0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH HẢI VƯƠNG SANG THỊ TRƯỜNG EU (Trang 83 -83 )

Để đẩy mạnh xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU, Công ty cần phải xây dựng định hướng phát triển dựa theo các quan điểm sau:

- Tập trung ưu tiên sản xuất xuất khẩu mặt hàng chủ lực cá ngừ đại dương, bên cạnh đó cũng nghiên cứu phát triển thêm các mặt hàng mới, các mặt hàng có giá trị gia tăng cao.

- Có chắnh sách đào tạo, tuyển dụng mới cán bộ sản xuất kinh doanh và công nhân có tay nghề và trình độ cao để đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của Công ty.

- Tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ tại EU đặc biệt là Italy, Pháp, Đực, Tây Ban NhaẦ, thông qua các hình thức tiếp thị như: Tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế được tổ chức tại Châu Âu, chào bán hàng và xây dựng thương hiệu và quản bá thương hiệu qua mạng Internet.

- Có chắnh sách ưu đãi cho các khách hàng truyền thống.

- Tổ chức và thực hiện tốt các chỉ tiêu định hướng phát triển hàng năm của Công ty, phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước đưa hoạt động của Công ty đi vào chiều sâu và khép kắn.

- Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh; Kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo đảm chất lượng vệ sinh sản phẩm.

- Duy trì sản xuất đồng thời nhóm sản phẩm cá ngừ và các sản phẩm khác; Mở rộng chủng loại sản phẩm về số lượng các mặt hàng mới có giá trị gia tăng cao như: Hấp, SmokeẦ

- Tiếp tục nâng cấp điều kiện sản xuất, áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP, ISO, USDC,... giữ vững EU Code. - Mở rộng nguồn thu mua nguyên liệu, xây dựng thêm nhà máy sản xuất, đẩy mạnh công tác xuất khẩu toàn diện.

- Ổn định nguồn nhân lực, phát triển thêm nguồn nhân lực nước ngoài phục vụ công tác kinh doanh.

3.1.2 Các chỉ tiêu cụ thể

Về sản lượng và giá trị xuất khẩu

- Phấn đấu tổng sản lượng xuất khẩu cá ngừ đại dương đạt 15 nghìn tấn sản phẩm/năm, với doanh thu đạt 80 triệu đô la Mỹ/năm. Trong đó, thị trường EU phấn đấu đạt 10 nghìn tấn sản phẩm/năm và doanh thu đạt 50 triệu đô la Mỹ/năm.

- Phân bổ hợp lý cơ cấu sản lượng theo hướng ổn định, hiệu quả đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng. Duy trì tỷ lệ những mặt hàng chủ lực chiếm 65-70% về sản lượng xuất khẩu.

Kinh doanh Ờ Xuất nhập khẩu

- Tăng cường tiếp thị tìm kiếm khách hàng để mở rộng thị trường xuất khẩu cá ngừ, duy trì vị thế đứng đầu xuất khẩu mặt hàng này tại Việt Nam.

- Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá tiếp thị tập trung vào đội ngũ quảng bá chất lượng, hệ thống truy xuất, chương trình kiểm soát và đạt chứng nhận quốc tế.

- Giữ vững khách hàng, thị trường xuất khẩu truyền thống trong đó EU tiếp tục là thị trường chủ lực của Công ty với kim ngạch và sản lượng hàng năm trên 60%. Định hướng mở rộng xuất khẩu đến những thị trường yêu cầu chất lượng cao.

- Đa dạng hoá thị trường xuất khẩu thông qua đổi mới và tăng cường công tác bán hàng, chú trọng các thị trường mới còn nhiều tiềm năng như Pháp, Đức, Hà Lan.

Đầu tư Ờ Xây dựng cơ bản

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp phân xưởng chế biến để nâng công suất chế biến. - Hoàn chỉnh các hạng mục xây dựng cơ bản tại Công ty và các ngư trường.

- Triển khai dự án tàu thu mua, tàu đánh bắt cá ngừ đại dương do nhà nước hỗ trợ. - Phát triển thêm các vùng nuôi một số mặt hàng khác như: Cá rô phi

Công tác quản lý

- Nâng cao vai trò trách nhiệm của các trưởng bộ phận và cán bộ quản lý về triển khai thực hiện nhiệm vụ, đưa công tác quản lý đi vào chiều sâu.

- Thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát được chi phắ đầu vào, thực hành tiết kiệm, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất lao động, kiểm soát chặt chẽ tình hình công nợ và tồn kho nhằm hạ giá thành.

- Áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn BRC, tăng cường các giải pháp quản trị và quản lý tiên tiến.

Tài chắnh

- Sử dụng một cách hiệu quả và tối ưu hóa nguồn vốn để nâng cao lợi nhuận.

- Duy trì và mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chắnh, tắn dụng nhằm nâng cao khả năng tạo nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển.

- Sử dụng hiệu quả các hình thức thanh toán để tối ưu hoá dòng tiền.

Tổ chức - Nhân sự

- Để nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nhiều hình thức như: Đẩy mạnh đào tạo bên trong, chế độ lương, thưởng hợp lý, có chắnh sách ưu đãi thu hút thêm nhân lực giỏi từ bên ngoài.

- Sắp xếp, cơ cấu tổ chức về nhân sự theo hướng gọn nhẹ, năng động và hiệu quả. - Tăng cường tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ quản trị và công tác quản lý chuyên môn cho cán bộ quản lý.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA HAVUCO SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA HAVUCO SANG THỊ TRƯỜNG EU

Để đạt được mục tiêu, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Để xứng đáng là một công ty có tầm cỡ của ngành thuỷ sản nói chung và của mặt hàng cá ngừ đại dương nói riêng. Ban lãnh đạo công ty đã và đang từng bước nghiên cứu, xây dựng một chiến lược phát triển toàn diện cho tương lai dựa trên những phương hướng chung đã đề ra. Với cương vị là cán bộ quản lý, qua quá trình công tác thực tế tại công ty kết hợp với kiến thức được thầy cô truyền đạt. Tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cá ngừ đại dương của Công ty sang thị trường Châu Âu trong thời gian tới:

3.2.1. Đối với công ty

Như chúng ta đã phân tắch EU là thị trường khó tắnh và có chọn lọc, với những yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó để đẩy mạnh và nâng cao kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của công ty sang thị trường EU thì công ty cần thực hiện tốt các giải pháp để cải thiện chuỗi cung ứng của mình như sau:

a). Nguyên liệu đầu vào: Hoàn thiện công tác thu mua, tăng cường hoạt động nhập khẩu tạo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu:

Nâng cao hiệu quả thu mua tạo nguồn hàng đối với xuất khẩu là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của công tác xuất khẩu của một doanh nghiệp. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả thu mua tạo nguồn hàng để sản xuất chế biến xuất khẩu với công ty HAVUCO cũng không ngoại lệ. Việc tạo nguồn hàng tốt, chất lượng cao, giá rẻ, giao hàng nhanh sẽ tạo điều kiện cho công ty thực hiện hợp đồng xuất khẩu thuận lợi, đảm bảo uy tắn đối với khách hàng. Do công ty áp dụng mô hình kinh doanh theo quy trình Ộmua gom Ờ chế biến Ờ tiêu thụỢ. Nên công tác thu mua tạo nguồn hàng đối với công ty có một ý nghĩa vô cùng quan trọng để đảm bảo được tắnh liên tục trong các khâu của quá trình kinh doanh. Vì thế để nâng cao công tác tạo nguồn hàng thì công ty nên chú trọng một số vấn đề sau:

- Một là cần chú trọng tới vấn đề lựa chọn nguồn hàng, vì việc lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào có ý nghĩa quyết định tới chất lượng sản phẩm của công ty. Hiện nay một số tỉnh miền trung đang nổi lên trào lưu khai thác cá ngừ bằng phương pháp câu đèn, thực tế cho thấy chất lượng nguyên liệu từ cá câu đèn thấp hơn nhiều so với câu vàng truyền thống trước đây, tuy nhiên do thiếu hiểu biết và lo chạy theo số lượng mà nhiều chủ tàu đã chuyển đổi phương pháp câu, do đó khi thu mua nguyên liệu cần phải chú ý phân biệt giữa hai loai nguyên liệu này để có giá và hướng sản xuất hợp lý. - Hai là để sản xuất được hàng đầy đủ kịp thời đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì công ty phải thiết lập mạng lưới thu mua hàng cơ động, thuận tiện đồng thời bố trắ các kho đông lạnh một cách hợp lý và khoa học. Cần thành lập thêm các trạm thu mua ở các tỉnh có nguồn cung lớn như Bình Định, Phú Yên, Đà NẳngẦ cử cán bộ trực tiếp nằm vùng tại các nơi này trong thời gian tàu đánh bắt cập cảng để chủ động thu gom nguyên liệu. Đồng thời cũng thiết lập mối quan hệ với các chủ nậu ở các địa phương để tăng cường tối đa việc tiếp cận nguyên liệu và thu mua.

- Ba là phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho công tác thu mua, nâng cao hiệu quả công tác kiểm nghiệm chất lượng hàng. Bởi vì với mặt hàng thuỷ sản thì yêu cầu về chất lượng hàng là rất cao đặc biệt là với thị trường Châu Âu. Hiện nay, việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cảm quan của nhân viên thu mua, để công tác thu mua đảm bảo chất lượng hơn cần nghiên cứu đưa vào một số thiết bị, phần mềm kết hợp để nâng cáo tắnh chắnh xác trong phân loại nguyên liệu đầu vào.

- Bốn là nghiên cứu và triển khai dự án tàu thu gom nguyên liệu có hầm đông chuyên dụng -35 độ C để thực hiện công tác thu gom nguyên liệu trực tiếp trên biển từ các tàu đánh bắt, đảm bảo nguyên liệu sau khi đánh bắt từ các tàu sẽ chuyển vào hầm đông của tàu thu gom để bảo quản, như vậy chất lượng nguyên liệu sẽ bảo đảm hơn so với phương pháp bảo quản của các tàu đánh bắt hiện nay.

- Năm là để có được nguồn hàng chất lượng và đầy đủ kịp thời thì công ty phải không ngừng nâng cao nghiệp vụ của những cán bộ làm công tác thu mua. Bởi vì công tác thu mua có tác động trực tiếp lẫn gián tiếp trong toàn bộ quá trình sản xuất và xuất khẩu của công ty.

- Sáu là không ngừng duy trì và phát triển nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, xây dựng mạng lưới các nhà cung cấp rộng khắp, đặc biệt là khi vực Châu Á và các quốc đảo thuộc Thái Bình Dương. Cử cán bộ thu mua trực tiếp đến các nước để tìm hiểu và kiểm tra nguyên liệu. Bên cạnh đó cần hoàn thiện và bổ sung thêm hệ thống kho dự trữ nguyên liệu đảm bảo khi vào mùa vụ đánh bắt hệ thống kho luôn sẳn sàng để lưu trữ nguyên liệu thu mua từ trong và ngoài nước.

b). Nhà cung cấp: Xây dựng mạng lưới thu mua ổn định trong và ngoài nước.

Đối với nhà cung cấp nước ngoài:

Cần duy trì mối quan hệ chiến lược đối với các nhà cung cấp chủ lực, đồng thời không ngừng tìm kiếm các nhà cung cấp mới. Coi trọng việc thu thập thông tin về hiệu quả đánh bắt của các tàu nước ngoài trên biển thông qua nhiều nhà cung cấp khác nhau là hết sức cần thiết để có đủ thông tin về nguồn nguyên liệu làm cơ sở đàm phán giá với các nhà cung cấp một cách hợp lý nhất.

Đối với nhà cung cấp trong nước:

Chăm lo và tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp trong nước. Tổ chức hướng dẫn cho các chủ nậu tại các địa phương các qui định của Eu trong việc thu mua, bảo quản, vận chuyển nguyên liệu nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn về mặt hồ sơ truy suất nguồn gốc theo qui định của Eu. Thực hiện việc thu mua trực tiếp nguyên liệu từ các tàu đánh bắt mà không cần thông qua các nhà trung gian.

c). Tổ chức sản xuất: Tập trung nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng năng suất.

Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Chất lượng, giá cả hàng hoá và trình độ tiếp thị là những vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Bởi vì chúng ảnh hưởng tới doanh số và

doanh thu cũng như sức cạnh tranh của công ty với các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm là rất quan trọng. Để làm được điều đó công ty cần phải giải quyết được một số vấn đề sau:

- Thứ nhất là phải mua được những nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng cao bởi vì chất lượng nguồn nguyên liệu là cơ sở đầu tiên và không thể thiếu để nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Thứ hai là phải kiểm soát chặt chẽ hiệu quả hàm lượng Histamin trong nguyên liệu đầu vào thông qua việc ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp có ràng buộc bằng trách nhiệm vật chất kiểm soát chặt chẽ từng lô hàng, đảm bảo hàm lượng Histamin <=100ppm.

- Thứ ba là phải nâng cấp điều kiện sản xuất bao gồm: nhà xưởng; dây chuyền công nghệ; các trang thiết bị đi kèmẦđảm bảo nguyên liệu về nhà máy được bảo quản hoặc đưa vào sản xuất ngay, hàng hoá sản xuất ra không bị ứ động lâu, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

- Thứ tư là phải nâng cao ý thức và trình độ chuyên môn của mỗi công nhân, mỗi cán bộ. Phải có chương trình giáo dục tuyên truyền đối với mọi cá nhân trong công ty về yêu cầu và lợi ắch của việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như về vai trò của mỗi người trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời phải đào tạo cho công nhân các kỹ năng cần thiết để sử dụng có hiệu quả các thiết bị, phương tiện hiện đại, tiên tiến. Đối với cán bộ quản lý chất lượng, cần đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để họ thực hiện tốt các công tác quản lý chất lượng hàng hoá từ nhập nguyên liệu Ờ quá trình chế biến Ờ sản phẩm nghiệm thu.

- Thứ năm là triển khai công tác điều tra thông qua các phiếu điều tra gửi cho khách hàng hoặc phỏng vấn trực tiếp về sự cảm nhận và đánh giá của khách hàng liên quan đến chất lượng cho từng sản phẩm làm cơ sở cho việc kiểm soát chất lượng cho từng loại sản phẩm, từng khách hàng, từng thị trường ngay tại nhà máy, hạn chế tối đa việc hàng xuất đi khách hàng phải trả lại do chất lượng không đạt yêu cầu.

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế

Để khắc phục tình trạng yếu kém về trình độ và thiếu điều kiện trang bị kiểm nghiệm đo lường để kiểm tra chất lượng sản phẩm thì công ty cần đầu tư thêm mọt số trang thiết bị kiểm nghiệp chuyên dụng như: Máy kiểm histamin, máy kiểm thuỷ ngânẦ.xây dựng phòng thắ nghiệm tại nhà máy có khả năng kiểm tra chất lượng sản

phẩm hàng trước khi xuất khẩu, tránh tình trạng khách hàng trả lại sản phẩm hoặc có những cảm nhận không tốt về sản phẩm của công ty do việc công ty chỉ nghiệm thu đánh giá theo cảm nhận và kinh nghiệm.

Nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng khi xuất khẩu sang thị trường EU công ty cần chú trọng duy trì và phát triển toàn diện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, bên cạn đó cần phát triển thêm một số hệ thống quản lý như BRC, ISOẦnhằm tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm và cũng để tạo tiếng vang đối với khách hàng khi mua hàng của công ty.

Nâng cao năng suất sản xuất

Sắp xếp lại dây chuyền sản xuất hợp lý hơn, hạn chế thời gian chờ việc của công

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH HẢI VƯƠNG SANG THỊ TRƯỜNG EU (Trang 83 -83 )

×