông bà, mấy bữa lại mò về. Có lần chúng tôi không cho nó ăn cơm, đến khi đi làm nương nó lại mò về nhà lục cơm ăn. Chúng tôi không thể bắt nó đi học được, nếu cán bộ có ưu đãi gì thì cứ mang sang cho nhà khác vậy, chúng tôi chịu thôi.

2. Ông (bà) đánh giá như thế nào về phương pháp giảng dạy của giáo viên trong trường hiện nay?

Từ khi áp dụng mô hình Trường học thân thiện, phương pháp, kỹ năng giảng dạy của các giáo viên đã những bước chuyển biến lớn. Nếu trước đây có thể do tâm lý dạy đối tượng học sinh vùng khó thì dạy thế nào cũng xong thì bây giờ các giáo viên đã chú ý nhiều hơn đến hiệu quả tiếp thu của học sinh. Nhờ có những phương pháp giảng dạy mới, chú trọng đến khả năng tiếp nhận của học sinh mà các giáo viên đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như

Một phần của tài liệu Mô hình trường học thân thiện ở vùng miền núi dân tộc thiểu số Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học và trung học cơ sở Lầu Thí Ngài, xã Lầu Thí Ngài, (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)