Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền

Một phần của tài liệu Mô hình trường học thân thiện ở vùng miền núi dân tộc thiểu số Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học và trung học cơ sở Lầu Thí Ngài, xã Lầu Thí Ngài, (Trang 88)

8. Khung lý thuyết

3.5.2.Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền

đồng nhằm nâng cao nhận thức về mô hình trường học thân thiện

Đối với giáo viên

Song song với việc nâng cao nhận thức về mô hình trường học thân thiện đối với chất lượng dạy và học thông qua các đợt tập huấn củng cố phương pháp, kỹ năng, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và tổ chức hoạt động, nhà trường có thể tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm với các huyện, tỉnh lân cận về phương pháp dạy và học.

Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến các cán bộ giáo viên, đặc biệt là các giáo viên phụ trách các hoạt động của trường học thân thiện. Nhà trường có thể xem xét thời gian làm việc của các cán bộ giáo viên này, có thể giảm tiết dạy mà vẫn nhận lương đầy đủ, hoặc có thể ưu tiên về ngày nghỉ hoặc có sự biểu dương, khen ngợi trong và kết thúc năm học đối với những cán bộ giáo viên nhiệt tình, có cống hiến đối với nhà trường, cũng như các giáo viên được học sinh yêu mến.

Nhà trường có thể tạo những hòm thư trưng cầu ý kiến của học sinh, giúp giáo viên và bản thân học sinh hoàn thiện bản thân, tăng cường sự gắn kết giữa học sinh và giáo viên và giúp cho các hoạt động trong nhà trường tốt hơn.

Đối với gia đình và cộng đồng

Chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, của cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của giáo dục không chỉ hướng tới lợi ích trước mặt mà vì lợi ích tương lai của con em.

Gia đình cần được cung cấp thông tin thiết thực về hoạt động giáo dục của nhà trường và địa phương.

Giáo viên cần thường xuyên liên lạc với cha mẹ, không chỉ gặp gỡ cha mẹ học sinh trong những buổi họp phụ huynh mà có thể thông qua thư từ, hoặc giáo viên đến tận nhà thăm hỏi những gia đình có con là học sinh yếu kém, hay nghỉ học, bỏ học.

Nhà trường cần khẳng định rằng trường là nơi tốt nhất cho con cái của phụ huynh có cơ hội được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ thông qua biểu dương các tấm gương học sinh giỏi, học sinh ngoan, thông qua băng hình ghi lại các hoạt động của nhà trường.

Bên cạnh đó, nhà trường cần khuyến khích, tạo điều kiện hơn nữa để có thể lôi kéo gia đình và cộng đồng tham gia nhiều hơn, sâu hơn vào các hoạt động của trường học thân thiện. Nhà trường có thể kêu gọi sự giúp đỡ của các chị, các mẹ khéo tay trong việc thêu thùa hướng dẫn học sinh nhóm thêu nhằm góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa hoặc mời các nghệ nhân khèn, múa gậy sinh tiền… dạy các học sinh biết các điệu múa của dân tộc mình. Vào các dịp lễ, hội, Ban giám hiệu và cán bộ giáo viên trong trường nên mời các bậc phụ huynh và các thành viên trong cộng đồng tham gia đầy đủ, tổ chức họp xin ý kiến tư vấn về công tác tổ chức, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ, đóng góp từ gia đình và địa phương như sách, vở, tre, gỗ, lá…hoặc sức lao động.

Vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh cần được củng cố và hoạt động thiết thực hơn: Cha mẹ học sinh tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng kế hoạch, thực hiện và đánh giá trường học.

Chính quyền địa phương có thể cân nhắc cho học sinh dân tộc nghỉ mùa hợp với thời gian, phong tục tập quán của địa phương

Đối với học sinh

Học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em dân tộc H’mông vốn hiền lành, trung thực song e dè, nhút nhát, ngại tham gia các hoạt động sôi nổi của trường học. Để khích lệ các em tham gia vào các hoạt động này thì trước hết nhà trường phải xây dựng được một giải pháp chiến lược lâu dài. Nhà trường cần tổ chức tốt hơn nữa các hoạt động của trường học thân thiện như Ban học sinh, nhóm sở thích, thư viện, lớp mẫu…

nhằm tạo sự hứng thú, sôi nổi cuốn hút học sinh tham gia, đồng thời nhà trường cần đẩy mạnh hơn nữa quyền tham gia của trẻ trong các hoạt động đó.

Đối với công tác tuyên truyền về mô hình trường học thân thiện có khả năng đáp ứng được nhu cầu phát triển toàn diện cho trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ, nhà trường cần tăng cường sử dụng phương pháp tuyên truyền đồng đẳng giữa học sinh với học sinh. Ban giám hiệu và giáo viên có thể thông qua nhóm học sinh cốt cán và nhóm học sinh đã và đang tham gia vào các nhóm hoạt động giới thiệu về hoạt động, lợi ích khi được tham gia các hoạt động này. Từ đó, kích thích sự tò mò, khơi gợi lòng hiếu động, ham muốn được trải nghiệm của các trẻ khác. Tóm lại trường học thân thiện với các hoạt động bổ ích cần phải cho học sinh thấy được lợi ích mà trẻ sẽ đạt được khi tham gia và cho các em thấy sự vui vẻ, sôi nổi và thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Học sinh cần được động viên, khuyên nhủ tránh xa các tệ nạn xã hội, quan tâm đến những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Mô hình trường học thân thiện ở vùng miền núi dân tộc thiểu số Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp trường tiểu học và trung học cơ sở Lầu Thí Ngài, xã Lầu Thí Ngài, (Trang 88)