Các điều kiện để hình thành hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình (nghiên cứu trường hợp Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC (Trang 40)

nghiệp

Để tiến hành đổi mới, doanh nghiệp cần đầu tƣ rất lớn vào nguồn nhân lực và R&D. Các doanh nghiệp dẫn đầu thị trƣờng luôn có tỷ lệ đầu tƣ vào R&D cao nhất. Tuy nhiên, R&D là đầu tƣ mạo hiểm và khó kiểm soát hiệu quả hơn so với các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thƣờng vì doanh nghiệp khó có thể tính toán giá thành và hiệu quả. Nhƣng nếu không đầu tƣ vào R&D, doanh nghiệp lại khó giữ đƣợc vị trí cạnh tranh. Vì vậy, hiệu quả của đổi mới dễ đƣợc đo lƣờng hơn khi gắn với việc đƣa ra thị trƣờng các sản phẩm mới thông qua đánh giá doanh thu từ các sản phẩm đó. Tuy nhiên, để tung sản phẩm mới ra thị trƣờng, doanh nghiệp luôn cần nguồn vốn đầu tƣ thƣờng xuyên, thay vì sử dụng vốn lƣu động, để tránh mất cân bằng tài chính vì rủi ro của các dự án đổi mới là rất cao. Đôi khi, hiệu quả của đầu tƣ cho đổi mới cũng đƣợc đo lƣờng bằng số phát minh, sáng chế, song một phát minh, sáng chế là kết quả của nhiều năm đầu tƣ cho R&D.

Do đó, đổi mới phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy, tƣ duy chiến lƣợc, tầm nhìn của lãnh đạo doanh nghiệp và việc phát triển văn hóa đổi mới. Doanh nghiệp cần đầu tƣ nhiều vào con ngƣời, coi đây là nhân tố chính để đổi mới. Các nghiên cứu nhấn mạnh doanh nghiệp muốn đổi mới phải có cấu

39

trúc tổ chức linh hoạt, hữu cơ. Tính hành chính của một tổ chức thƣờng là cản lực lớn cho đổi mới. Đổi mới phải gắn liền với làm việc nhóm và tƣ duy đổi

mới. Tại các doanh nghiệp nhỏ, lãnh đạo/doanh nhân luôn là đầu tàu trong công cuộc đổi mới. Mạo hiểm và đam mê là hai phẩm chất quan trọng để lãnh đạo/doanh nhân thực hiện hoạt động này. Ngƣợc lại, tại các doanh nghiệp lớn, động cơ của đội ngũ quản lý đóng vai trò quan trọng trong đổi mới. Một yếu tố khác đóng vai trò cốt lõi là đào tạo và phát triển nhân sự. Đổi mới trở thành giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp.

Hình 1.7: Xây dựng hệ thống khả năng đổi mới7

Theo các tài liệu nghiên cứu của tác giả Vũ Cao Đàm : Doanh nghiệp muốn đổi mới cần xây dựng được một hệ thống đảm bảo, bắt đầu từ khâu hình thành ý tưởng đổi mới đến khâu thực hiện ý tưởng đổi mới và hệ thống đảm bảo cho việc thực hiện ý tưởng đổi mới đó8

.

Trong điều kiện phát triển bình thƣờng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng, hệ thống đổi mới của doanh nghiệp bao gồm các tổ chức

7 Peter Skarzunski – Rowan Gibson (2008), Đổi mới từ cốt lõi, NXB tổng hợp TP. Hồ Chí Minh

8Vũ Cao Đàm (2011), Một số vấn đề quản lý Khoa học và Công nghệ ở nước ta, NXB Khoa học và kỹ thuật

Năng lực

đổi mới Văn hóa công ty và các giá trị

Quy trình và các công cụ Con ngƣời và các kỹ năng Các nhà lãnh đạo và bộ máy tổ chức chia sẻ tầm nhìn chung của đổi mới Hợp tác, cởi mở và ƣu đãi là phần thƣởng thách thức hiện trạng ạng Các nhà lãnh đạo và bộ máy tổ chức chia sẻ tầm nhìn chung của đổi mới

Bộ máy tổ chức và lãnh

đạo

Quy tắc để tiến hành xây dựng đổi mới trong tổ

chức Hệ thống tiếp cận và công cụ hỗ trợ cho phép thể hiện ý tƣởng, hệ thống quản lý

40

R&D và một hệ thống đảm bảo, gồm hạ tầng thông tin, hạ tầng công nghệ, hạ tầng công nghiệp và một cơ cấu nhân lực tƣơng ứng với quá trình từ khâu đề xuất ý tƣởng đến khâu thực hiện ý tƣởng và đảm bảo cho việc thực hiện ý tƣởng đó, nghĩa là biến ý tƣởng đó thành công nghệ trong sản xuất

Điều kiện phát triển bình thường của nền kinh tế thị trường

Điều này là một yếu tố mang tính quyết định tới quá trình đổi mới, bởi vì chỉ có trong điều kiện phát triển bình thƣờng của nền kinh tế thị trƣờng, doanh nghiệp mới có ý thức tham gia vào quá trình cạnh tranh.

Các tổ chức R&D của doanh nghiệp

Các tổ chức R&D là nơi sản sinh các ý tƣởng đổi mới, đồng thời cũng chính là nơi biến các ý tƣởng đổi mới thành hiện thực công nghệ.

Tất nhiên quá trình đổi mới trong doanh nghiệp không phải khi nào cũng diễn ra theo một quá trình tuyến tính, nghĩa là xuất phát từ các đơn vị R&D của doanh nghiệp (chuyển giao dọc công nghệ từ nội bộ doanh nghiệp) mà nó có thể đi bằng con đƣờng phi tuyến, nghĩa là chuyển giao ngang công nghệ từ các doanh nghiệp khác.

Hệ thống R&D trong doanh nghiệp phải hoàn chỉnh ở khâu D, cụ thể là phải làm từ prototype (sản phẩm mẫu sơ khởi), pilot (hình thành dây chuyền công nghệ) và phát triển đến tận sản xuất loạt thử nghiệm, gọi là sản xuất Serie 0.

Hạ tầng thông tin

Thông tin để phục vụ mục tiêu đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có nhiều loại thông tin cần thiết phục vụ quá trình đổi mới công nghệ, nhƣng tối thiểu phải cập nhật thƣờng xuyên đƣợc những thông tin nhƣ nhu cầu của khách hàng, về sự cạnh tranh của các đối thủ, về khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, thông tin về thị trƣờng và giá cả của công nghệ thông tin về dịch vụ tƣ vấn và chuyển giao công nghệ…

41

Hạ tầng công nghệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hạ tầng công nghệ và công nghệp bao gồm những đảm bảo về năng lực công nghệ để biến các ý tƣởng khoa học thành các nguyên lý công nghệ, đủ sức đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của doanh nghiệp.

Khi nói về “năng lực công nghệ”, chúng ta quan tâm bàn về những gì có quan hệ tới các kỹ năng (phần mềm), bao gồm từ kỹ năng vận hành công nghệ, kỹ năng làm chủ công nghệ, kỹ năng cải tiến công nghệ đến kỹ năng sáng tạo những nguyên lý công nghệ mới.

Có thể nói hạ tầng công nghệ là một yếu tố xúc tác mang tính quyết định, nhằm hiện thực hóa ý tƣởng khoa học thành các nguyên lý công nghệ mới.

Hạ tầng công nghiệp

Hạ tầng công nghiệp bao gồm những đảm bảo về năng lực công nghiệp để biến các nguyên lý công nghệ thành những dây chuyền công nghệ với mỗi dãy thiết bị phù hợp nguyên lý công nghệ mà nhà chế tạo muốn áp dụng trong thực tế sản xuất, đủ sức đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của doanh nghiệp.

Khi nói về năng lực công nghiệp, chúng ta quan tâm bàn về những gì có quan hệ tới năng lực thực hiện hóa cơ cấu Prototype (phần cứng) mang tính nguyên lý thành hệ thống thiết bị liên kết theo một dây chuyền công nghệ mang tính khả thi trong điều kiện sản xuất công nghiệp,

Tóm lại hạ tầng công nghiệp là những yếu tố xúc tác mang tính quyết định, nhằm hiện thực hóa ý tƣởng khoa học thành các nguyên lý và dây chuyền thiết bị công nghệ.

Đảm bảo tài chính

Tài chính là nguồn lực mang tính quyết định trong việc hiện thực hóa các ý tƣởng đổi mới. Trong nền kinh tế thị trƣờng, ngƣời ta có thể huy động nhiều nguồn tài chính cho đổi mới công nghệ:

- Với các đơn vị R&D của doanh nghiệp thì nguồn vốn đó là do doanh nghiệp bỏ ra.

42

- Doanh nghiệp cũng có thể khai thác nguồn vốn của các quỹ rủi ro (Venture capital fund), chuyên chấp nhận bỏ vốn đầu tƣ vào các quá trình rủi ro. Quan điểm đầu tƣ của các quỹ rủi ro là “lời ăn, lỗ chịu” với doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp cũng có thể tìm kiếm nguồn tài trợ từ các hợp đồng với các cơ quan của chính phủ, chẳng hạn, về quốc phòng và an ninh, khi các cơ quan này dành mối quan tâm nào đó đến những nhu cầu có quan hệ tới một lĩnh vực công nghệ có liên quan của doanh nghiệp.

43

* Kết luận chƣơng 1

Luận điểm cơ bản của chƣơng này là:

1. Truyền hình là một loại hình phƣơng tiện truyền thông đại chúng sản xuất và phân phối sản phẩm là chƣơng trình truyền hình.

Chất lƣợng sản phẩm của truyền hình phụ thuộc nhiều vào công nghệ. Truyền hình kỹ thuật số có nhiều ƣu điểm vƣợt trội so với truyền hình tƣơng tự, vì thế công nghệ truyền hình số sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm truyền hình.

2. Kinh doanh truyền hình trả tiền đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tƣ lớn và chuyên sâu. Trong nền kinh tế thị trƣờng, doanh nghiệp cần đổi mới để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng sử dụng dịch vụ và đối phó với áp lực cạnh tranh của đối thủ.

3. Đổi mới là quá trình chuyển đổi ý tƣởng để tạo ra sản phẩm mới. Doanh nghiệp là đầu tầu của hoạt động đổi mới chứ không phải các tổ chức R&D. Hệ thống đổi mới lấy doanh nghiệp làm trung tâm, liên kết các tác nhân liên quan trong đó có KH&CN để cùng tham gia vào quá trình đổi mới.

4. Để thực hiện đổi mới, doanh nghiệp cần xây dựng đƣợc một hệ thống đảm bảo, bắt đầu từ khâu hình thành ý tƣởng đến khâu thực hiện ý tƣởng đổi mới, đó là điều kiện, cơ sở để hình thành hệ thống đổi mới của doanh nghiệp.

Đây cũng chính là các cơ sở lý luận để phân tích kỹ hơn thực trạng kinh doanh dịch vụ truyền hình tại VTC hiện nay, cũng như đề xuất giải pháp nhằm ứng dụng hệ thống đổi mới để cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của dịch vụ truyền hình trả tiền VTC.

44

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TẠI VTC

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình (nghiên cứu trường hợp Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC (Trang 40)