Trường học thân thiện có môi trường tâm lýxã hội và sự phù hợp

Một phần của tài liệu Mô hình trường học thân thiện ở vùng miền núi dân tộc thiểu số Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học và trung học cơ sở Lầu Thí Ngài, xã Lầu Thí Ngài, (Trang 42)

8. Khung lý thuyết

2.3.3Trường học thân thiện có môi trường tâm lýxã hội và sự phù hợp

Môi trường tâm lý-xã hội tại trường học thân thiện sẽ đóng vai trò rất quan trọng đến sự phát triển thể chất và nhân cách của trẻ em và cũng thúc đẩy bảo đảm quyền trẻ em và quyền được giáo dục.

2.3.3.1. Nhận thức về quyền trẻ em trong Trường học thân thiện

Trong lời mở đầu của Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em có nhấn mạnh rằng phẩm cách vốn có cũng như các quyền bình đẳng không thể tước đoạt được của tất cả các thành viên trong gia đình của loài người là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới. Bên cạnh đó, Công ước cũng khẳng định: Mọi người đều có quyền và tự do mà không bị bất cứ một sự phân biệt đối xử nào như chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc… Mặt khác, trẻ em lại là những người nhỏ bé, thể chất và tâm sinh lý của trẻ chưa phát triển toàn diện và chưa đủ khả năng để tự bảo vệ bản thân và khả năng đấu tranh sinh tồn. Vì vậy, trẻ em có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt để có thể đảm đương được đầy đủ các trách nhiệm của mình trong cộng đồng.

Giáo dục về quyền trẻ em là một nội dung bắt buộc trong chương trình học tập. Tuy nhiên thực tế trong chương trình giảng dạy, hầu hết nội dung về quyền trẻ em thường bị xem nhẹ. Giáo viên vùng cao hầu hết không có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để dạy những nội dung về giáo dục quyền trẻ em. Khi phỏng vấn giáo viên, thì phần lớn giáo viên ở tiểu học và THCS đều không nắm rõ các quyền trẻ em là gì? Vai trò của công ước về quyền trẻ em? Làm thế nào để nâng cao nhận thức quyền trẻ em cho học sinh?v.v…

“Quả thật từ trước khi nhà trường trở thành trường học thân thiện, tôi chưa từng được nghe nói về quyền trẻ em. Tôi không biết quyền trẻ em là gì, nội dung của nó ra sao. Nhưng cũng thật đáng mừng vì trường tôi đang thực hiện chương trình giảng dạy và sinh hoạt áp dụng quyền trẻ em. Tất cả mọi hoạt động đều hướng tới sự tham gia của trẻ và tôn trọng trẻ. Tuy nhiên, do chúng tôi cũng bận quá nhiều công việc, cộng với việc phải soạn giáo án hàng ngày nên cũng ít có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về quyền trẻ em”

(Nữ, 27 tuổi, giáo viên phụ trách lớp mẫu trường THCS Lầu Thí Ngài) Lý giải về nhận thức hạn chế của giáo viên về quyền trẻ em, hiệu phó trường tiểu học Lầu Thí Ngài cho biết:

“Các giáo viên giảng dạy ở vùng miền núi xa xôi không có nhiều cơ hội đọc sách, báo cập nhật và tìm kiếm thông tin trên internet. Thêm vào đó, việc biên soạn giáo án giảng dạy cho học sinh dân tộc thiểu số rất vất vả, vì nhận thức của các em còn rất hạn chế. Vì thế, hầu hết giáo viên đều không nắm được rõ ràng quyền trẻ em và công ước về quyền trẻ em là như thế nào. Tuy nhiên, trường học thân thiện lại là mô hình dựa trên công ước về quyền trẻ em, nên vấn đề nâng cao nhận thức cho giáo viên về quyền trẻ em là điều bắt buộc. Được sự hỗ trợ của phòng giáo dục và tổ chức phi chính phủ đang trực tiếp hỗ trợ nhà trường, các giáo viên của trường đã được tham gia các khóa tập huấn về quyền trẻ em và một số kỹ năng cần thiết để giảng dạy nội dung này. Nhờ

đó, nhận thức của giáo viên trong hai năm qua đã thay đổi rất nhiều và thái độ, kỹ năng truyền đạt kiến thức của giáo viên cũng thay đổi theo hướng rất tích cực”

(Nữ, 48 tuổi, Hiệu phó trường tiểu học Lầu Thí Ngài) Nội dung quyền trẻ em được lồng ghép vào tất cả các hoạt động trong nhà trường. Giáo viên của trường học thân thiện với phương pháp giảng dạy tích cực và kỹ năng tuyên truyền tốt đã lồng ghép tuyên truyền quyền trẻ em với các hoạt động khác như hoạt động thư viện, lớp mẫu và các hoạt động ngoại khóa (26/3, tổng kết năm học, các buổi sinh hoạt chuyên đề…). Vì học sinh các trường vùng cao gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu thông tin nên các thầy cô giáo xác định việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho trẻ phải là một quá trình lâu dài và không thể thông qua những phương pháp tuyên truyền mang tính hình thức, cổ động, trẻ lắng nghe một cách thụ động. Việc tuyên truyền quyền trẻ em là một nội dung quan trọng, trong đó trẻ em chính là chủ thể tham gia vào quá trình tuyên truyền vừa là đối tượng được tuyên truyền. Điều đó giúp các em tự nhận thức được rõ ràng và đầy đủ các quyền lợi mà mình được hưởng và làm cách nào các em có thể giành được các quyền lợi ấy về cho mình. Khi được hỏi về các quyền của trẻ em, nhiều học sinh còn lúng túng không trả lời được hết nội dung quyền trẻ em, nhưng khi được hỏi những nội dung cụ thể liên quan đến quyền trẻ em, các em đều nhận thức nhanh và xác định khá rõ ràng quan điểm của mình.

Phong tục trọng nam của người H’mông khá sâu sắc. Trước đây, các bậc cha mẹ H’mông thường cho rằng, trong nhà chỉ cần con trai đi học, biết chữ là đủ, còn con gái thì phải ở nhà giúp đỡ cha mẹ công việc đồng áng và việc nhà, hơn nữa, các gia đình không muốn cho con em đi học nhiều vì kinh tế đều khó khăn, không có tiền đóng học và trang trải cuộc sống khi con học lên cao hơn. Giờ đây, tỉ lệ các gia đình cho con cái đi học mỗi năm một tăng lên, dcông tác tuyên truyền, vận động của nhà trường kết hợp với các bộ xã, huyện nên trong vài năm trở lại đây, nhận thức của bà con về việc học hành và tầm quan trọng của cái chữ đã được cải thiện đáng kể. Trong các cuộc phỏng

vấn sâu hộ gia đình, phần lớn những người cha, người mẹ đều mong muốn cho con cái được đi học, được biết cái chữ, bất kể là con gái hay con trai.

“Con gái cũng cần phải được đi học ngang bằng như con trai. Vì con gái hay con trai đều là con người và là con của mình nên con gái cũng cần phải biết chữ, sau này kiếm cái nghề nuôi thân, chứ không biết chữ giống bố mẹ nó thì khổ lắm, làm vất vả mà không đủ ăn đâu…”

(Nam, 25 tuổi, thôn Pờ Chồ 3) Các cán bộ Phòng giáo dục cũng khẳng định sự thay đổi nhận thức của cán bộ giáo viên, cha mẹ, cộng đồng và cả bản thân các cán bộ Phòng giáo dục từ khi có mô hình Trường học thân thiện: “Trường học thân thiện có hệ thống hoạt động đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa giáo viên, gia đình, địa phương và phòng giáo dục. Các cán bộ phòng giáo dục nhận thức hiệu quả của mô hình đối với các trường có đông học sinh dân tộc thiểu số, vì thế luôn ủng hộ tích cực nhà trường trong công tác tuyên truyền, vận động gia đình và cộng đồng tham gia hoạt động trường học. Vì thế để thay đổi hành động thì trước hết phải thay đổi nhận thức của mọi người trước đã.

( Nam, 45 tuổi, cán bộ phòng Tiểu học, Phòng giáo dục huyện Bắc Hà) Các cán bộ quản lý nhận thức rằng trước hết phải thay đổi nhận thức, tư tưởng thì mới có thể thay đổi hành động. Do vậy, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Quyền trẻ em được đẩy mạnh thông qua sự phối hợp giữa cán bộ Phòng giáo dục với nhà trường.

2.3.3.2. Hoạt động ngoại khóa và sự tham gia của trẻ trong các hoạt động nhà trường Một trong những hoạt động được trường học thân thiện đặc biệt quan tâm, đó là thu hút học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Với các hình thức hoạt động ngoại khóa phong phú học sinh có thể tìm kiếm cho mình những hoạt động phù hợp với khả năng và sở thích của mình ngoài giờ học. Nhằm khuyến khích học sinh tham gia vào nhiều hoạt động kết hợp giữa phương pháp vừa học vừa chơi, trường học thân thiện ở TH và THCS Lầu Thí Ngài khích lệ học sinh tham gia vào các hoạt động sôi

nổi của trường như Ban học sinh, nhóm sở thích, nhóm hỗ trợ thư viện, nhóm phụ trách nội trú hay hoạt động đoàn đội v.v…

Ban học sinh là một nhóm học sinh đặc biệt đại diện cho tất cả các bạn học sinh trong toàn trường và tham gia các quyết định của nhà trường. Ở Việt Nam, Ban học sinh có thể là một phần trong các hoạt động của Ban chỉ huy liên đội/Ban chỉ huy đoàn trường. Ban học sinh sẽ tham gia và đánh giá các hoạt động trường học nhằm giúp cho các học sinh có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển của trường học. Ban học sinh là đại diện cho tiếng nói của đông đảo học sinh trong trường, giúp học sinh được bày tỏ suy nghĩ của mình với giáo viên cũng như được tham gia vào các quyết định của nhà trường.

Nhóm sở thích là một tên gọi chung cho những học sinh muốn tham gia vào các hoạt động phù hợp với năng khiếu, sở thích của mình. Trong nhóm sở thích có khá nhiều nhóm nhỏ, mỗi trường có những nhóm sở thích khác nhau, tùy thuộc vào nguyện vọng và năng khiếu của học sinh ở mỗi trường. Chẳng hạn như trường tiểu học Lầu Thí Ngài có các nhóm sở thích như nhóm thêu, nhóm vẽ, nhóm nặn tượng. Trường THCS Lầu Thí Ngài ngoài các nhóm giống trường tiểu học, trường còn có một số nhóm khác như nhóm khèn, nhóm làm nông cụ, nhóm cây thuốc nam, nhóm múa gậy sinh tiền.

Nhóm hỗ trợ thư viện bao gồm một nhóm học sinh có vai trò hỗ trợ thủ thư trong các hoạt động thư viện. Nhóm phụ trách nội trú và hoạt động đoàn, đội là các nhóm hoạt động thường xuyên, hỗ trợ các phong trào của nhà trường. Các nhóm này được thiết lập dựa trên nhu cầu của nhà trường và nguyện vọng của học sinh. Học sinh có thể tham gia vào bất cứ hoạt động nào phù hợp với bản thân và sở thích. Sự tham gia này không có bất kỳ sự phân biệt nào về giới tính, học lực, đạo đức hay dân tộc… Biểu đồ dưới đây biểu thị tỉ lệ học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa khá đông đảo

Bảng 2.4: Tỉ lệ học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa

Tỉ lệ học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa (ĐV: %) 12.7 27.9 40.2 19.2 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 45.0

Ban học sinh Nhóm sở thích Đoàn đội Không tham gia

Qua phỏng vấn 229 em học sinh ở cả hai trường cho thấy tỉ lệ học sinh tham gia vào các hoạt động đoàn đội, văn nghệ của nhà trường chiếm tỉ lệ cao nhất (40,2%), thu hút 92 học sinh tham gia. Đây là hoạt động luôn luôn sôi nổi, thúc đẩy phong trào văn nghệ, đoàn đội của nhà trường và hoạt động khá thường xuyên, nhất là vào các dịp lễ lớn, long trọng của trường, vì thế các em học sinh có thể tham gia với số lượng lớn với niềm hứng khởi, thích thú. Tiếp theo là nhóm sở thích thu hút khá đông học sinh tham gia chiếm tỉ lệ 27,9%, vì đây là nhóm được hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia và niềm yêu thích của các em học sinh. Đây là hoạt động cho các em cơ hội phát hiện tiềm năng và năng khiếu của mình, tạo cho các em thời gian và không gian làm việc một cách độc lập. Thông qua các hoạt động này, lòng tự tin, tự trọng của các em được phát triển, đồng thời giúp các em thêm trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc mình. Tuy nhiên tỉ lệ học sinh không tham gia vào hoạt động nào cũng chiếm tỉ lệ tương đối (19,2%). Một số học sinh không quan tâm nhiều lắm đến các hoạt động ngoại khóa vì nhiều lý do khác nhau. Qua phỏng vấn sâu một số học sinh, tác giả nhận thấy rằng

trong nhiều nguyên nhân thì nguyên nhân chủ yếu là do học sinh ngoài giờ học phải về nhà giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình hoặc lên nương rẫy

“Sau buổi học em phải về nhà giúp bố mẹ lên nương chăn trâu. Vào vụ mùa em thường phải về sớm hơn hoặc nghỉ học để lên nương phụ giúp bố mẹ các công việc. Từ nhà lên đến nương xa, đi qua hai quả núi mới đến. Bố mẹ em thường đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về, em thì giúp đỡ gia đình vào buổi chiều sau buổi học. Em cũng muốn tham gia các hoạt động cùng các bạn nhưng em không có đủ thời gian”

(Học sinh nam, lớp 7, trường THCS Lầu Thí Ngài) Qua kết quả ở bảng 5 trên đây và qua một số phỏng vấn sâu giáo viên và các em học sinh, cho thấy rằng mặc dù có một số nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động nhưng phần lớn các em đều rất hào hứng với các hoạt động ngoại khóa của trường. Đó là các hoạt động mới lạ, hứa hẹn nhiều sự sôi động, kích thích sự tò mò của các em, mang đến cảm giác mới lạ, khơi gợi trí tưởng tượng, giúp các em xua tan đi những mệt mỏi sau giờ học căng thẳng:

Em rất vui khi được tham gia nhóm thêu. Em có thể thêu những thứ em thích để trang trí túi xách hay quần áo cho mình. Em cũng để trưng bày trong thư viện hoặc trong lớp. Em có thể làm trong giờ nghỉ giải lao hoặc buổi chiều sau buổi học. Em vừa thêu vừa nói chuyện với các bạn khác rất vui. Chúng em còn chia sẻ kinh nghiệm thêu thùa với nhau nữa

(Học sinh nữ, lớp 8, trường THCS Lầu Thí Ngài) “Nhóm em mỗi lần sinh hoạt rất sôi nổi và đông vui. Có cả bạn nữ và bạn nam cùng tập luyện và giúp đỡ lẫn nhau. Có một số bạn là nam nhưng hát rất hay, có bạn còn hướng dẫn một số bạn gái múa nữa. Cô giáo hướng dẫn nhiệt tình và chúng em có cơ hội được tham gia những hoạt động lớn của nhà trường. Em rất tự hào vì được là thành viên của nhóm văn nghệ

Khi đã được lựa chọn là thành viên của một nhóm nào đó, các em thường tỏ ra rất có trách nhiệm và làm việc hết sức mình. Các em coi đó là một vinh dự khi được tham gia đóng góp và trở thành một phần của lớp, của trường.

Nhiều em học sinh tham gia các ban, nhóm hoạt động ngoại khác, khi được hỏi về sự thay đổi của chính bản thân mình bằng cách so sánh bản thân với những năm trước đây thì đều nhận được sự thừa nhận là bản thân các em đã có nhiều sự thay đổi, đặc biệt là cảm thấy tự tin lên rất nhiều khi đứng trước các thầy cô và bạn bè. Giờ đây, các em có thể đứng trước thầy cô trao đổi về bài học, các chương trình ngoại khóa… mà không còn cảm thấy run sợ và khoảng cách xa lạ như trước nữa. Bên cạnh đó, các em sẵn sàng đứng trước nhiều bạn bè để thực hiện các hoạt động của nhóm mình như hát, múa, đóng kịch, thuyết trình… Có thể nói đối với các em học sinh ở vùng cao, đặc biệt là các em học sinh dân tộc thiểu số thì đây quả là một sự thay đổi lớn lao và sâu sắc, khi trở về bản làng mỗi ngày, cha mẹ của các em chỉ chờ đợi buổi tối để được nhìn ra thế giới qua chiếc tivi và nhờ con cái phiên dịch cho họ nghe các nhân vật trên tivi đang nói gì. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Em cảm thấy bản thân mình thay đổi rất nhiều từ ngày em được tham gia các hoạt động khác nhau ở trường. Em phải học hỏi rất nhiều từ các thầy cô giáo và từ các anh chị lớp trên, về nhà có thời gian em thường luyện tập thêm khả năng dẫn chương trình nữa. Vì em rất thích các hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Em không còn ngại ngùng khi trao đổi việc gì đó với thầy cô và còn quen được rất nhiều bạn bè nữa.

(Học sinh nữ, lớp 6, trường tiểu học Lầu Thí Ngài)

“Em tham gia nhóm sở thích và hoạt động đội, thường sinh hoạt vào buổi chiều, những giờ sinh hoạt ngoại khóa. Mỗi lần sinh hoạt không mất nhiều thời gian như một số bạn

Một phần của tài liệu Mô hình trường học thân thiện ở vùng miền núi dân tộc thiểu số Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học và trung học cơ sở Lầu Thí Ngài, xã Lầu Thí Ngài, (Trang 42)