Trường học thân thiện tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục đối vớ

Một phần của tài liệu Mô hình trường học thân thiện ở vùng miền núi dân tộc thiểu số Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học và trung học cơ sở Lầu Thí Ngài, xã Lầu Thí Ngài, (Trang 31)

8. Khung lý thuyết

2.3.1.Trường học thân thiện tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục đối vớ

Trong những năm vừa qua, chính phủ và các ban ngành đã có những nỗ lực lớn trong việc cải tạo cơ sở hạ tầng trường học và đảm bảo tỉ lệ nhập học cao. Trường học thân thiện đi vào các hoạt động cụ thể theo cách riêng nhằm bổ sung thêm chất lượng cho các hoạt động của chính phủ để đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ em.

Thông qua các hoạt động đa dạng, trường học thân thiện góp phần nâng cao nhận thức về giá trị và quyền được giáo dục. Đối với gia đình, cộng đồng, các cấp quản lý và bản thân trẻ em việc hiểu về giá trị của giáo dục và quyền được giáo dục của trẻ

em là một nhân tố quan trọng để đạt được sự tiếp cận của mọi trẻ em đối với giáo dục. Hiện nay, trẻ khuyết tật và trẻ em gái đặc biệt ở cấp trung học cơ sở chưa nhận được những thông tin và hỗ trợ thỏa đáng để đảm bảo sự tiếp cận đối với giáo dục. Trường học thân thiện quan tâm đến việc hỗ trợ các sáng kiến cộng đồng để cải tạo, nâng cấp lớp học hoặc các ý tưởng tiểu dự án. Đó có thể là việc tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để cải tạo phòng học hoặc hoạt động tìm hiểu của các em học sinh THCS về nguyên nhân tại sao các bạn khác lại không/hoặc không tiếp cận được giáo dục. Mục tiêu của hoạt động này là nhằm thúc đẩy vai trò tham gia của cộng đồng, nhà trường và trẻ em trong việc xác định và thực hiện ý tưởng hỗ trợ việc tiếp cận và cải thiện cơ hội tiếp cận giáo dục.

Cải thiện cơ sở vật chất cho các khu nội trú thân thiện là nhân tố đóng vai trò quan trọng góp phần thu hút học sinh tới lớp, nâng cao tỉ lệ đến trường và tỉ lệ chuyên cần, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa trong hoàn cảnh mà nhiều học sinh phải đi bộ gần 7 giờ đồng hồ mỗi ngày để tới trường. Trước đây, điều kiện vật chất ở các khu nội trú ở trường tiểu học và THCS Lầu Thí Ngài còn hết sức nghèo nàn và không an toàn đối với học sinh nữ.

“Trường chúng tôi do điều kiện ngân sách khó khăn, không có khu nội trú cho giáo viên nên thành thử các em học sinh ở nội trú phải ở một mình, tự nấu cơm và không có người quản lý vào buổi tối. Cơ sở vật chất khu nội trú trước đây không được quan tâm đúng mức, rất sơ sài, cánh cửa không an toàn. Nhà trường cũng không có bảo vệ, nên nhiều em học sinh, đặc biệt là các em học sinh nữ tỏ ra e ngại khi ở nội trú. Và sự thật là số học sinh nữ ở nội trú rất ít, thường chỉ khoảng 2,3 em ở thường xuyên, trong khi đó phòng nữ có thể ở được 10 em”.

(Nữ, 50 tuổi, Hiệu phó trường THCS Lầu Thí Ngài) Do điều kiện khu nội trú còn khó khăn về diện tích, ăn, ở nên số lượng học sinh nội trú vắng mặt vào sau Tết và vào mùa vụ tăng cao. Sau những ngày nghỉ dài đó, tỉ lệ học sinh đi học trở lại là rất thấp. Qua phỏng vấn, gần 100% (227) học sinh ở tiểu học

và THCS trả lời rằng phương tiện các em đi đến trường hàng ngày là đi bộ, chỉ có 2/229 em được hỏi là sử dụng xe đạp đi học. Đây là hai học sinh có nhà gần trường và sát đường lớn, vì đại đa số nhà các em đều ở những thôn bản khá xa, đường đi khó khăn, gập ghềnh, do vậy các em đi bộ đến trường là thuận tiện, ít nguy hiểm và tiết kiệm thời gian nhất:

Bảng 2.1: Các phương tiện học sinh sử dụng đi đến trường hàng ngày

Các phương tiện học sinh sử dụng đi đến trường

99.10% 0.90% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% Đi bộ Xe đạp

Cũng qua phỏng vấn bảng hỏi cho thấy phần lớn thời gian trung bình các em đến trường mất khoảng từ 15-40 phút đi bộ chiếm tỉ lệ lần lượt như sau: Có 20 em (8,7%) đi bộ mất 15 phút; 37 em(16,2%) đi bộ mất 20 phút; 56 em (24,5%) đi bộ mất khoảng 30 phút; 20 em (8,7%) đi bộ mất khoảng 40 phút. Có 31 em (13,5%) đi bộ mất khoảng 60 phút. Còn một số em đi bộ mất hơn 1 giờ đồng hồ trở lên thì chiếm tỉ lệ thấp, vì các em hầu hết đều ở nội trú. Do học sinh không có thói quen xem đồng hồ, nên vấn đề thời gian mà người điều tra phỏng vấn mang tính ước lượng, độ chính xác chỉ là tương đối. Bản thân người điều tra đã phải đi bộ đến một vài thôn để phỏng vấn phụ huynh học sinh và gặp gỡ cán bộ thôn hơn hai lần và thấy rằng thời gian đi bộ từ khu vực ủy ban nhân dân xã đến nhà các em học sinh khá xa, trung bình mất hơn 1 tiếng đồng hồ mới tới được khu dân cư đông người sinh sống. Do vậy có thể chắc chắn rằng, thời gian các em đi đến trường mỗi ngày phải dài hơn thực tế phỏng vấn, có thể

các em cảm thấy không quá xa bởi vì thực tế học sinh ở khu vực vùng cao xa xôi đi bộ rất nhanh.

Trường học thân thiện với mục tiêu trước hết vì học sinh nên điều kiện tiên quyết là làm thế nào để khuyến khích các em đến trường không những là tự nguyện mà còn được vui vẻ và thích thú. Và xây dựng khu nội trú là cơ hội để học sinh ở xa có thể tiếp cận gần hơn với trường lớp. Với tiêu chí an toàn và sạch đẹp, được sự ủng hộ từ phía các ban ngành giáo dục và một tổ chức phi lợi nhuận, trường tiểu học và THCS Lầu Thí Ngài đã xây dựng được hai khu nội trú đảm bảo được các nhu cầu thiết yếu cho sinh hoạt của học sinh. Các khu nội trú đều được xây dựng khang trang, sạch đẹp, an toàn và có đầy đủ các điều kiện đảm bảo sinh hoạt cho các em học sinh (như điện, nước, bếp ăn rộng rãi, bàn ăn, khu vệ sinh kiên cố với hai phòng cho nam và nữ, có chăn, màn, chiếu….). Ngoài ra khu nội trú của hai trường giờ đây còn có sân chơi, có các trang thiết bị cho học sinh vui chơi (như khu tập thể thao, cầu trượt, đu quay…) đảm bảo điều kiện được vui chơi, giải trí cho học sinh sau giờ lên lớp. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước qua chính sách 135, trường tiểu học và THCS Lầu Thí Ngài đã nỗ lực, vận động các giáo viên trong trường đóng góp thêm một phần lương hàng tháng để chi trả cho việc thuê một bảo vệ vừa trông nom tài sản nhà trường vừa bảo vệ các em học sinh ở nội trú, thêm vào đó, sự nỗ lực tuyên truyền, vận động của nhà trường, số lượng học sinh đến ở khu nội trú ngày càng đông.

“…Nếu đầu năm 2008, số học sinh ở khu nội trú chỉ đếm trên đầu ngón tay, khoảng chừng 5,7 em thì đến cuối năm 2008 với việc cải thiện, nâng cấp khu nội trú vừa sạch đẹp vừa an toàn, thân thiện với trẻ, số lượng học sinh nội trú đã tăng lên rất nhiều, ổn định từ 16 đến 20 em, vừa kín với số lượng giường hiện nay. Với tín hiệu đáng mừng này, nhà trường đang xây dựng khu nội trú mới với nhiều phòng hơn và có khu vui chơi rộng rãi hơn, hy vọng có thể đáp ứng được tốt hơn nhu cầu sinh hoạt cho các em và thu hút được nhiều em ở nội trú hơn”

“Từ khi có khu nội trú mới, các em học sinh đến ở rất nhiều, đến năm học 2008-2009 số giường ngủ đã kín học sinh (trung bình có khoảng 40-50 học sinh nội trú), thậm chí có giường có đến 3 em học sinh ngủ cùng nhau. Do vậy, nhà trường phải lên danh sách, ưu tiên những em nhà xa trước, sau đó mới đến những em nhà gần hơn, mặc dù hoàn cảnh nhiều em nhà không xa bằng bạn bên cạnh nhưng hoàn cảnh rất khó khăn. Số lượng học sinh nghỉ học giảm đi đáng kể. Với mục đích xây dựng khu nội trú thân thiện với học sinh, ban đầu chúng tôi cũng không ngờ rằng kết quả đạt được lại đáng mừng đến vậy”

(Nữ, 50 tuổi, Hiệu phó trường THCS Lầu Thí Ngài) Nhà trường trong năm qua đã vận động sự hỗ trợ của phòng giáo dục, tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục và sự đóng góp của địa phương và phụ huynh về sức lao động, gỗ đã nâng cấp khu nội trú sạch đẹp và tiện nghi hơn như có khu vệ sinh riêng cho nam và nữ, có bếp, bể nước và khu nhà ở thì kiên cố hơn. Nhà trường đã vận động giáo viên trong trường trích lương hàng tháng chi ngoài hỗ trợ ăn uống cho học sinh nội trú còn chi trả cho một bảo vệ trông nom trường và chăm sóc các học sinh nội trú. Nhờ đó mà số lượng giường nội trú đã kín học sinh và được duy trì số lượng khá ổn định.

Một phần của tài liệu Mô hình trường học thân thiện ở vùng miền núi dân tộc thiểu số Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học và trung học cơ sở Lầu Thí Ngài, xã Lầu Thí Ngài, (Trang 31)