6. Kết cấu của luận văn
1.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
1.2.1.Mô hình nghiên cứu trước
+ Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên kinh tế đối với ký túc xá K43, K44 Nguyễn Chí Thanh trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Mục đích của nghiên cứu này là tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với KTX và từ đó đề ra giải pháp giúp nhà trường cải thiện chất lượng KTX phục vụ tốt nhất cho nhu cầu học tập của sinh viên.
Đề tài nghiên cứu đã đề xuất mô hình nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với ký túc xá dựa vào mô hình SERVQUAL và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng như sau: Giá cả, mức độ tin cậy, phương tiện hữu hình, năng lực phục vụ, khả năng đáp ứng, sự cảm thông
+ Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên ở KTX trường đại học An Giang Luận văn đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên về KTX và đề ra một số giải pháp giúp nhà trường có thể khắc phục về chất lượng KTX. Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với KTX được luận văn đưa ra đó là: Phương tiện hữu hình, khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ, mức độ tin cậy, sự cảm thông, giá cả
+ Nguyễn Thị Kim Báu (K50KTKD1) thực hiện công trình ngiên cứu khoa học với đề tài “Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với kí túc xá K3-K4 trường đại
học Nha Trang”, đó là giá cả, cơ sở vật chất, khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ, sụ cảm thông, khả năng đáp ứng.
+ Nguyễn Thị Hiển (2009) thực hiện một đề tài nghiên cứu cấp Bộ tại Trường Đại học Nha Trang về “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động phục vụ dạy học của Trường Đại học Nha Trang”, đó là tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, đồng cảm, phương tiện hữu hình, uy tín chất lượng, thương hiệu.
+ Nghiên cứu “Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo Đại học tại Trường Đại Học An Giang” của tác giả Ths. Nguyễn Thành Long, đăng trên tạp chí khoa học Đại học An Giang số 27 tháng 09 năm 2006 có nội dung đề cập đến việc nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Đại học An Giang thông qua đánh giá sự hài lòng của sinh viên.
+ Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuận, 2010, luận văn thạc sỹ của Nguyễn Văn Thuận đã dựa trên thang đo thái độ TJSQ của Lester (1982) để “đo lường sự hài lòng của giáo viên trường CĐ cộng đồng Bà Rịa – Vũng Tàu” rất thành công.
+ Tống Văn Toản (2012), luận văn Thạc sĩ với đề tài: “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên Trường Đại học Nha Trang về chất lượng ở nội trú” đã nghiên cứu: Sự tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, thái độ nhiệt tình và cảm thông, phương tiện hữu hình, chi phí học tập và sinh hoạt của sinh viên.
+ Nguyễn Thị Thùy Giang (2012), luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với dich vụ ký túc xã trường Cao đẳng thông tin Việt - Hàn” đã nghiên cứu: Hữu hình, tin cậy, cảm thông, đáp ứng, đảm bảo.