Hiện nay xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá của nền kinh tế thế giới đang diễn ra rất mạnh mẽ. Nền kinh tế trong điều kiện toàn cầu hoá khiến bất kỳ một quốc gia nào cũng phải có cơ chế kinh tế thắch ứng với xu hướng này thì mới có thể phát triển nhanh và theo kịp các nước khác. Nước ta từ sau khi bước vào thời kỳ đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã liên tục có những chắnh sách và cơ chế mở cửa. Điều này được cụ
thể hoá trong việc Việt Nam đã gia nhập một số tổ chức, hiệp hội kinh tế khu vực và thế giới như: APEC, AseanẦ Đặc biệt là cuối năm 2006 Việt Nam đã chắnh thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Như vậy, Đảng và Nhà Nước ta đã xác định rõ ràng tầm quan trọng của chiến lược kinh tế đối ngoại hướng về xuất khẩu những mặt hàng mà đất nước có lợi thế. Thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng trong chiến lược đó của Đảng và Nhà nước. Điều đó được khẳng định trong việc Thủ tướng Chắnh phủ đã ra Quyết định số 1690/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược Phát triển thuỷ sản đến năm 2020. Theo đó, ngành Thủy sản tiếp tục chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. Trong đó, xuất khẩu thủy sản vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trong khối nông nghiệp, thúc đẩy nuôi trồng thuỷ sản và khai thác hải sản phát triển có hiệu quả. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, kinh tế thủy sản đóng góp 30 - 35% GDP trong khối nông - lâm - ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 - 10%/năm. Theo số liệu thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2011 đã đạt trên 6 tỷ USD. Đây cũng là năm đầu tiên nước ta thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản giai đoạn 2011 - 2020, do vậy con số trên báo hiệu những triển vọng mới của ngành thủy sản và mục tiêu của năm 2012 là 6,5 tỷ USD.
Ngành sản xuất hàng thuỷ sản xuất khẩu có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước nhà vừa góp phần làm tăng thu ngân sách nhà nước, mang lại ngoại tệ cho nước nhà lại vừa đảm bảo giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động. Thuỷ sản cũng là một mặt hàng có nguồn dinh dưỡng cao quan trọng đối với người Việt. Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người hàng năm đã tăng từ 11,8 kg năm 1993 lên 13,5 kg năm 1995 và hơn 19 kg hiện nay.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu của nước ta, Thuỷ sản luôn đứng ở vị trắ cao và không ngừng tăng trưởng. Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản trung bình thời kỳ 1992-2003 là 20,4%, mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 9,97%. Đóng góp 4% tổng GDP, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản đã chiếm 9-10% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Số lượng và quy mô thị trường ngày càng gia tăng . Để có được những kết quả trên là nhờ có sự đóng góp không nhỏ hàng trăm hàng ngàn doanh nghiệp khắp trên cả nước.
Mục tiêu đến năm 2020, ngành thủy sản cơ bản được công nghiệp hóa - hiện đại hoá và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững, thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tắn, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới. Đồng thời từng bước nâng cao trình độ dân trắ, đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8 - 9 tỷ USD. Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 - 7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 65 - 70% tổng sản lượng. Tạo việc làm cho 5,0 triệu lao động nghề cá có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 3 lần so với hiện nay.