Khái niệm đổi mới (Innovation)

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình (nghiên cứu trường hợp Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC (Trang 26)

“Innovation” – tạm dịch là đổi mới là thuật ngữ thƣờng gặp trên các sách báo nghiên cứu quản lý và phát triển KH&CN trên thế giới, đặc biệt là tại khối các nƣớc thuộc tổ chức OECD từ những năm 1980 trở lại đây. Muộn hơn chút ít, cách đây 1-2 thập kỷ, cách tiếp cận hệ thống đổi mới đã đƣợc sử dụng tại nhiều nƣớc thuộc khối các nƣớc NIC và một số nƣớc đang phát triển khác tại Đông Âu, Châu Á và Châu Mỹ La tinh. Tuy nhiên, trong một cuốn sách đƣợc viết từ năm 1912, J. Schumpeter đã là ngƣời đầu tiên nêu lên tầm quan trọng của đổi mới và phân biệt những ý nghĩa mới của khái niệm đổi mới so với khái niệm sáng chế (invention).

Theo đó, sáng chế thƣờng chỉ là một ý tƣởng, một mô hình hoặc là một bản vẽ sơ bộ về một sản phẩm hoặc một quy trình sản xuất sản phẩm mới. Sáng chế không phải lúc nào cũng đƣợc công nhận để cấp bằng và thƣờng rất ít khi tạo ra những sản phẩm/quy trình mới đƣợc thị trƣờng chấp nhận.

Trong khi đó, đổi mới là khái niệm mô tả quá trình tạo ra sáng chế và các hoạt động thử nghiệm, sản xuất để biến sáng chế từ chỗ chỉ là những ý tƣởng,

25

bản vẽ trở thành những sản phẩm và dịch vụ mới đƣợc mua bán trên thị trƣờng, đƣợc thị trƣờng chấp nhận.

“Innovation” là quá trình “chuyển ý tưởng thành sản phẩm mới hoặc sản phẩm hoàn thiện đưa ra trên thị trường, thành quy trình đưa vào hoạt động hoặc hoàn thiện trong công nghiệp và thương mại, hoặc đưa ra cách tiếp cận mới về dịch vụ xã hội” [Nelson, 1993].

Nhƣ vậy “Innovation” là khái niệm chỉ một chỉnh thể, một hệ thống bao gồm nhiều tri thức, nhiều yếu tố, nhiều tổ chức, nhiều chính sách, nhiều tác nhân có liên quan cần thiết trong quá trình tạo ra những sản phẩm và dịch vụ đƣợc xã hội và thị trƣờng chấp nhận. “Innovation” vừa chứa đựng các yếu tố kỹ thuật, công nghệ, khoa học và kinh tế, sản xuất, kinh doanh, lại vừa thể hiện các khía cạnh về tổ chức, về văn hoá và xã hội ở nhiều phạm vi khác nhau: quốc gia, quốc tế vùng, ngành và các công ty.

Một khía cạnh quan trọng của đổi mới là nó phải tạo ra lợi nhuận và giá trị gia tăng cho tổ chức. Việc tạo ra ý tƣởng và áp dụng các ý tƣởng để tạo ra sản phẩm mới chỉ là giai đoạn khởi đầu. Để trở thành đổi mới, các ý tƣởng cần đƣợc phát triển nhằm tạo ra các sản phẩm/dịch vụ theo nhu cầu khách hàng. Đó là một tổng thể bao gồm nhiều loại hoạt động xã hội rất phức tạp, có liên quan chặt chẽ với nhau nhƣ nghiên cứu, triển khai công nghệ, thiết kế chế tạo, tiếp thị và thƣơng mại hoá, giáo dục, đào tạo đƣợc tiến hành bởi hàng loạt các tổ chức, tác nhân liên quan nhƣ tổ chức R&D, doanh nghiệp, trƣờng đại học, cơ quan quản lý nhà nƣớc, hiệp hội nghề nghiệp, v.v. Hệ thống các tác nhân và quan hệ diễn ra trong hoạt động đổi mới có cấu trúc phức tạp, diễn tiến không tuần tự nhƣng có khả năng tự tổ chức, tự liên kết, tự tiến hóa đòi hỏi những môi trƣờng và thiết chế quản lý thích hợp, những không gian liên kết đủ rộng để có thể diễn ra. Đổi mới do vậy không đơn thuần gói gọn trong chính sách, nó vừa là các thực thể, vừa là các mối quan hệ lại vừa là cách tiếp cận lý thuyết.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình (nghiên cứu trường hợp Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC (Trang 26)