Đánh giá cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình (nghiên cứu trường hợp Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC (Trang 80)

bỏ không tiếp tục cung cấp sản phẩm, dịch vụ.

Những năm trƣớc đây, do chi phí khởi tạo dịch vụ còn cao nên khách hàng không dễ dàng để chuyển sử dụng từ sản phẩm của nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác (trung bình khoảng 2.000.000đ/thuê bao) do vậy mức độ cạnh tranh còn chƣa lớn. Tuy nhiên hiện nay một số nhà cung cấp dịch vụ đã có chiến lƣợc hạ giá thành sản phẩm, thậm chí tặng sản phẩm đầu thu khi khách hàng đăng ký mới, nên đã diễn ra các cuộc đua hạ giá giữa các doanh nghiệp cung cấp. Ngoài sức ép từ đối thủ cạnh tranh trực tiếp, doanh nghiệp còn có các sức ép khác nhƣ từ các đối thủ tiềm tàng, nhà cung cấp thiết bị, nhà cung cấp bản quyền truyền hình... Điều này khiến các doanh nghiệp phải cố gắng nhiều hơn để giữ chân khách hàng.

Tuy nhiên thị trƣờng truyền hình trả tiền tại Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng có thể tiếp tục phát triển. Phần tiếp theo, tác giả sẽ đi sâu phân tích đánh giá cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của VTC trong tình hình hiện nay.

2.6.2. Đánh giá cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp nghiệp

a. Đánh giá cơ hội

Tiềm năng về thị trường truyền hình trả tiền trong nước còn lớn

Việt Nam là nƣớc có dân số lớn, truyền hình là “món ăn tinh thần” không thể thiếu của ngƣời dân. Tỷ lệ hộ dân sử dụng truyền hình trả tiền tại Việt Nam còn ở mức thấp (chỉ khoảng 20%). Truyền hình trả tiền hiện phân phối không đều, chủ yếu tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Tại những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì truyền hình trả tiền mới đang bắt đầu phát triển nên thị trƣờng tiêu dùng của truyền hình trả tiền còn rất lớn và nhiều cơ hội để VTC cung cấp mở rộng thị phần.

“Phải nói rằng, trong thời gian vừa qua, thị trường truyền hình trả tiền phát triển khá nóng. Hiện nay chúng ta biết tổng số thuê bao truyền hình trả tiền khoảng 4

79

triệu thuê bao... Nhưng thực ra, số thuê bao này tập trung chủ yếu ở thành phố lớn nơi có sự canh tranh hết sức khốc liệt như VCTV, K+, AVG,… Tuy nhiên, tính chung số thuê bao truyền hình trả tiền trên số hộ gia đình chỉ mới chiếm 20%. Ở các nước phát triển, tình trạng bão hòa của truyền hình bão hòa là trên 70% - 80%. Do vậy vẫn còn rất nhiều sân để các doanh nghiệp phát triển truyền hình trả tiền. Hơn nữa phần đông các hộ dân không có truyền hình trả tiền lại nằm ở vùng sâu vùng xa.

Như vậy, định hướng của chúng tôi trong việc quy hoạch truyền hình trả tiền đến năm 2020 là tập trung mở rộng truyền hình trả tiền tới vùng sâu vùng sa nơi người dân chưa có điều kiện tiếp cận với dịch vụ này. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh ở những nơi thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt.”

(trích lời Ông Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện chiến lược Thông tin & Truyền thông, Bộ TT&TT.)9

Số lượng khách hàng tiềm năng đang sử dụng dịch vụ của Tổng công ty VTC lớn, nhu cầu sử dụng dịch vụ chất lượng cao, công nghệ mới.

VTC có một “hệ sinh thái” là cộng đồng khách hàng sử dụng dịch vụ chung của Tổng công ty, bao gồm: khoảng 50 triệu tài khoản khách hàng sử dụng dịch vụ nội dung số, thanh toán điện tử và game online; 3.5 triệu khách hàng đang sử dụng dịch vụ truyền hình số mặt đất miễn phí. Đây là tập khách hàng tiềm năng, đồng thời cũng là lợi thế của VTC so với các đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền khác.

Ngoài ra, hiện nay các loại Tivi công nghệ mới nhƣ LCD/LED đang thay thế nhanh chóng cho Tivi CRT dẫn đến nhu cầu xem các chƣơng trình truyền hình độ nét cao HDTV của ngƣời dân ngày càng cao. Cùng với xu thế truyền thông hội tụ, đa hạ tầng trên cả viễn thông, truyền hình và Internet đã mở ra xu thế sử dụng dịch vụ truyền hình mọi lúc, mọi nơi.

80

VTC có thể tận dụng lợi thế khai thác tập khách hàng tiềm năng, tích hợp các dịch vụ giá trị gia tăng vào hệ thống truyền hình trả tiền để khai thác, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ mới.

Thị trường công nghệ rộng lớn.

Hiên nay thị trƣờng công nghệ truyền hình tại Việt Nam và thế giới đang rất rộng lớn. Điều này khiến việc dễ dàng học hỏi và ứng dụng công nghệ mới, tạo cơ hội hợp tác phát triển của VTC với các doanh nghiệp trên toàn cầu để đổi mới công nghệ nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Đồng thời đây cũng là cơ hội để VTC hợp tác với các nhà sản xuất chƣơng trình truyền hình trong nƣớc và thế giới để nâng cao chất lƣợng nội dung chƣơng trình trong các gói sản phẩm của mình.

Định hướng số hóa truyền hình của chính phủ

Định hƣớng số hóa truyền hình của chính phủ đến năm 2020 tạo tiền đề phát triển chung và lâu dài cho truyền hình kỹ thuật số theo Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg. Theo đó, tất cả các đài phải ngƣ̀ng phát sóng các chƣơng trình b ằng công nghệ analog và chuyển hẳn sang phát chƣơng trình truyền hình kỹ thuâ ̣t số. Hiện nay, VTC Digital đã chuyển đổi hầu hết từ công nghệ analog sang công nghệ số nên đây sẽ là cơ hội đi trƣớc của VTC trên thị trƣờng truyền hình số trả tiền. Ngoài ra, nhu cầu phát sóng vệ tinh của các Đài truyền hình địa phƣơng trên khắp cả nƣớc cũng đang rất lớn. Điều này mở ra cơ hội hợp tác phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền cùng với dịch vụ cho thuê, chia sẻ hạ tầng số có sẵn của VTC.

b. Đánh giá nguy cơ

Thách thức trong việc thay đổi tư duy khách hàng về truyền hình trả

tiền trong nền kinh tế suy thoái

Những năm gần đây, suy thoái kinh tế dẫn đến thu nhập và khả năng tiêu dùng của ngƣời dân giảm sút, đặc biệt trong việc mua sắm và sử dụng các dịch vụ giải trí, công nghệ cao. Ngoài ra, thói quen xem truyền hình của một bộ phận ngƣời dân là vẫn muốn xem miễn phí, không phải trả tiền. Vì thế,

81

lƣợng ngƣời sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền hiện nay chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn, những nơi có điều kiện kinh tế phát triển. Tại các vùng nông thôn vẫn còn rất nhiều ngƣời chƣa đƣợc tiếp cận với truyền hình trả tiền và các loại truyền hình chất lƣợng cao. Đây là thách thức lớn nhất hiện nay của các công ty cung cấp về dịch vụ truyền hình trả tiền phải tìm cách thu hút khán giả và tiếp cận tốt hơn với khách hàng.

Cường độ cạnh tranh trong ngành cao

Hiện nay, chi phí mua bản quyền chƣơng trình truyền hình (đặc biệt các chƣơng trình nƣớc ngoài) ngày càng cao. Các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh đang đầu tƣ mạnh mẽ để làm thƣơng hiệu, mua bản quyền các giải đấu thể thao, phim truyện nhằm chiếm lĩnh thị trƣờng.

Theo bà Trần Phương Lan - Trưởng Ban Giám sát và Quản lý cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Thị phần trên thị trường truyền hình trả tiền tập trung chủ yếu vào các DN của nhà nước và trực thuộc các đài truyền hình lớn của trung ương. Mức chênh lệch thị phần giữa DN dẫn đầu và những DN đứng kế tiếp đã có sự gia tăng đáng kể, nhất là từ năm 2012. Trên thị trường đã hình thành DN có vị trí thống lĩnh như SCTV với 40% thị phần. VTV là chủ sở hữu hoặc tham gia góp vốn vào nhiều DN có thị phần lớn, lên tới hơn 70%.”

Bà Trần Phương Lan cho biết hiện nay đang diễn ra tình trạng các DN cạnh tranh nhau để ký những hợp đồng bản quyền truyền hình, đặc biệt là bản quyền truyền hình phát sóng các giải bóng đá hàng đầu thế giới. Do chi phí mua bản quyền lớn nên giá thuê bao truyền hình trả tiền đã liên tục tăng. Cụ thể, nếu giai đoạn 2007-2010, giá bản quyền phát sóng Giải Ngoại hạng Anh ở Việt Nam chỉ 4 triệu USD thì đến giai đoạn 2011-2013 đã là 19 triệu USD, giai đoạn 2013-2016 là 37,5 triệu USD. Như vậy, giá bản quyền phát sóng Giải Ngoại hạng Anh ở Việt Nam từ năm 2011 đến nay đã tăng hơn 9 lần.10

Một số doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tận dụng nguồn tài chính lớn, đã cạnh tranh không lành mạnh bằng cách bán thiết bị và dịch vụ dƣới

82

giá vốn, cạnh tranh đẩy giá bản quyền nội dung lên cao, chấp nhận lỗ rất nhiều tiền để cạnh tranh chèn ép các doanh nghiệp khác.

Theo ông Hoàng Lê Sơn – giám đốc VTC Digital:

“Hiện nay trên thị trường truyền hình trả tiền đang xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Biểu hiện rõ nét nhất, một số đơn vị truyền hình trả tiền đã có chính sách bán thiết bị dưới giá vốn, bán dưới giá dịch vụ. Đặc biệt hơn là có một số đơn vị lớn mua độc quyền nhiều chương trình truyền hình của nước ngoài, đã đẩy giá bản quyền lên cao hơn rất nhiều so với giá trị thực trong bối cảnh kinh doanh của họ lại thua lỗ nặng.

Việc độc quyền nhìn dưới nhiều góc độ đều" hỏng". Doanh nghiệp phải chấp nhận mức giá rất cao để mua bản quyền và chịu thua lỗ, Nhà nước khó quản lý và điều tiết được vấn đề bản quyền, đa số người dân không được hưởng lợi. Các nhà báo thể thao của các đài không có bản quyền sẽ không có vật tư để sản xuất các chương trình. Và vấn đề độc quyền đang có dấu hiệu ngày càngleo thang.11

Ngoài ra các đối thủ mới là các nhà doanh nghiệp viễn thông nhƣ Truyền hình cáp Viettel, FPT chuẩn bị gia nhập thị trƣờng và sẽ là những động thái gây sức ép giảm giá dịch vụ.

Ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện cho biết sau 9 năm phát triển, thị trường mới có khoảng 4 triệu thuê bao truyền hình trả tiền, như vậy còn một số lượng rất lớn người dân Việt Nam chưa được sử dụng dịch vụ. “Bản chất việc doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truyền hình cáp là phát huy thế mạnh hạ tầng truyền dẫn của họ. Tôi tin rằng khi các doanh nghiệp viễn thông nhảy vào thị trường này, giá dịch vụ cung cấp cho người dân sẽ giảm mạnh chứ không tăng liên tục như thời gian vừa qua.”12

Áp lực đổi mới sản phẩm và nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

về chất lượng và giá của sản phẩm, dịch vụ

Nền tảng ứng dụng công nghệ số đem lại cho truyền hình khả năng phát triển nội dung vƣợt trội. Phát triển nội dung hƣớng ra Internet, cá thể hóa nội

11http://ictnews.vn: Minh Quyên, Độc quyền Ngoại hạng Anh gây bức xúc cho cả xã hội, 19.07.2013 12

http://www.thongtincongnghe.com: FPT Telecom chính thức tham chiến thị trường truyền hình cáp

83

dung, chuyển đổi vai trò vị thế khán giả là những xu hƣớng phát triển chính về nội dung truyền hình trong thời gian tới. Các sản phẩm truyền hình OTT, truyền hình theo yêu cầu VOD, truyền hình di động đang bắt đầu có chỗ đứng trên thị trƣờng truyền hình Việt Nam. Áp lực cho doanh nghiệp là phải tạo ra các sản phẩm thay thế, bắt kịp với xu thế thời đại là rất lớn.

Khi đã sử dụng các dịch vụ trả phí, khách hàng có quyền đòi hỏi cao về chất lƣợng sản phẩm đƣợc cung ứng. Trong thời đại bùng nổ thông tin và thị trƣờng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng hoàn toàn có thể lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất, giá cả hợp lý nhất để sử dụng. Vì vậy, đó chính là áp lực của khách hàng về giảm giá và nâng cao chất lƣợng đối với các nhà cung cấp dịch vụ nói chung và VTC Digital nói riêng.

Theo ông Hoàng Lê Sơn- giám đốc VTC Digital: “Dịch vụ truyền hình đang phải đối mặt với khá nhiều thách thức. Bên cạnh thách thức đến từ suy thoái kinh tế khiến nhu cầu chi tiêu của người dân giảm sút, thì khách hàng đòi hỏi chất lượng nội dung ngày càng cao yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ phải có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng nội dung.”13

Nguy cơ “chảy máu chất xám” về các đối thủ cạnh tranh

Trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt của thị trƣờng hiện nay, VTC cũng nhƣ nhiều doanh nghiệp khác đang gặp vấn đề về bộ máy nhân sự. Khá đông những nhân lực trình độ cao và các lãnh đạo đều bị thu hút về với những doanh nghiệp mạnh hơn, có chế độ đãi ngộ tốt hơn, nơi mà họ có thể phát triển hết khả năng của mình. Điều này kéo theo việc một lƣợng “chất xám” không nhỏ của VTC chuyển dịch ra ngoài doanh nghiệp sang các đối thủ cạnh tranh. Có thể thấy việc "chảy máu chất xám” đã và đang khiến VTC gặp nhiều khó khăn trong cuộc đua tranh giành thị phần.

Theo ông Nguyễn Xuân Cường - Tổng giám đốc VTC:14

“ Đúng là trong năm qua có những cán bộ, nhân viên, trong đó có những cán bộ

13

http://ictnews.vn: M.Q, VTC "tính chiêu" giữ chân thuê bao truyền hình số, 04.02.2013

84

cấp cao của Tổng công ty rời VTC. Đó là một thực tế buồn, dẫu biết rằng việc có người ra đi, có người đến là chuyện bình thường của một doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng phải nói rằng, công tác tuyển chọn nhân sự chất lượng cao và đào thải những nhân sự chất lượng kém trong thời gian qua chúng ta làm chưa tốt. Trong Tổng công ty vẫn còn một bộ phận nhân sự không còn phù hợp với giai đoạn phát triển mới của Tổng công ty, nhưng họ lại có nhiều năm gắn bó với VTC. Ở đây có yếu tố truyền thống, nhưng cũng là sự kìm hãm phát triển.”

c. Đánh giá Điểm mạnh

Sử dụng công nghệ tiến tiến, giá thành sản phẩm hợp lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VTC có hệ thống thiết bị truyền dẫn, truyền hình hiện đại. So với các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền khác, VTC đang dẫn đầu về việc áp dụng công nghệ hiện đại cung cấp dịch vụ tới ngƣời xem truyền hình.

Sản phẩm, dịch vụ có giá cả hợp lý Sản phẩm đầu kỹ thuật số vệ tinh của VTC Digital đã giảm giá 50% trong vòng 4 năm kể từ khi khai trƣơng dịch vụ. Ngoài ra giá thuê bao hàng tháng của VTC đang rất hấp dẫn, rẻ hơn từ 10 - 30% giá so với một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

VTC đã khẳng định được thương hiệu

Thƣơng hiệu truyền hình VTC bắt nguồn từ năm 2001 khi VTC bắt đầu ứng dụng truyền hình số vào phát sóng thử nghiệm tại Việt Nam. Tính đến nay có khoảng 4 triệu đầu thu truyền hình số mang thƣơng hiệu VTC Digital đang đƣợc sử dụng trên thị trƣờng. Thƣơng hiệu VTC là thƣơng hiệu quốc gia thứ 2 (chỉ sau VTV) ở Việt Nam về truyền hình nên sức lan tỏa và ảnh hƣởng của VTC đến ngƣời dân Việt Nam qua ngành công nghiệp nội dung số là lớn.

Nguồn nhân lực KH&CN có chất lượng

VTC có bề dày kinh nghiệm: 25 năm triển khai kinh doanh lắp đặt thiết bị phát thanh, truyền hình, trên 10 năm kinh doanh dịch vụ truyền hình nên VTC đƣợc kế thừa những nhân lực giỏi, giàu kinh nghiệm. Tổng công ty VTC có đội ngũ nhân lực KH&CN trẻ, độ tuổi trung bình của cán bộ TTNC là 27 đây

85

là đội ngũ giàu tri thức, sáng tạo, năng động, nhiệt huyết. Các kỹ sƣ của VTC có khả năng thích nghi nhanh, làm chủ và ứng dụng công nghệ mới rất tốt.

Với Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, dịch vụ truyền hình trả tiền của

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình (nghiên cứu trường hợp Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC (Trang 80)