Cách tiếp cận lý thuyết đổi mới

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình (nghiên cứu trường hợp Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC (Trang 34)

Tiếp cận lý thuyết đổi mới là tập hợp các quan niệm tạo thành một cách tiếp cận mới so với cách tiếp cận truyền thống chuyên môn hoá, tuyến tính đối với hoạt động R&D. Sở dĩ gọi là cách tiếp cận lý thuyết đổi mới là để phân biệt với thực thể các hệ thống đổi mới. Ở đây, trƣớc khi sử dụng khái niệm cách tiếp cận lý thuyết đổi mới thì đổi mới đã tồn tại nhƣ là thực thể và cách tiếp cận này không sinh ra một thực thể mới nào. Cái mới chỉ là một cách nhìn mới đối với các thực thể đã và vẫn đang tồn tại. Theo tác giả Nguyễn Mạnh Quân[16,18], các quan điểm của cách tiếp cận này nhƣ sau:

- Thứ nhất, cách tiếp cận lý thuyết đổi mới không coi các kết quả hoạt động R&D là mục đích mà chỉ là phƣơng tiện để sáng tạo ra các sản phẩm, quy trình công nghệ và dịch vụ mới. Hệ quả là nhƣ một phƣơng tiện, các kết quả R&D chỉ là một trong số các phƣơng tiện và nguồn gốc của các đổi mới.

- Thứ hai, cách tiếp cận lý thuyết đổi mới không giới hạn và bó hẹp phạm vi của hoạt động đổi mới trong khuôn khổ các hoạt động R&D chuyên môn hóa, hoặc là có khuynh hƣớng mở rộng khái niệm R&D. Bao hàm trong đó là sự nhất thể hóa giữa hoạt động R&D và sản xuất kinh doanh thƣơng mại, quản lý nhà nƣớc, v.v.

33

- Thứ ba, cách tiếp cận lý thuyết đổi mới quan niệm các hoạt động R&D là biến nội sinh tham gia vào quá trình tạo ra giá trị trong nền kinh tế, không phải là biến ngoại sinh nằm ngoài và tác động một chiều đến giá trị gia tăng của nền kinh tế.

- Thứ tư, cách tiếp cận lý thuyết đổi mới nhìn nhận không chỉ các kết quả

R&D tĩnh mà các dòng tri thức (có thể không thể hiện dƣới dạng các kết quả R&D, chƣa là sáng chế hoặc chƣa đƣợc mã hóa, chủ yếu là các bí quyết, tri thức dƣới dạng kinh nghiệm và các điển hình tốt trong thực tiễn) lƣu chuyển trong các hệ thống thống đổi mới, giữa các tác nhân đổi mới và các hệ thống đổi mới thông qua hoạt động học hỏi (learning) mới là yếu tố tạo ra giá trị gia tăng trong nền kinh tế.

- Thứ năm, cách tiếp cận lý thuyết đổi mới quan niệm các đòng tri thức đổi mới tham gia vào quá trình tạo giá trị trong nền kinh tế một cách phi tuyến, phức tạp, đa chiều và không tuần tự. Các nhà khoa học, các tổ chức R&D chuyên môn không còn là tác nhân duy nhất tạo ra công nghệ mới nhƣ trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá. Ngày càng có nhiều tác nhân khác nhau cùng tham gia và thúc đẩy quá trình nghiên cứu khoa học và phổ biến công nghệ trong khuôn khổ của các hệ thống đổi mới quốc gia, ngành và vùng lãnh thổ.

- Thứ sáu, cách tiếp cận lý thuyết đổi mới quan niệm đổi mới không phải chỉ là hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, công nghệ mà là hoạt động mang bản chất kinh tế, sinh lời, có động cơ lợi nhuận, chủ yếu đƣợc tiến hành tại các doanh nghiệp gắn với đầu tƣ của các doanh nhân là chủ thể của các hoạt động đổi mới. Chính trên giác độ này, ngƣời ta nói khoa học dùng tiền tạo tri thức trong khi đổi mới sử dụng tri thức để làm ra tiền.

- Thứ bảy, cách tiếp cận lý thuyết đổi mới nhìn nhận hoạt động đổi mới không diễn ra một cách đơn lẻ, bó hẹp trong từng doanh nghiệp, công ty hay viện nghiên cứu riêng rẽ mà diễn tiến trong khuôn khổ các hệ thống đổi mới

34

với nhiều tác nhân và tƣơng tác đa chiều (trên xuống, dƣới lên, theo cả thứ bậc và các tƣơng tác theo chiều ngang).

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình (nghiên cứu trường hợp Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)