Đổi mới doanh nghiệp để tạo năng lực đổi mới sản phẩm dịch vụ trong

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình (nghiên cứu trường hợp Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC (Trang 94)

trong thị trường mới.

Hƣớng thứ hai với mục tiêu nhằm xây dựng hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp, đây sẽ là một kế hoạch dài hơi để tạo năng lực đổi mới sản phẩm dịch vụ của VTC. Nhƣ trong phần cơ sở lý thuyết tác giả đã trình bày, đổi mới có thể diễn ra ở nhiều cấp độ và nhiều lĩnh vực trong doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận hệ thống đổi mới, vấn đề quan trọng thiết yếu là doanh nghiệp phải có năng lực đổi mới. Để tạo thành một hệ thống đổi mới cần liên kết toàn bộ các thành phần của doanh nghiệp trong một tổng thể đổi mới chung. Để đạt đƣợc mục tiêu đổi mới các sản phẩm và dịch vụ thì việc tạo ra cơ chế để doanh nghiệp tìm ra những ý tƣởng sáng tạo là điều rất cần thiết. Trong hệ thống đổi mới này công nghệ đóng vai trò then chốt.

Theo PGS. TS Đặng Ngọc Dinh (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển cộng đồng - CECODES ):“Trong môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp cần hướng tới việc tạo ra khác biệt so với các đối thủ khác trên thị trường. Để có thể vươn tới việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới thỏa mãn được tâm tư nguyện vọng, cũng như ước muốn, có thể là ước muốn thầm kín của khách hàng thì doanh nghiệp cần có những sản phẩm dịch vụ sáng tạo khác biệt. Doanh nghiệp cần tạo một môi trường để ươm tạo các ý tưởng mới, từ đó sẽ là nguồn cung cấp, lan tỏa các hoạt động mang tính đổi mới sáng tạo và hình thành các sản phẩm mới.”

Từ những luận điểm trên, có thể nhận thấy nhiệm vụ cần thực hiện theo hƣớng mục tiêu này là doanh nghiệp cần có một đơn vị để ƣơm mầm các ý tƣởng đổi mới sáng tạo, tập hợp các ý tƣởng sáng tạo đơn lẻ của các cá nhân

93

để trở thành các hoạt động sáng tạo trong doanh nghiệp. Những ý tƣởng này sẽ là những tác nhân đổi mới để từ đó doanh nghiệp phát huy đƣợc năng lực đổi mới và hình thành một hệ thống đổi mới doanh nghiệp của mình. Đây sẽ là nơi kết hợp với các nguồn lực đƣợc liên kết từ bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp để định hƣớng phát triển, cho ra những sản phẩm, dịch vụ mới. Doanh nghiệp tự tạo ra sản phẩm có sự khác biệt hoàn toàn với các đối thủ cạnh tranh, có cơ hội tăng trƣởng nhanh hơn mức trung bình của toàn ngành từ đó có thể vƣợt qua áp lực từ đối thủ, bắt kịp xu thế thời đại để có thể chiếm lĩnh và định hƣớng thị trƣờng. Thực hiện đƣợc mục tiêu này sẽ là hƣớng phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp.

Nhận xét: Hƣớng mục tiêu thứ nhất sẽ giúp doanh nghiệp tiếp tục duy trì khả

năng cạnh tranh của mình trƣớc những sức ép từ thị trƣờng đang có. Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ khó có cơ hội tạo đƣợc đột biến trên thị trƣờng nếu chỉ duy trì các chiến lƣợc này. Để vƣơn tới việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới thỏa mãn đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của khách hàng thì doanh nghiệp cần có những sản phẩm dịch vụ sáng tạo khác biệt. Điều này chỉ có khi doanh nghiệp có một hệ thống đổi mới mà cốt lõi là những tác nhân đổi mới KH&CN.

Trong đề tài này, căn cứ kết quả điều tra thực trạng đã bàn luận ở Chƣơng 2 và việc đánh giá sự cần thiết phải đổi mới trong doanh nghiệp. Tác giả lựa chọn hƣớng mục tiêu thứ 2 để tập trung xây dựng đề xuất của cá nhân mình.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình (nghiên cứu trường hợp Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC (Trang 94)