6. Kết cấu của luận văn
3.1.4. Nguồn nhân lực
Giảng viên là lực lượng quan trọng hàng đầu để thực hiện quá trình đào tạo và bảo đảm chất lượng đào tạo. Hiện nay, trường có tổng số 169 cán bộ giáo viên và người lao động, trong đó 118 giáo viên còn lại là cán bộ và người lao động. Trong đó có 03 tiến sỹ; 05 nghiên cứu sin; 66 người có trình độ thạc sỹ; 74 người có trình độ đại học; 06 người trình độ cao đẳng; 10 thợ bậc cao và 55 giáo viên thỉnh giảng. Trình độ chuyên môn của GV của trường được tổng hợp trên bảng 3.1.
Bảng 3.1: Trình độ chuyên môn của giáo viên trường
Trình độ chuyên môn TT Tổng số GV Tiến sĩ NCS Th. sĩ ĐH CĐ TCCN CNKT bậc 7/7 1 Cơ hữu 03 05 66 74 06 05 10 2 Thỉnh giảng 05 50 00 00 00 Tổng số 03 05 61 124 06 05 10 Tỷ lệ % 1.3% 2.2% 27.2% 55.4% 2.7% 2.2% 4.5%
(Nguồn: Báo cáo đào tạo của trường)
Nhìn vào bảng 3.1 có thể thấy rằng, trình độ chuyên môn của cán bộ giảng viên có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người học. Các giảng viên không chỉ giỏi về lý thuyết, có trình độ cao mà còn giỏi về thực hành để đảm bảo yêu cầu giảng dạy tích
hợp phù hợp vứi hoạt động dạy nghề. Những cán bộ có trình độ Cao đẳng, Trung cấp là những người ít tiếp xúc trực tiếp với học sinh – sinh viên như nhân viên phòng Hành chính tổng hợp. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển, nhà Trường luôn chú trọng đến chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể: Giáo viên đi học cao học, Nghiên cứu sinh đúng chuyên ngành nhà Trường yêu cầu được hưởng nguyên lương loại A và hỗ trỡ 100% học phí, tài liệu, tiền tàu xe và được hỗ trợ 35 triệu/ng (Đối với ThS) và 70 triệu (Đối với TS) sau khi tốt nghiệp; Các giáo viên đi tập huấn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; đi thực tế cơ sở... được nhà trường hỗ trỡ 100%. Về thâm niên giảng dạy của đội ngũ cán bộ giảng viên trường được thể hiện trên bảng 3.2.
Bảng 3.2: Thâm biên giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường Trình độ sư phạm
TT Tổng số GV
Dưới 5 năm 5 - 10 năm 11 - 20 năm Trên 20 năm
1 Cơ hữu 20 79 60 20
2 Thỉnh giảng 00 20 25 10
Tổng số 20 99 85 30
Tỷ lệ % 8.9% 44.2% 37.9% 13.4%
(Nguồn: Báo cáo đào tạo của trường)
Qua bảng 3.2, có thể thấy rằng hầu hết đội ngũ giảng viên còn trẻ, đầy nhiệt huyết, tuy nhiên vì tuổi nghê chưa cao nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy (53.1% có kinh nghiệm dưới 10 năm) điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo của nhà trường.
Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên của trường đang còn những tồn tại sau đây:
- Về số lượng: Đội ngũ giảng viên còn phải thỉnh giảng (chiếm hơn 1/3 đội ngũ giáo viên) nên rất khó quản lý. Đa phần giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm. Đội ngũ giáo viên dạy nghề do thực tế đào tạo tại trường đại học nên kỹ năng nghề chưa cao.
- Về chất lượng: Điều đáng quan tâm là đại bộ phận giáo viên đều có trình độ đại học, tuy nhiên thiếu một đội ngũ CNKT có tay nghề cao để dạy thực hành.
- Về giảng viên cơ hữu: Giáo viên cơ hữu còn thiếu về số lượng đa phần còn trẻ nên còn yếu về phương pháp sư phạm. Trình độ sau đại học còn thiếu nhiều so với yêu cầu phát triển của trường trong thời gian tới.
Vì vậy, đây là những hạn chế mà nhà trường cần phải khắc phục trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tăng sự hài lòng cho sinh viên.
Công tác bố trí cán bộ được nhà trường hết sức chú trọng và coi đây là then chốt của sự thành bại của nhà trường nên Hiệu trưởng đã bố trí sắp xếp đúng người, đúng việc để phát huy được năng lực của từng người.
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ nguồn và kế hoạch đào tạo cao học theo quy hoạch trước và sau khi lên cao đẳng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Năm 2008-2009 nhà trường đã có chính sách đối với CB-GV đó là tạo mọi điều kiện về thời gian và vật chất cho các giáo viên đi học Thạc sỹ, học Cao cấp, trung cấp chính trị, học hoàn chỉnh kiến thức và nâng cao tay nghề. Phối hợp với Trường Đại học SPKT Vinh dạy nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho hơn 90 cán bộ giảng viên, bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV đi thi dạy nghề giỏi cấp Tỉnh và Quốc gia. 100% CB-GV được tham gia BHXH, BHYT đúng với quy định của Nhà nước, thực hiện tốt chế độ tiền lương, tiền thưởng, tiền ngoài giờ, tiền cơm ca, tiền trang phục, hỗ trợ nhà ở cho cán bộ giáo viên… Công tác quản lý và đánh giá cán bộ lao động được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên và liên tục.