Nguồn cung trong nước đang phát triển
Những năm gần đây Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền Trung đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực khai thác cá ngừ đại dương, sản lượng nguyên liệu đánh bắt hàng năm đều tăng, góp phần tạo thêm nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu sang EU.
Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản lượng thủy sản năm 2012 ước tắnh đạt 5732,9 nghìn tấn, tăng 5,2% so với năm 2011, trong đó, diện tắch nuôi trồng thủy sản năm 2012 ước tắnh đạt 1059 nghìn ha, tăng 0,7% so với năm trước, diện tắch nuôi chủ yếu là cá tra, tôm sú và tôm thẻ chân trắng...
+ Về sản lượng thủy sản khai thác năm 2012 đạt 2622,2 nghìn tấn, tăng 4,3% so với năm 2011. Trong đó, khai thác biển đạt 2418 nghìn tấn, tăng 4,8%.
+ Một số nghề đạt sản lượng khá là nghề cào, nghề lưới vây ánh sáng, nghề câu mực, đặc biệt là nghề câu cá lớn như cá ngừ đại dương. Sản lượng cá ngừ đại dương năm 2012 đạt 18 nghìn tấn, tăng 38% so với năm 2011. Một số địa phương có sản lượng cá ngừ đại dương khai thác đạt khá trong năm là: Phú Yên 6100 tấn, tăng 8% so với năm 2011; Bình Định 8389 tấn, tăng 78,7%, Khánh Hòa 3500 tấn, tăng 29,7%...
Những năm gần đây, các công trình nghiên cứu khoa học về công nghệ chế biến thủy sản tuy có số lượng không nhiều, nhưng đã tập trung giải quyết một số đòi hỏi cấp bách của sản xuất, nhất là công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Để có nguồn nguyên liệu với số lượng lớn và chất lượng cao cho chế biến xuất khẩu, ngoài phát triển nghiên cứu và ứng dụng công nghệ khai thác, nuôi trồng tiên tiến, thì công nghệ bảo quản sau thu hoạch có vị trắ đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu và ứng dụng triển khai thuộc lĩnh vực chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Một số công trình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ về xử lý, sơ chế, bảo quản một số đối tượng hải sản có giá trị kinh tế cao như: công nghệ xử lý bảo quản cá ngừ đại dương, công nghệ bảo quản mực và một số đối tượng hải sản có giá trị kinh tế cao trên tàu cá; Các ứng dụng công nghệ làm lạnh nước biển để bảo quản cá ngừ đại dương và các sản phẩm hải sản có giá trị kinh tế cao. Cùng với việc áp dụng các chương trình quản lý chất lượng
và vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều dây chuyền thiết bị hiện đại như thiết bị cấp đông nhanh, máy đá vảy, kho lạnh có nhiệt độ bảo quản sâu và ổn định, hệ thống kho lạnh thương mại, các thiết bị gia nhiệt, thiết bị sấy, đóng hộp... được đầu tư đang làm thay đổi sâu sắc trình độ công nghệ chế biến thuỷ sản của các doanh nghiệp.
Dự báo tiềm năng của thị trường EU cho các doanh nghiệp Việt Nam
Với sự mở rộng của EU từ 15 nước thành viên lên 27 nước như hiện nay, sức tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản của EU-27 đã tăng nhanh đáng kể trong những năm gần đây và xu hướng này ngày càng tăng với những thay đổi về chủng loại sản phẩm, kắch cỡ và dạng sản phẩm trong thời gian tới. Người dân châu Âu ngày càng hướng đến sự tiện dụng của các sản phẩm làm sẵn và ăn liền trong tiêu dùng thuỷ sản. Sự tăng trưởng kinh tế, sự nhận thức về sức khoẻ, thay đổi cách sống và sự đa dạng trong phân phối thuỷ sản qua các cửa hàng bán lẻ hiện đại là những yếu tố chắnh thúc đẩy sự gia tăng này. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam mở rộng và phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này. EU là một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới với sản lượng là 9,7 triệu tấn với giá trị 23.791 triệu EUR. Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Italia và Anh là những thị trường nhập khẩu chắnh, giá trị nhập khẩu thủy sản hàng năm vượt 1 tỷ USD và các nước này cũng chiếm gần 10% giá trị nhập khẩu thủy sản của EU. Ngoài ra, EU cũng nhập khẩu thủy sản từ hơn 180 nước khác trên thế giới.
Xu hướng tiêu dùng cá ngừ của EU ngày càng tăng
Theo báo cáo của Ủy ban Châu Âu (EC), nhu cầu tiêu thụ cá ngừ của các nước trong khối EU ngày càng tăng và cán cân thương mại đang bị thâm hụt. Cụ thể, mức tiêu thụ cá ngừ bình quân theo đầu người của EU đang tăng, đạt 20 kg/người/năm. Nguồn cung cấp cá ngừ trong nội khối đã bị giảm khoảng 30% trong 10 năm qua, dẫn đến tỷ lệ tự cung cấp cá ngừ của các nước EU ngày càng giảm. Các nước này đang phải tăng cường nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
+ Mỗi năm EU tiêu thụ khoảng 13 triệu tấn cá ngừ, trị giá khoảng 15 tỷ euro. Trong đó các nước EU khai thác khoảng 6 triệu tấn, 9 triệu tấn được nhập khẩu từ các nước khác và 2 triệu tấn dành cho xuất khẩu. Các nước xuất khẩu nhiều nhất cá ngừ vào EU hiện nay là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Chắnh vì những lý do trên mà thị trường EU đang trở thành Ộđiểm đếnỢ hết sức hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu cá ngừ - trong đó có Việt Nam.
+ Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã xuất khẩu cá ngừ sang 22 thị trường trong khối EU. Các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường này là cá ngừ tươi sống/đông lạnh mã HS03 chiếm 65,23%, đạt 51,877 triệu USD, cá ngừ chế biến đóng hộp chỉ chiếm 34,76% đạt 27,65 triệu USD (năm 2011).
+ Mặc dù là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng cá ngừ Việt Nam chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng khối lượng nhập khẩu cá ngừ của EU: nhập khẩu cá ngừ đồ hộp của Việt Nam chiếm khoảng 2% tổng khối lượng nhập khẩu sản phẩm này của EU và tỷ trọng nhập khẩu thịt cá ngừ còn thấp hơn. Điều này cho thấy, nếu năng lực cạnh tranh tốt, các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam còn có nhiều cơ hội đẩy mạnh XK sang thị trường này.
Hình 2.17: Biểu đồ xuất khẩu cá ngừ Việt nam sang EU
Nguồn: VASEP Thị hiếu tiêu dùng của người dân EU đã có những thay đổi nhất định với xu hướng tiêu dùng hiện nay là Ộbền vững, tiện lợi và sức khỏeỢ. Người tiêu dùng EU có sở thắch dùng các sản phẩm thủy sản trong nhu cầu ăn uống và bảo vệ sức khoẻ do tắnh ưu việt của các sản phẩm này. Người châu Âu thắch ăn thủy sản do nhận thấy thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao và quan trọng là có chất béo, mức choleston năng lượng thấp; có chứa chất béo động vật và axit béo Omega; hàm lượng protein cao; nguyên tố kim loại thấp; nguồn vitamin và khoáng chất có giá trị; rất có lợi cho sức
khoẻ con người. Họ đánh giá cao sự tiện dụng của hàng thủy sản vì nó không gây hại cho môi trường và sức khoẻ bản thân. Theo một nghiên cứu về người tiêu dùng EU, 74% người tiêu dùng mua sản phẩm thủy sản vì họ nghĩ đến vấn đề sức khoẻ; 58% nghĩ đến vấn đề môi trường; và 23% do sự ưa thắch.
Thủy sản tươi sống là món ăn được ưa thắch nhất ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, phần lớn là cá và các loài có vỏ như tôm, cua, sò, hến. Điều này hoàn toàn đối lập ở Áo, nơi mà cá hầu như không đóng vai trò gì trong ẩm thực. Bỉ và Bồ Đào Nha tiêu thụ mạnh cá khô, ướp muối và hun khói. Cá phi lê đang tăng thị phần trong khi thị phần cá nguyên con đang giảm. Người tiêu dùng đòi hỏi nhiều tiện nghi hơn khi mua thủy sản. Các sản phẩm có giá trị tăng như cá hun khói, thủy sản ăn liền và đồ ăn sẵn làm từ cá trở nên thông dụng hơn. Một xu hướng mới đang hình thành rõ rệt là nhu cầu đồ biển cho các dịp đặc biệt hoặc tiệc tùng. Vắ dụ như món tapas Tây Ban Nha; món khai vị làm từ cá; món sushi; và các món bánh thủy sản.
Thuỷ sản sẽ là thực phẩm nóng trong tương lai
Theo kết quả khảo sát ỘThực phẩm nào sẽ ỘnóngỢ trong năm 2013Ợ của Hiệp hội Nhà hàng quốc gia Hoa Kỳ, thủy sản xuất hiện hai lần trong top 10 và top 20 của danh sách này.
+ Cuộc khảo sát được thực hiện với sự tham gia của hơn 1.800 đầu bếp chuyên nghiệp cho biết thịt và thủy sản có xuất xứ trong nước sẽ tiếp tục là những xu hướng nóng nhất trong các thực đơn nhà hàng năm 2013.
+ Trong danh sách các thực phẩm ỘnóngỢ, thủy sản bền vững đứng ở vị trắ thứ 9 và thủy sản phi truyền thống đứng ở vị trắ thứ 13.
+ Cuộc khảo sát cũng đặt vấn đề về xu hướng công nghệ, giá thành thực phẩm gia tăng và các công thức chế biến bổ dưỡng. Về cách xử lý tốt nhất với chi phắ đang gia tăng, 32% đầu bếp cho rằng cần thay đổi thực đơn, 25% cần điều chỉnh thành phần bữa ăn và 24% tìm kiếm các nguồn cung cấp mới, chỉ có 4% cho rằng tăng giá thực đơn là chiến lược hay nhất.
Sản phẩm cá ngừ mang nhiều hàm lượng bổ dưỡng, đặc biệt là Omega-3 và được coi là sản phẩm sạch do có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, được người dân EU ưa chuộng vì đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng.
Giá cả đang có chiều hướng tốt
Do sản lượng khai thác nói chung trên thế giới đang trong xu hướng giảm nên có giai đoạn đã gây những biến động lớn về giá cá nguyên liệu và giá sản phẩm trên thế giới. Năm 2009, giá cá ngừ vây vàng đạt mức đỉnh là 2.000 USD/tấn nguyên liệu, sau đó sụt xuống còn 1.500 USD/tấn vào giữa năm 2010. Đến tháng 2011 và đầu năm 2012 giá cá lên đến mức tương đối cao là 2.200 USD/tấn. Trong năm 2011, sản lượng cá ngừ khai thác trên thế giới giảm thấp trong khi nhu cầu tiêu thụ trên thế giới có xu hướng tăng lên dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu, nên đã đẩy giá cá ngừ thế giới lên cao. Năm 2011, giá xuất khẩu trung bình cá ngừ của HAVUCO sang EU đạt 4,37 USD/kg, năm 2012 đạt 5,20 USD/kg, tăng 19% so với năm 2011.
EU còn nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác đúng mức.
Thị trường Pháp: Ngoài các thị trường lớn truyền thống như Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan, ĐứcẦNgành cá ngừ Pháp được đánh giá là có mức độ tập trung rất cao, chỉ nằm trong tay của một số ắt công ty như Saupiquet và Paul Paulet/Petit Navire. Bên cạnh đó, ngành cá ngừ Pháp còn là một ngành được quốc tế hóa cao độ.
+ Cá ngừ hiện là loại thủy sản nhập khẩu vào Pháp có giá trị lớn thứ 3 sau cá hồi và tôm. Theo số liệu thống kê của Ủy ban Châu Âu (EC), Pháp là nước tiêu thụ cá ngừ đông lạnh lớn thứ 3 trong khối, với thị phần khoảng 5,2%.
+ Mỗi năm Pháp cũng nhập khẩu khoảng 8.000 tấn cá ngừ từ các nước đang phát triển, tương đương 23 triệu euro. Từ năm 2005 trở lại đây, khối lượng nhập cá ngừ từ các nước này tăng trung bình khoảng 13% mỗi năm. So với các nước trong khối EU, Pháp là nhà nhập khẩu lớn thứ 3 (5,6% giá trị nhập khẩu của khối) từ các nước đang phát triển.
+ Nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam của Pháp đạt 3,857 triệu USD năm 2011. Từ năm 2009 tới năm 2011, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên sang năm 2012, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có vẻ chững lại. Tắnh từ đầu năm tới hết tháng 11/2012, tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 3,562 triệu USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên so với những năm trước, các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam đã đa dạng hơn và các doanh nghiệp đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ chế biến khác sang thị trường này.
Bảng 2.17: Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Pháp từ 2009-2012 Sản phẩm 2009 2010 2011 T1Ờ11/2012 Cá ngừ chế biến khác 9.240 23.887 Cá ngừ sống/tươi/đ.lanh 12.495 169.817 144.328 4.772 Cá ngừ thuộc mã 0304 1.532.118 3.345.947 3.713.311 3.557.596 Tổng cộng: 1.544.613 3.515.765 3.857.639 3.562.368
(Đơn vị: triệu USD Ờ Nguồn: Tổng cục hải quan)
+ Với những dự báo về nền kinh tế Pháp từ nay tới hết năm 2013, dường như các sản phẩm có giá trị cao thuộc mã HS03 sẽ không còn phù hợp, thay vào đó, các sản phẩm có giá trị thấp như các sản phẩm mã HS16 sẽ rất hút hàng. Và cũng giống như các thị trường trong khối EU, thị trường Pháp cũng đang tắch cực tìm kiếm các sản phẩm cá ngừ khai thác bền vững. Mặc dù giá cá ngừ nhập khẩu vào thị trường Pháp còn tương đối thấp so với các nước phương tây trong khối EU, nhưng Pháp lại là một nước có ngành công nghiệp chế biến cá ngừ tương đối lớn và do đó nhu cầu nhập khẩu cá ngừ đông lạnh để chế biến rất lớn. Đây sẽ là thị trường tiềm năng cho các nhà xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam khai thác.
Thị trường Anh: Tuy có điều kiện thuận lợi trong việc đánh bắt hải sản (chiếm tới 1/5 sản lượng hải sản của EU), nhưng Anh vẫn phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Thói quen tiêu dùng của người Anh là ăn các loại cá đã qua chế biến (như cá rán, cá viên, Ầ). Mặt hàng cá ngừ chủ yếu để phục vụ cộng đồng người châu Á sinh sống ở Anh, được nhập khẩu từ Ailen (chiếm khoảng 22% kim ngạch nhập khẩu), Bănglađét (14,4%), Ấn Độ (13,4%), Đan Mạch (8%), Việt NamẦ
Thị trường Đức: Hằng năm, lượng cá ngừ nhập khẩu vào Đức đáp ứng khoảng 2/3 nhu cầu thị trường nội địa thông qua hệ thống nhập khẩu của trên 150 công ty vào 7 chuỗi siêu thị lớn, mười ngàn nhà bán lẻ và gần một ngàn nhà hàng lớn nhỏ. Cá ngừ nhập khẩu vào Đức khá đa dạng về chủng loại từ trên 80 nước, trong đó chủ yếu từ Bănglađét, Ấn Độ, Bỉ, Inđônêxia, Việt NamẦ
Thị trường Italia: Tổng sản lượng thủy sản chỉ vào khoảng 0,6 triệu tấn/ năm, trong khi với 57 triệu người và hàng chục triệu khách du lịch, Italia phải nhập khẩu hàng năm từ 0,9-1 triệu tấn thủy sản. Italia là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ 5 thế giới và thứ 3 của EU (khoảng trên dưới 3 tỉ USD/năm). Các mặt hàng nhập khẩu
chắnh là cá ngừ đông lạh, cá ngừ đóng hộp, mực đông lạnh, tôm và cá phi lê đông lạnh, được nhập từ Thái Lan, Việt Nham, Achentina, Êcuađo, Đan Mạch, Ấn Độ, Ầ Thị trường Tây Ban Nha: là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba thế giới, đứng đầu EU. Giá trị nhập khẩu của Tây Ban Nha bằng 16,8% giá trị nhập khẩu thủy sản toàn EU. Tây Ban Nha nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm tôm đông lạnh, cá ngừ tươi và đông lạnh, nhuyễn thể, cá hun khói và cá đóng hộp. Tôm đông lạnh là sản phẩm chắnh với sản lượng cao nhất hàng năm đạt 9,0 - 9,6 tấn. Các thị trường nhập khẩu chắnh của Tây Ban Nha là Trung Quốc, Achentina, Côlômbia, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Malaixia, Ầ
Ngoài ra còn có các nhân tố sau:
- Với hơn 15 năm hoạt động hiệu quả HAVUCO là một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về xuất khẩu cá ngừ, với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, mạng lưới nhà cung cấp nguyên liệu trên 30 quốc gia...là cơ sở vững chắc cho HAVUCO đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu của mình vào EU trong thời gian tới. - Chắnh phủ đang nổ lực tạo sự thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu, ưu tiên xuất khẩu để mang lại nguồn thu ngoại tệ về cho đất nước. Đồng thời cũng khuyến khắch các doanh nghiệp nhập khẩu thêm nguồn nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu bên