a). Vài nét về liên minh EU và nền kinh tế EU
Liên minh châu Âu (EU), gồm 27 nước thành viên với trên 500 triệu dân, là thực thể chắnh trị, kinh tế quan trọng hàng đầu trên thế giới, có 2 trong tổng số 5 Ủy viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên hợp quốc, 4 trong Nhóm 8 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G8), 4 trong Nhóm các nền kinh tế lớn (G20). Tại Liên Hiệp Quốc, từ tháng 5/2011, EU có quy chế Ộsiêu quan sát viênỢ, được tham gia vào hầu hết các hoạt động của tổ chức này như một thành viên đầy đủ, thể hiện vai trò ngày càng quan trọng của EU trên các diễn đàn quốc tế. Sự ra đời của EU hiện nay là cả một quá trình phát triển phức tạp với các hình thức liên kết kinh tế quốc tế được phát triển chặt chẽ, toàn diện và hoàn toàn mới về vật chất, và cho đến nay, sau nhiều nỗ lực thiết thực của EU, tiến trình nhất thể hoá châu Âu đã đạt được các kết quả rất khả quan trên nhiều lĩnh vực.
- Về an ninh: EU lấy NATO và liên minh phòng thủ Tây Âu (WCU) làm hai trụ cột chắnh. Tuy nhiên, EU đang cố gắng tạo cho mình Ộmột cánh tay quân sựỢ bên cạnh Ộcánh tay kinh tếỢ với bản sắc riêng của mình, hạn chế sự lệ thuộc vào Hoa Kỳ.
- Về chắnh trị: EU đang diễn ra quá trình chắnh trị hoá các nhân tố kinh tế, anh ninh, nghĩa là kết hợp các phương tiện kinh tế và quân sự nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế. Trong nội khối đã và đang diễn ra quá trình hợp nhất và thống nhất các đýờng biên giới quốc gia nhằm tãng cýờng quyền lực và quản lý chung. Còn đối với bên ngoài, EU đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực bằng các hiệp định song phương và đa phương.
- Về xã hội: Về cơ bản, các nước thành viên đang áp dụng một chắnh sách chung về lao động, bảo hiểm, môi trường, năng lượng, giáo dục, y tế, (tuy nhiên, vẫn còn một số lĩnh vực chưa thống nhất).
- Về kinh tế: Đây là khu vực kinh tế đạt trình độ cao về kỹ thuật, công nghệ, thiết bị, máy móc; đặc biệt là về cơ khắ, năng lượng, nguyên tử, dầu khắ, hoá chất, dệt may, điện tử, công nghiệp vũ trụ và vũ khắ.
- Về thương mại: EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới với tổng GDP năm 2011 đạt hơn 17,578 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 20% GDP toàn cầu. EU là đối tác thương mại, nhà đầu tư, nhà tài trợ hợp tác phát triển lớn nhất thế giới và trung tâm tài chắnh
hàng đầu thế giới. Không tắnh thương mại nội khối, EU là nhà xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 684 tỷ USD và giá trị nhập khẩu đạt gần 600 tỷ USD tương đương 25% và 22% trao đổi thương mại toàn cầu. EU cũng là nhà đầu tư lớn nhất trên thế giới với tổng vốn đầu tư trực tiếp ra bên ngoài (FDI) năm 2011 đạt khoảng 463 tỷ USD. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế trong thời gian qua, EU vẫn duy trì vai trò là nhà tài trợ lớn nhất thế giới với 53 tỷ euro viện trợ phát triển (ODA) dành cho các nước đang phát triển trong năm 2011, chiếm hơn 50% tổng viện trợ của thế giới. Về tài chắnh, 9 trong số 20 trung tâm tài chắnh lớn nhất thế giới tập trung tại EU. Đồng tiền chung châu Âu (Euro) ra đời năm 1999 đã trở thành một trong những đồng tiền dự trữ ngoại hối chủ chốt trên thế giới, thay đổi cơ bản hệ thống tiền tệ thế giới cũ với vị trắ chủ đạo của đồng đô la Mỹ.
Không chỉ dừng lại ở việc áp dụng các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại, EU còn sử dụng một biện pháp để đẩy mạnh thương mại với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Đó là GSP, một công cụ quan trọng của EU để hỗ trợ các nước nói trên. Bằng cách này, EU có thể làm cho nhóm các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) và nhóm các nước chậm phát triển được hưởng ưu đãi cao hơn các nước đang phát triển khác. Hệ thống GSP của EU bao gồm 2 nhóm sản phẩm của các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập của EU, đó là sản phẩm nhạy cảm và sản phẩm không nhạy cảm. Hàng của các nước đang và chậm phát triển khi nhập khẩu vào thị trường EU, muốn được hưởng GSP phải tuân thủ các quy định của EU về xuất xứ hàng hoá và phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A cho cơ quan có thẩm quyền của các nước được hưởng GSP cấp. Thực hiện chắnh sách tự do thương mại, không phân biệt đối xử, minh bạch, cạnh tranh công bằng, áp dụng các biện pháp thuế quan, hàng rào kỹ thuật chống bán hàng phá giá. Tự do thương mại được thực hiện bằng giảm thuế, xoá bỏ hạn ngạch, chóng hàng giả áp dụng GSP.
Hiện nay, EU đã và đang có xu hướng tăng cường và mở rộng quan hệ sang châu Á. Châu lục này có vị trắ quan trọng trong chắnh sách đối ngoại của EU. Theo chiều hướng này, Việt Nam ngày càng có vị thế quan trọng trong chiến lược mới của EU. EU từng bước đẩy mạnh quan hệ hợp tác phát triển thương mại với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, đây là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang tị trường này. Trị trường EU có nhu cầu lớn, rất đa dạng và phong phú về chủng loại
hàng hoá. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải nâng cao trình độ và tay nghề của người lao động hơn nữa để sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế. EU đang điều chỉnh chắnh sách thương mại đối với châu Á để phù hợp hơn với tình hình hiện nay, điều này sẽ tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU. Tháng 5/2000, EU đã công nhận Việt Nam áp dụng cơ chế kinh tế thị trường, cho phép đưa hàng Việt Nam lên ngang hàng các nước kinh tế thị trường trong việc điều tra và thi hành các biện pháp chống bán hàng giả. EU là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn và khá ổn định những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như giày dép, dệt may, thuỷ hải sản, nông sản, thủ công mỹ nghệ.
b). Đặc điểm của thị trường EU
Tuy có những khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các thị trường của từng quốc gia trong khối EU, nhưng 27 nước thành viên đều là những quốc gia nằm ở khu vực Tây Bắc Âu nên có những điểm tương đồng về kinh tế và văn hoá, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của các nước thành viên tương đối đồng đều, nên người dân thuộc khối EU có những điểm chung về sở thắch và thói quen tiêu dùng một số loại hàng hoá mà Việt Nam có khả năng sản xuất và xuất khẩu. Chẳng hạn như với hàng may mặc và giày dép, người tiêu dùng trên thị trường Áo, Đức và Hà Lan chỉ mua hàng may mặc và giày dép không chứa chất nhuộm có nguồn gốc hữu cơ. EU đặc biệt quan tâm tới chất lượng và thời trang của loại sản phẩm này. Hàng thuỷ sản phải đặc biệt chú ý đến chất lượng, không bị nhiễm độc do tác động của môi trường hoặc do chất phụ gia... Người tiêu dùng châu Âu có sở thắch và thói quen dùng sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới dù vẫn biết sản phẩm đó đắt hơn rất nhiều so với những nhãn hiệu bình thường. EU là một trong những thị trường lớn trên thế giới, là cộng đồng dân tộc thượng lưu và là trung tâm văn minh lâu đời của nhân loại. Do đó, sở thắch của người châu Âu rất cao sang, họ có thu nhập, mức sống cao và khá đồng đều, yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh của thực phẩm. Do mức sống cao nên người dân các nước EU có xu hướng dùng những loại sản phẩm sản xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên (đồ gỗ, tre, sợi gai, bôngẦ). Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ, khác hẳn với thị trường các nước đang phát triển. Do đó, EU quy định tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ
nơi sản xuất và có các hệ thống báo động nhanh giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm tại biên giới.
Bình quân thu nhập tắnh theo đầu người của các quốc gia EU khá cao so với thế giới. Người dân EU rất thắch dùng các sản phẩm thủy sản trong nhu cầu ăn uống và bảo vệ sức khoẻ do tắnh ưu việt của sản phẩm này là ngon, bổ dưỡng. Hàng năm nhu cầu sản phẩm thủy sản của EU đạt mức 26,3 kg/người.
EU thống nhất các qui định về chất lượng, sức khoẻ và an toàn vệ sinh thực phẩm áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ Châu Âu. Thậm chắ, Pháp và Ý áp dụng quy định khắt khe hơn quy định của EU. Vì vậy, nhập khẩu thủy sản vào Pháp, Ý có thể vẫn bị từ chối mặc dù đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện của EU. Đặc điểm then chốt các quy định của EU là hàng thủy sản nhập khẩu vào EU từ các nước thành viên thứ 3 (không thuộc EU) cần phải được chế biến, đóng gói và bảo quản tại các cơ quan mà EU cho phép hoạt động.
Năm 2006, EU đưa ra luật mới đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu. Luật mới về nhập khẩu thủy sản vào EU là sự hợp nhất các qui định và chắnh sách đã được hài hòa theo qui chuẩn của liên minh. Luật mới không nhằm gây khó khăn hay giúp đỡ bất kỳ nước xuất khẩu nào cũng không phải để hạn chế mặt hàng thủy sản vào EU mà nhằm mục đắch bảo vệ người tiêu dùng hiệu quả hơn. Luật nhập khẩu thủy sản được hài hòa và thống nhất là cơ hội cho các nước xuất khẩu vì theo nguyên tắc chỉ cần đáp ứng tiêu chuẩn chung của Cộng đồng châu Âu (EC), hàng thủy sản có thể vào bất kỳ thị trường thành viên nào trong EU, thay vì phải điều chỉnh theo từng thị trường như trước đây.
c). Những lưu ý khi xuất khẩu vào EU
Muốn nhập khẩu được vào thị trường EU thì phải vượt qua được rào cản kỹ thuật của EU. "Rào cản kỹ thuật" là biện pháp chủ yếu để bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa hiện nay vì thuế nhập khẩu vào EU đang giảm dần. Bởi vậy, yếu tố có tắnh quyết định để thâm nhập được vào thị trường EU chắnh là vượt qua được rào cản kỹ thuật của EU. Rào cản kỹ thuật chắnh là qui chế nhập khẩu chung được cụ thể hoá ở 6 tiêu chuẩn của sản phẩm: chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn về lao động và nguồn gốc xuất xứ hàng hoá.
Thứ nhất, tiêu chuẩn chất lượng: Chất lượng sản phẩm là chìa khóa của sự thâm nhập thành công vào thị trường EU. Đặc điểm then chốt của các quy định hiện tại của EU là hàng thủy sản nhập khẩu từ các nước thứ 3 (không phải thành viên EU) vào EU
cần phải được chế biến, đóng gói, bảo quản theo tiêu chuẩn tại các cơ sở mà EU cho phép hoạt động thông qua việc cấp mã số code EU, đồng thời theo định kỳ EU cũng cử các đại diện của mình kiểm tra lại các cơ sở này theo qui định.
Thứ hai, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm: Các công ty chế biến thực phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Việc áp dụng Hệ thống phân tắch mối nguy và điểm kiểm sóat tới hạn (HACCP - Hazard Analysis Critical Control Point) là rất quan trọng và gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các xắ nghiệp chế biến thủy hải sản của các nước đang phát triển muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU. Yêu cầu về nhiệt độ bảo quản trong quá trình vận chuyển các sản phẩm thủy sản. Yêu cầu về những thành phần phụ gia được phép sử dụng trong chế biến thủy sản do Văn phòng Thú y Liên Bang (OVF Ờ Federal Veterinary Office) qui định.
Thứ ba, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ, khác hẳn với thị trường của các nước đang phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. EU đã thông qua những quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra.
Thứ tư, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: Thị trường EU yêu cầu hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo qui định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế công nhận. Vắ dụ, tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt (GAP-Good Agricultural Practices) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng được phổ biến, chứng tỏ cách đánh giá cấp độ khác nhau về môi trường. Ngoài ra, các công ty phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn ISO14000) và các bộ luật mang tắnh xã hội về đạo đức. Tiêu chuẩn SA 8000 (The Social Accountability 8000) là tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội sẽ càng trở nên quan trọng trong tương lai.
Thứ năm, tiêu chuẩn về lao động: Uỷ ban châu Âu đình chỉ hoạt động của các xắ nghiệp sản xuất nội địa ngay khi phát hiện ra những xắ nghiệp này sử dụng lao động cưỡng bức và cấm nhập khẩu những hàng hóa mà quá trình sản xuất sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như lao động tù nhân, lao động trẻ em.... đã
được xác định trong các Hiệp ước Geneva ngày 25/9/1926 và 7/9/1956 và các Hiệp ước Lao động Quốc tế số 29 và 105.
Thứ sáu, tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ hàng hoá: Quy định 1005/2008 của Ủy ban châu Âu (EC) có hiệu lực (ngày 1/1/2010). Theo Quy định 1005/2008 ngày 29/9/2008 của EC về thiết lập hệ thống kiểm soát nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xoá bỏ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản bất hợp pháp (illegal, unreported and unregulated fishing - IUU), mỗi lô hàng thủy sản xuất khẩu sang EU nhất thiết phải có Bản cam kết của nhà máy chế biến về nguồn gốc sản phẩm, hoặc Giấy chứng nhận khai thác (trong trường hợp tổng sản lượng thủy sản đánh bắt được chế biến thành sản phẩm trong một lô hàng xuất khẩu), hoặc bản sao giấy chứng nhận khai thác (trong trường hợp một phần sản lượng đánh bắt được chế biến thành sản phẩm xuất khẩu).
Đối với sản phẩm cá ngừ đại dương, ngoàiviệc đáp ứng các yêu cầu chung như đã nêu trên thì sản phẩm phải thoả mãn thêm các tiêu chắ sau:
- Nguồn nguyên liệu phải được đánh bắt từ các tàu đảm bảo VSATTP theo tiêu chuẩn của EU. Đồng thời phải đáp ứng về qui định chóng đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không báo cáo (IUU), cụ thể nguyên liệu đánh bắt đó phải được cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đánh bắt (Catch Certificate) theo mẫu qui định của EU.
- Sản phẩm xuất khẩu phải được chế biến từ các cơ sở sản xuất đã được EU cấp code, chất lượng sản phẩm phải có hàm lượng histamin <=100ppm và thoả mãn thêm các yêu cầu kỹ thuật về chỉ tiêu cảm quan, vi sinh, hoá học thể hiện trong phụ lục 4. 1.4.2. Cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá của EU
Giao dịch thương mại giữa EU và các quốc gia trên thế giới liên tục tăng từ năm 2007 đến 2011, tuy nhiên giá trị xuất khẩu luôn ở mức thấp hơn giá trị nhập khẩu hàng năm, điều đó cho thấy EU vẫn trong trạng thái nhập siêu từ các nước trên thế giới. Điều này cho thấy cơ hội để các doanh nghiệp đưa hàng hoá của quốc gia mình vào thị