Trường tiểu học và trung học cơ sở Lầu Thí Ngài

Một phần của tài liệu Mô hình trường học thân thiện ở vùng miền núi dân tộc thiểu số Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học và trung học cơ sở Lầu Thí Ngài, xã Lầu Thí Ngài, (Trang 25)

8. Khung lý thuyết

1.4.3.Trường tiểu học và trung học cơ sở Lầu Thí Ngài

Là hai trường vùng cao của huyện Bắc Hà với 7 thôn bản sinh sống trên địa bàn xã có hai dân tộc (Dao, H’mông) trong đó dân tộc H’mông chiếm 98,2%, còn lại là dân tộc Dao.

Trường tiểu học và trung học cơ sở Lầu Thí Ngài được đặt ở khu vực trung tâm xã. Riêng trường tiểu học Lầu Thí Ngài ngoài trường chính còn có 3 điểm phân hiệu đặt ở ba thôn đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em ở những thôn xa xôi.

Trường tiểu học và THCS Lầu Thí Ngài mặc dù gần thị trấn Bắc Hà nhưng là xã có tới 98,2% là dân tộc H’mông [8, tr.96], đời sống người dân rất khó khăn, chủ yếu là sống tự cung tự cấp, chỉ có một mùa ngô và một mùa lúa, lúa thì phải mang bán lấy tiền mua sắm các vật dụng cần thiết, còn ngô thì phải để dành để ăn cả năm. Do nhận thức người dân về giáo dục rất hạn chế, nên tỉ lệ đi học và bỏ học của học sinh xã Lầu Thí Ngài luôn chiếm tỉ lệ cao của huyện Bắc Hà. Đây cũng là tình trạng phổ biến của hầu hết các xã ở toàn huyện. Do học sinh sống ở các thôn bản, địa hình đường xã đi lại khó khăn, đặc biệt đối với học sinh tiểu học. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trường học nhiệt tình, yêu nghề. Tuy nhiên, sự khó khăn về điều kiện kinh tế, sinh hoạt

đi lại cộng với sự cách biệt về ngôn ngữ, văn hóa là những trở ngại chính khiến các giáo viên không thể cống hiến hết tâm huyết và sinh sống lâu dài ở xã.

Để bắt kịp sự phát triển giáo dục của tỉnh Lào Cai nói riêng và của cả nước nói chung, huyện Bắc Hà đã xây dựng chính sách giáo dục khá cởi mở, tiếp nhận các luồng cải cách giáo dục mởi mẻ từ bên ngoài với quyết tâm cải thiện chất lượng dạy và học ở các xã khó khăn. Từ năm 2007, đuợc sự hỗ trợ trực tiếp của tổ chức phi chính phủ Trẻ em và Phát triển (E&D) của Pháp hỗ trợ hai huyện của Lào Cai, trong đó có huyện Bắc Hà trong việc cải thiện chất lượng giáo dục tập trung ở các vùng khó khăn nhất, huyện Bắc Hà quyết định áp dụng mô hình Trường học thân thiện tại 4 xã khó khăn của huyện, trong đó có xã Lầu Thí Ngài. Mục đích của việc xây dựng Trường học thân thiện là nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em, tăng tỉ lệ đến trường cũng như tỉ lệ chuyên cần của trẻ em dân tộc thiểu số thông qua sự hợp sức của nhà trường, gia đình và cộng đồng cải thiện môi trường học tập phù hợp với trẻ.

Thực chất, mô hình Trường học thân thiện không đồng nghĩa với tiêu chí trường lớp khang trang, có đầy đủ cơ sở vật chất, có đội ngũ giáo viên xuất sắc… các trường học cho dù ở đâu cũng đều có thể trở thành Trường học thân thiện, đúng như quan điểm của WHO cho rằng: Tất cả mọi trường học đều có khả năng trở thành Trường học thân thiện với trẻ vì yếu tố quyết định là chính sách và thái độ của cán bộ, nhân viên và giáo viên nhà trường.

Chƣơng 2: NHẬN DẠNG MÔ HÌNH TRƢỜNG HỌC THÂN THIỆN ĐANG ĐƢỢC ÁP DỤNG TẠI XÃ LẦU THÍ NGÀI, HUYỆN BẮC HÀ

Một phần của tài liệu Mô hình trường học thân thiện ở vùng miền núi dân tộc thiểu số Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học và trung học cơ sở Lầu Thí Ngài, xã Lầu Thí Ngài, (Trang 25)