Lịch sử của những lý thuyết đổi mới cho thấy có nhiều quan điểm và mô hình quá trình đổi mới khác nhau. Tuy nhiên quan điểm đổi mới xuất phát từ thị trƣờng là quan điểm thống lĩnh trong giai đoạn hiện nay. Theo quan điểm
36
này, quá trình đổi mới bao gồm các giai đoạn sau: (1) phân tích cơ hội; (2) sáng tạo ý tƣởng; (3) thử nghiệm và đánh giá ý tƣởng; (4) phát triển ý tƣởng và (5) thƣơng mại hóa.
Hình 1.6: Quá trình đổi mới trong doanh nghiệp6
Phân tích cơ hội
Đổi mới không bắt đầu từ những thay đổi về công nghệ mà bắt đầu từ nhu cầu thị trƣờng. Giai đoạn đầu tiên của sự đổi mới là xác định thị trƣờng và khách hàng cần gì hoặc sẽ cần gì. Mục đích của giai đoạn này là tìm kiếm những cơ hội cho sự đổi mới.
Sáng tạo ý tưởng
Mục đích của giai đoạn này là xác định những ý tƣởng sáng tạo phù hợp với nhu cầu khách hàng. Công việc cần thực hiện ở bƣớc này là sử dụng các thông tin đã thu thập từ khách hàng kết hợp với các kiến thức về thị trƣờng và khoa học công nghệ mới nhằm xác định các giải pháp sáng tạo về sản phẩm/dịch vụ.
Những giải pháp sáng tạo hay những ý tƣởng đổi mới có thể đƣợc xác định bằng nhiều cách thức khác nhau:
- Khai thác ý tƣởng từ khách hàng để xác định giải pháp đổi mới. Tuy nhiên khách hàng thƣờng có những nhu cầu tƣơng tự nhƣ các nhu cầu hiện tại do họ bị giới hạn bởi vốn kiến thức kỹ thuật hạn hẹp.
6 Havard business essentials (2003), Quản lý tính sáng tạo và đổi mới, NXB tổng hợp TP. Hồ Chí Minh Phân tích cơ hội Sáng tạo ý tƣởng đổi mới Phát triển ý tƣởng đổi mới
Thƣơng mại hóa đổi mới
Đánh giá ý tƣởng đổi mới
37
- Học hỏi từ những ngƣời sử dụng đi đầu, những ngƣời mà nhu cầu của họ đã thôi thúc họ đổi mới để đáp ứng yêu cầu riêng của mình. Đây là những ngƣời mà nhu cầu của họ vƣợt ra khỏi xu hƣớng thị trƣờng. - Quan sát cách khách hàng sử dụng sản phẩm trong môi trƣờng riêng
của họ. Mục đích là đặt những ngƣời có kiến thức về chuyên môn trong mối quan hệ trực tiếp với thế giới khách hàng.
- Tạo ý tƣởng đổi mới từ các bộ phận nghiên cứu và phát triển của tổ chức.
- Phát triển ý tƣởng đổi mới từ thị trƣờng mở bằng cách mua bán hoặc liên minh liên kết.
Đánh giá ý tưởng đổi mới
Mục đích của giai đoạn này là xác định một số ý tƣởng đƣợc coi là tốt nhất nhằm phát triển chúng thành các sản phẩm/dịch vụ mới trong giai đoạn sau.
Ý tƣởng đƣợc đánh giá tốt nhất sẽ đƣợc lựa chọn và chuyển sang giai đoạn phát triển ý tƣởng.
Phát triển ý tưởng đổi mới
Sau khi hoàn thành 3 giai đoạn đầu tiên, sự đổi mới chỉ mới dừng lại ở khái niệm, giai đoạn thứ 4 có mục đích là làm cho mọi ngƣời nhận biết sản phẩm. Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là thiết kế, sản xuất và quảng bá sản phẩm để biến ý tƣởng sáng tạo thành hiện thực. Tổ chức cần chứng minh đƣợc sản phẩm mới của họ sẽ tiết kiệm chi phí và sở hữu những giá trị cốt lõi mới.
Thách thức ở giai đoạn này là vấn đề thời gian. Một số tổ chức có thể đánh mất động lực và những lợi thế mà họ đã dành đƣợc ở bƣớc 1 và 2. Thiết kế và sản xuất nhanh chóng để bắt kịp với nhu cầu thị trƣờng là rất quan trọng. Nhiều rủi ro có thể xảy ra khi nhiều đối thủ cũng có những ý tƣởng tƣơng tự nhƣ tổ chức chúng ta và họ bắt kịp với nhu cầu đang lên của thị trƣờng. Vì vậy mối quan hệ giữa tổ chức với các đối tác trong chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng là rất quan trọng để đảm bảo sự thành công. Những nguyên tắc và kỷ luật
38
của tổ chức cần đƣợc tuân thủ để đảm bảo những ý tƣởng có thể biến thành hiện thực.
Thương mại hóa sản phẩm
Thƣơng mại hóa là giai đoạn thách thức nhất của quá trình đổi mới. Đây là sự thử nghiệm cuối cùng cho những ý tƣởng đổi mới. Nhiệm vụ của giai đoạn này là sản xuất đại trà và đƣa sản phẩm đến với thị trƣờng và khách hàng. Thƣơng mại hóa là nhƣng nỗ lực để có đƣợc lợi nhuận từ sự đổi mới thông qua việc sản xuất, bán hoặc sử dụng sản phẩm/dịch vụ mới. Đây là hoạt động để tổ chức chứng minh lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trƣờng qua các sản phẩm/dịch vụ mới.