Mô hình đo lường

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ ký túc xá trường cao đẳng nghề du lịch - thương mại nghệ an (Trang 107)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.1.Mô hình đo lường

Sau quá trình nghiên cứu, kết quả của các mô hình đo lường cho thấy: Khi đã bổ sung và điều chỉnh, các thang đo đều đạt độ tin cậy và giá trị cho phép.

Kết quả cho thấy sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ ký túc xá tại trường CĐN Du lịch – Thương mại Nghệ An bao gồm 04 thành phần chất lượng và 02 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng:

(1)Sự cảm thông: Đo lường bằng 4 biến quan sát

(2)Giá cả cảm nhận: Đo lường bằng 5 biến quan sát

(3)Lợi ích cảm nhận: Đo lường bằng 4 biến quan sát

(4) Tiện nghi và an toàn:Đo lường bằng 5 biến quan sát

(5)Mức độ đáp ứng: Đo lường bằng 5 biến quan sát

(6) Năng lực phục vụ: Đo lường bằng 3 biến quan sát

Các kết quả trên có ý nghĩa như sau:

Thứ nhất, về mặt phương pháp nghiên cứu thì nghiên cứu này góp phần vào hệ thống thang đo lường sự hài lòng của khách hàng tại Việt Nam bằng cách bổ sung vào nó một hệ thống thang đo lường sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ ký túc xá tại một trường cụ thể là trường CĐN Du Lịch – Thương mại Nghệ An. Điều này giúp cho các nhà nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tại Việt Nam lựa chọn hệ thống thang đo để thực hiện các nghiên cứu của mình. Hơn nữa, hệ thống thang đo này có thể làm cơ sở để hình thành hệ thống thang đo thống nhất trong các nghiên cứu về sự hài lòng khách hàng nói chung và sinh viên nói riêng. Mặt khác, nó còn đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi khách hàng tại Việt Nam vì hiện nay, một trong những khó khăn trong lĩnh vực nghiên cứu này là thiếu hệ thống đo lường cơ sở tại từng đơn vị kinh doanh dịch vụ.

Thứ hai, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý đào tạo đặc biệt là các nhà quản lý ký túc xá có thể sử dụng, điều chỉnh và bổ sung thang đo lường này cho các nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên trong lĩnh vực đào tạo, trong việc cung cấp dịch vụ nội trú.

Theo kết quả nghiên cứu này, sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ ký túc xá được đo lường bằng 32 biến quan sát (hay còn gọi là 32 tiêu chí). Trong các biến quan sát này các tác giả có thể điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với từng thị trường, từng ngành dịch vụ cụ thể và từng thời kỳ khác nhau. Bởi vì mỗi trường có một đặc trưng, chính sách riêng và mỗi thời kỳ lại khác nhau.

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ ký túc xá trường cao đẳng nghề du lịch - thương mại nghệ an (Trang 107)