Xu thế trên thế giới

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình (nghiên cứu trường hợp Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC (Trang 46)

Các nƣớc trên thế giới đều coi xu hƣớng số hóa truyền hình là mô ̣t hƣớng tất yếu của ngành truyền hình thế giới và đều có nhƣ̃ng lô ̣ trình để tiến hành số hóa. Xã hội hóa công đoạn truyền dẫn, phát sóng trong lộ trình số hóa truyền hình là xu thế chung đã đƣợc các nƣớc tiên tiến trên thế giới thực hiện, nhằm huy động nguồn vốn trong xã hội.

Bản đồ tình hình số hóa truyền hình trên thế giới

Hình vẽ tổng hợp các quốc gia, vùng lãnh thổ đã và sẽ chuyển đổi

công nghệ truyền hình

Hình 2.1:Bản đồ số hóa truyền hình trên thế giới

2.1.2. Xu hướng số hóa phát thanh, truyền hình tại Việt Nam Môi trường chính trị, pháp lý

Làn sóng số hoá đang vƣơn mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. Tại Việt Nam, chúng ta cũng đang từng ngày đƣợc chứng kiến sự xâm thực của làn sóng này. Để hòa cùng làn sóng, xu hƣớng chung đó và để thực hiện nghị quyết của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), ngày 16/12/2009 Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg về việc Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020. Theo đó kế hoạch số hóa

45

truyền hình đƣợc thực hiện theo 4 giai đoạn với 4 nhóm tỉnh thành trên cả nƣớc. Cụ thể là:

- Giai đoạn 1 ở các TP Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ sẽ phải kết thúc việc phát sóng truyền hình tín hiệu Analog để phát trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trƣớc 31/12/2015.

- Giai đoạn 2 sẽ chuyển đổi hoàn toàn sang truyền hình số mặt đất ở 26 tỉnh, TP tiếp theo trƣớc 31/12/2016.

- Giai đoạn 3 sẽ thực hiện số hóa truyền hình mặt đất tại 18 tỉnh tiếp theo, với lộ trình chuyển đổi hoàn toàn trƣớc ngày 31/12/2018.

- Giai đoạn 4 sẽ cắt toàn bộ truyền hình tƣơng tự tại Việt Nam. Từ ngày 1/1/2021, các hệ thống truyền hình tại Việt Nam sẽ chuyển sang công nghệ truyền hình số.

Hiệu quả của việc chuyển đổi số hóa

- Giải phóng đƣợc một nguồn tài nguyên quốc gia quý giá đó là tần số. - Số hóa mang lại lợi ích to lớn cho cả nhà cung cấp dịch vụ lẫn khách

hàng.

- Số hóa truyền hình cũng giúp cho việc khai thác và sử dụng hiệu quả hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình đƣợc tối ƣu hóa.

2.2. Tổng quan về thị trƣờng truyền hình trả tiền tại Việt Nam

Hiện nay, trong ngành dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam, hiện có 03 phƣơng thức truyền hình đƣợc sử dụng chính gồm: Phát sóng qua vệ tinh (VTC, VSTV (K+), AVG), mạng cáp (SCTV, VCTV…) và IPTV (MyTV, NextTV…). Trong thời gian vừa qua, thị trƣờng truyền hình trả tiền phát triển khá nóng. Hiện nay tổng số thuê bao truyền hình trả tiền khoảng 4 triệu thuê bao, số thuê bao này tập trung chủ yếu ở thành phố lớn nơi có sự canh tranh hết sức khốc liệt nhƣ VCTV (miền Bắc, miền Trung), SCTV (miền Nam), K+, VTC, AVG và khoảng 40 công ty truyền hình cáp địa phƣơng … Tuy

46

nhiên, tính chung số thuê bao truyền hình trả tiền trên số hộ gia đình chỉ mới chiếm 20% (trên tổng số 20 triệu hộ gia đình tại Việt Nam).

47

Bảng 2.1: Số lƣợng thuê bao của các công ty truyền hình trả tiền STT Tên công ty Thƣơng hiệu Số thuê bao Công nghệ

1 SCTV SCTV 1,500,000 Cáp 2 VCTV VTV cab 800,000 Cáp 3 VNPT My TV 800,000 IPTV 4 VTC VTC 400,000 Vệ tinh 5 VSTV K+ 400,000 Vệ tinh 6 AVG AVG 150,000 Mặt đất, Vệ tinh 7 Các công ty khác 50,000 Các loại Tổng số 4,100,000

(Nguồn Báo cáo nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của VTC Digital)

Tổng số thuê bao của 4 hãng lớn nhất nắm giữ thị trƣờng chiếm tỷ trọng đến 85%. Chỉ số này cao cho thấy mức độ tập trung thị phần vào các hãng lớn nhất cao, đồng nghĩa với việc ngành này đang có mức độ tập trung cao.

Thị trường tăng trưởng:

Việt Nam chỉ có 79.000 thuê bao truyền hình trả tiền năm 2003 đến nay đã có hơn 4 triệu. Tuy nhiên tỷ lệ số thuê bao/ tổng số hộ gia đình xem truyền hình trả tiền tại Việt Nam còn thấp (khoảng 20%). Khoảng trống thị trƣờng dự báo tăng trƣởng lên 25% vào năm 2015. Theo con số ƣớc tính của báo cáo cạnh tranh 2012 do Cục quản lý cạnh tranh (Bộ công thƣơng) thực hiện, tổng doanh thu toàn thị trƣờng truyền hình trả tiền trong nƣớc đạt gần 2 tỷ USD năm 2011 và tăng lên 2.5 tỷ USD vào năm 2012 (tƣơng đƣơng 53.000 tỷ đồng). Nguồn thu này có đƣợc chủ yếu từ quảng cáo, khoảng 850 triệu USD năm 2011 và hơn 1 tỷ USD năm 2012.

So với các nƣớc Châu Á, tỷ trọng bình quân thuê bao truyền hình trả tiền chiếm từ 40-60% thì tỷ lệ này còn tƣơng đối thấp.

49

2.3. Tổng quan về Tổng công ty VTC

2.3.1. Lịch sử và pháp lý

Tiền thân của Tổng công ty VTC là xí nghiệp Dịch vụ bảo hành thiết bị Phát thanh – truyền hình thuộc Bộ Văn hóa – thông tin đƣợc thành lập tháng 2/1988 theo quyết định số 33/QĐ-BTT của Bộ Thông tin.

Tổng công ty Truyền thông đa phƣơng tiện, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Multimedia Corporation – viết tắt là VTC - chính thức đƣợc thành

lập theo quyết định số 192/2005/QĐ-TTg ngày 29/07/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ và Quyết định số 01/2006/QĐ-BBCVT ngày 04/01/2006 của Bộ Bƣu chính, Viễn thông hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Ngày 28/6/2010, Tổng công ty VTC đƣợc chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu theo Quyết định số 929/QĐ-BTTTT của Bộ TT&TT.

Trong các giai đoạn này, Tổng công ty VTC hoạt động phát triển gắn với truyền thông đa phƣơng tiện, trong đó hoạt động truyền hình là nòng cốt. Mô hình tổ chức và hoạt động của Tổng công ty VTC bao gồm: Công ty mẹ, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC và các đơn vị báo chí; các công ty con. Trong quá trình hình thành và phát triển, Tổng công ty VTC đã khẳng định đƣợc vị thế của một Tổng công ty nhà nƣớc đi đầu trong việc khai thác, ứng dụng có hiệu quả tiềm năng và sức mạnh hội tụ của các ngành phát thanh - truyền hình, viễn thông và công nghệ thông tin.

Từ năm 2012 đến nay, Tổng công ty VTC tiến hành tái cơ cấu theo đề án “Tái cơ cấu Tổng công ty VTC giai đoạn 2012-2015” theo Quyết định số 28/QĐ-BTTTT ngày 11/01/2013 của Bộ trƣởng Bộ TT&TT với mô hình Tổng công ty VTC đƣợc sắp xếp lại theo hƣớng thu gọn đầu mối, tập trung vào nhóm, lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn. Theo đó, Tổng công ty định hƣớng phát triển đa dịch vụ trên cơ sở hội tụ công nghệ truyền hình, công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin. Đây là định hƣớng đáp ứng nhu cầu phát triển của Tổng công ty trong thời kỳ đổi mới của đất nƣớc và phù hợp với sự chỉ

50

đạo của Lãnh đạo Bộ chủ quản và Chính phủ. Theo định hƣớng này, hiện nay Tổng công ty VTC đang hoạt động trên các lĩnh vực chính là:

 Truyền hình trả tiền;

 Internet, nội dung số;

 Viễn thông, hạ tầng truyền hình;

Hình 2.2: Lĩnh vực kinh doanh chính của tổng công ty VTC

2.3.2. Mục tiêu phát triển chung của Tổng công ty VTC:

- Trở thành doanh nghiệp hàng đầu về nội dung đa phƣơng tiện trong trái tim 50 triệu khách hàng.

- Thỏa mãn khách hàng bằng chất lƣợng dịch vụ, công nghệ ƣu việt, giá cả cạnh tranh; Xây dựng lực lƣợng giỏi chuyên môn, giàu kinh tế, có trách nhiệm với xã hội; Cam kết đồng hành đƣa Việt Nam thành nƣớc mạnh về CNTT và truyền thông.

2.3.3. Cơ cấu tổ chức

Tổng công ty VTC là doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc, gồm có các đơn vị

hạch toán phụ thuộc Tổng công ty :

- Công ty VTC Công nghệ và Nội dung số (VTC Intecom) - Công ty VTC Dịch vụ truyền hình số (VTC Digital)

51

- Công ty VTC Giải trí đa phƣơng tiện (VTC Entertaiment)

Các công ty do Tổng công ty VTC nắm giữ 100% vốn điều lệ:

- Công ty TNHH 1 thành viên Giải pháp công nghệ truyền thông VTC (Comtech)

- Công ty TNHH 1 thành viên Viễn thông số VTC (Digicom)

Các công ty cổ phần của Tổng công ty VTC:

- Công ty cổ phần VTC Dịch vụ di động (VTC Mobile) - Công ty cổ phần Truyền thông VTCI

- Công ty cổ phần VTC Truyền thông trực tuyến (VTC Online)

Nhận xét: Đối với mô hình tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ

truyền hình của Tổng công ty VTC, chức năng của một số đơn vị thành viên nhƣ sau:

- Công ty VTC dịch vụ truyền hình số (VTC Digital) đảm nhiệm chức năng kinh doanh sản phẩm và phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền.

- Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ (trực thuộc khối phòng ban chức năng của Tổng công ty) có nhiệm vụ ứng dụng, chế tạo, sản xuất và thử nghiệm các máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực phát thanh truyền hình.

- Đài truyền hình kỹ thuật số VTC sản xuất một số kênh chƣơng trình đóng góp cho nội dung phát sóng chƣơng trình quảng bá và chƣơng trình truyền

52

SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN VTC

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty VTC (Nguồn VTC)

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

KIỂM SOÁT VIÊN

TỔNG GIÁM ĐỐC

CÔNG TY MẸ - CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN VTC

KẾ TOÁN TRƢỞNG PHÒNG BAN CHỨC NĂNG Công ty VTC Dịch vụ Truyền hình số (VTC Digital) Công ty CP VTC Dịch vụ di động (VTC Mobile ) Công ty TNHH MTV giải pháp công nghệ truyền thông VTC Công ty VTC Công nghệ và nội dung số (VTC Intecom)

Công ty CP truyền thông VTCI Công ty CP VTC truyền thông trực tuyến (VTC Online) Công ty TNHH MTV viễn thông số VTC (VTC Digicom) Công ty VTC giải trí đa phƣơng tiện (VTC Entertaiment)

53

2.3.4. Giới thiệu Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC

Đài truyền hình kỹ thuật số VTC là cơ quan báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ quản. Quá trình hình thành đài truyền hình kỹ thuật số VTC gắn liền với Tổng công ty VTC. Ra đời từ tháng 08/2004, Đài Truyền hình truyền hình kỹ thuật số đƣợc đặt trực thuộc Tổng Công ty VTC (tại thời điểm đó, báo điện tử hay truyền hình kỹ thuật số là những loại hình báo chí, truyền thông mới, gắn liền với sự phát triển của CNTT, kỹ thuật số, cần đƣợc triển khai bởi doanh nghiệp để có điều kiện phát triển).

Tiền thân của Đài chỉ là Ban biên tập chƣơng trình Truyền hình kỹ thuật số VTC với biên chế 30 biên tập viên và số thiết bị máy quay phim, dựng hình nghèo nàn ít ỏi, phát sóng chủ yếu để thử nghiệm chƣơng trình truyền hình theo công nghệ kỹ thuật số. Nhƣng với tinh thần cách mạng tiến công, sáng tạo, làm chủ công nghệ kỹ thuật mới, đi tắt đón đầu, tự lực, tự cƣờng đầu tƣ; chỉ trong vòng 3 năm xây dựng và phát triển, đến tháng 7/2007 đã đƣợc Nhà nƣớc chính thức công nhận là Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC. Đài trở thành đơn vị báo chí chính thống của Bộ Thông tin và Truyền thông, là kênh thông tin chính thức của Đảng và Chính phủ. Đài truyền hình kỹ thuật số VTC hoạt động theo cơ chế sự nghiệp đặc thù do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định. Tháng 11/2006, Đài đƣợc kết nạp làm thành viên thứ 127 của Hiệp hội Truyền hình Châu Á - Thái Bình Dƣơng.

Hiện nay, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC có đội ngũ phóng viên, biên tập viên trẻ đƣợc đông đảo, đƣợc đào tạo cơ bản, chuyên sâu nghiệp vụ về truyền hình, báo chí, nghệ thuật, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tác nghiệp chuyên môn giỏi. Với năng lực tự sản xuất 15 kênh truyền hình, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC trở thành 1 trong 2 Đài truyền hình có số lƣợng kênh truyền hình phát sóng nhiều nhất cả nƣớc; và là 1 trong 4 cơ quan truyền thông hàng đầu của quốc gia (VTV, VTC, VOV, TTXVN)

Đến thời điểm ngày 30/10/2013 theo Nghị định 132/2013/NĐ-CP mới đƣợc ban hành, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC chuyển về thành đơn vị sự

54

nghiệp trực thuộc Bộ TT&TT, tách khỏi doanh nghiệp nhằm mục đích thực hiện tốt hơn công tác quản lý Nhà nƣớc đối với lĩnh vực báo chí, và đúng với Luật Báo chí.

Trong quá trình hình thành và phát triển của Đài truyền hình kỹ thuật số luôn có quan hệ mật thiết với Tổng công ty VTC. Thƣơng hiệu của Tổng công ty VTC gắn liền với thƣơng hiệu của Đài truyền hình kỹ thuật số. Sau khi tách đài, Tổng công ty và Đài là đối tác chiến lƣợc, hợp tác hiệu quả đảm bảo các hoạt động báo chí, kinh doanh của 2 đơn vị phát triển tốt theo yêu cầu của Bộ TT&TT. Tổng công ty tập trung cho công nghiệp nội dung số, dịch vụ truyền hình, phát huy thế mạnh, tận dụng cơ hội để hƣớng tới phát triển bền vững.

Hình 2.4: Mô hình VTC sau khi tách Đài (Nguồn VTC)

Trong phạm vi nghiên cứu về dịch vụ truyền hình của đề tài, Luận văn sẽ giới thiệu và phân tích về 2 thành tố bao gồm: Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ (trực thuộc Tổng công ty) và Công ty VTC Dịch vụ truyền hình số. Đây là những bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong mô hình cung cấp và triển khai dịch vụ truyền hình trả tiền của Tổng công ty VTC

55

2.4. Một số đặc điểm về hoạt động kinh doanh sản phẩm: Giới thiệu công ty VTC Dịch vụ truyền hình số - VTC Digital ty VTC Dịch vụ truyền hình số - VTC Digital

2.4.1. Quá trình thành lập và lịch sử phát triển

Công ty VTC Dịch vụ truyền hình số (VTC Digital) là đơn vị trực thuộc Tổng công ty truyền thông đa phƣơng tiện VTC. Tiền thân của công ty VTC Digital là sự hợp nhất của Trung tâm dịch vụ truyền hình số (CDT), Công ty TNHH MTV Viễn thông và Dịch vụ truyền hình VTC, Chi nhánh phía nam của Tổng công ty VTC. Lịch sử 8 năm hình thành và phát triển đến nay công ty đã có một trụ sở chính, 2 văn phòng đại diện tại miền Trung và miền Nam, 10 showroom giới thiệu sản phẩm với tổng số 172 cán bộ nhân viên.

Mô hình tổ chức của công ty VTC Digital

Hình 2.5: Mô hình tổ chức của VTC Digital

2.4.2. Năng lực, nhiệm vụ, chức năng của Công ty VTC Digital Lĩnh vực kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh

Công ty hiện tại đang cung cấp các dịch vụ sau:

 Dịch vụ truyền hình trả tiền

 Dịch vụ nội dung và trao đổi bản quyền truyền hình

 Dịch vụ truyền dẫn CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÕNG KINH DOANH PHÕNG KỸ THUẬT PHÕNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH PHÕNG HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÕNG DỊCH VỤ THỊ TRƯỜNG PHÕNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÕNG KINH DOANH

TẠI MIỀN TRUNG PHÕNG KINH DOANH TẠI TP.HỒ CHÍ MINH GIÁM ĐỐC

PHÕNG PHÁT TRIỂN

DỊCH VỤ

56

Định hướng chiến lược của công ty:

Định hƣớng chiến lƣợc của Công ty VTC Digital là trở thành một trong những Công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ truyền hình trả tiền.

Trong lĩnh vực hợp tác truyền hình công ty VTC Digital hiện có những định hƣớng phát triển chính gắn liền với hoạt động của các Đài PTTH trong cả nƣớc.

Năng lực cán bộ:

Công ty đƣợc tổ chức theo nhiệm vụ chức năng cụ thể với các phòng ban chuyên môn.

Tổng số cán bộ nhân sự VTC Digital tính đến tháng 6 năm 2013 có 172 cán bộ, độ tuổi trung bình 26,7 (trong đó tỉ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên chiếm 70.4%) bao gồm nhiều Thạc sỹ, Kỹ sƣ tốt nghiệp các trƣờng đại học kỹ thuật, Cử nhân đại học, Cao đẳng kỹ thuật kinh tế... thuộc các chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau.

Các nguồn lực cơ bản của công ty VTC Digital:

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình (nghiên cứu trường hợp Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)