0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Các thành phần của chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH HẢI VƯƠNG SANG THỊ TRƯỜNG EU (Trang 25 -25 )

Đặc điểm của mỗi chuỗi cung ứng các sản phẩm khác nhau thì khác nhau và chúng gặp phải những thách thức và hướng tới những kiểu nhu cầu thị trường khác nhau. Tuy nhiên, bất kỳ một chuỗi cung ứng nào cũng sẽ gặp phải các vấn đề cơ bản giống nhau - các thành phần cơ bản của một chuỗi cung ứng. Dây chuyền cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản, bao gồm: Sản xuất, hàng tồn kho, định vị, vận chuyển và thông tin.

Hình 1.2: Các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng.

Sản xuất: là năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm. Các phương tiện sản xuất là các nhà máy và kho. Các quyết định của doanh nghiệp sẽ phải trả lời cho các câu hỏi: thị trường muốn loại sản phẩm nào? Cần sản xuất bao nhiêu

1. SẢN XUẤT

Sản xuất cái gì? Bằng cách nào? Khi nào sản xuất?

2. HÀNG TỒN KHO

Sản xuất bao nhiêu? Trữ kho bao nhiêu?

4. VẬN CHUYỂN

Chuyên chở sản phẩm bằng cách nào? Khi nào?

3. VỊ TRÍ

Nơi nào tốt nhất cho hoạt động nào?

5. THÔNG TIN

loại sản phẩm và khi nào? Hoạt động này bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất chắnh theo công suất nhà máy, cân đối công việc, quản lý chất lượng và bảo trì thiết bị.

Hàng tồn kho: Hàng tồn kho có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm từ nguyên liệu đến bán thành phẩm, đến thành phẩm được các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng nắm giữ. Chức năng của hàng tồn là bộ phận giảm xóc cho tình trạng bất định trong chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp sẽ phải quyết định khi cân nhắc giữa tắnh sẵn sàng đáp ứng với tắnh hiệu quả. Tồn kho một lượng hàng lớn cho phép chuỗi cung ứng đáp ứng nhanh với những thay đổi về nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, việc sản xuất và lưu trữ bảo quản hàng tồn kho tốn kém. Tồn kho cũng phụ thuộc vào đặc tắnh bảo quản lưu kho, vòng đời của nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Trong một chuỗi cung ứng, doanh nghiệp thường phải trả lời các câu hỏi sau: Ở mỗi giai đoạn trong một chuỗi cung ứng cần tồn kho những mặt hàng nào? Cần dự trữ bao nhiêu nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm?

Định vị (vị trắ): Định vị là việc chọn địa điểm về mặt địa lý của các phương tiện của chuỗi cung ứng bao gồm các quyết định liên quan đến những hoạt động cần được thực hiện của từng phương tiện. Ở đây, sự cân nhắc giữa tắnh đáp ứng nhanh với tắnh hiệu quả được thể hiện ở quyết định tập trung các hoạt động ở một vài vị trắ nhằm giảm được chi phắ nhờ quy mô và hiệu quả, hay phân bố các hoạt động ra nhiều vị trắ gần với khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng nhanh hơn. Các quyết định về định vị phụ thuộc vào các nhân tố: chi phắ phương tiện, chi phắ nhân công, kỹ năng sẵn có của lực lượng lao động, các điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế và thuế quan, và sự gần gũi với các nhà cung cấp và khách hàng. Các quyết định này có tác động mạnh mẽ đến các chi phắ và đặc tắnh của chuỗi cung ứng, đồng thời cũng phản ánh chiến lược cơ bản của doanh nghiệp trong việc xây dựng và phân phối sản phẩm ra thị trường.

Vận chuyển: Vận chuyển là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên vật liệu cho đến thành phẩm giữa các điều kiện khác nhau trong chuỗi cung ứng. Trong vận chuyển sự cân nhắc là giữa tắnh đáp ứng nhanh với tắnh hiệu quả được thể hiện qua việc chọn lựa phương thức vận chuyển. Thông thường có các phương thức vận chuyển cơ bản mà doanh nghiệp có thể lựa chọn: đường biển, đường sắt, đường bộ, đường hàng khôngẦ

Với các cách thức vận chuyển có các đặc thù, ưu nhược điểm khác nhau, vì vậy các nhà quản lý cần lập ra lộ trình và mạng lưới di chuyển sản phẩm dựa trên nguyên tắc chung là giá trị sản phẩm càng cao (như mặt hàng điện tử, dược phẩm,) mạng lưới vận

chuyển càng nhấn mạnh tắnh đáp ứng nhanh và giá trị sản phẩm thấp có thể bảo quản lâu (như gạo, gỗẦ) thì mạng lưới vận chuyển càng nhấn mạnh đến tắnh hiệu quả.

Thông tin: Thông tin là nền tảng đưa ra quyết định liên quan đến bốn yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng đã đề cập ở trên, là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động và hoạt động sản xuất trong chuỗi cung ứng. Khi sự kết nối này là một sự kết nối vững chắc (tức là thông tin chắnh xác, kịp thời và đầy đủ), các mắt xắch trong chuỗi cung ứng sẽ có các quyết định chắnh xác cho hoạt động riêng của họ. Đây cũng là xu hướng tối đa hóa tắnh lợi nhuận toàn chuỗi cung ứng. Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, thông tin đều được sử dụng vì hai mục đắch chắnh. Thứ nhất, thông tin sử dụng để phối hợp các hoạt động hàng ngày (quyết định kế hoạch sản xuất, mức tồn kho, lộ trình vận chuyển, và vị trắ lưu trữ). Thứ hai, thông tin dùng để tiên đoán và lập kế hoạch sản xuất dài hạn và thỏa mãn nhu cầu tương lai, đặc biệt trong việc rút lui khỏi thị trường cũ hay thâm nhập thị trường mới. Xét về tổng thể chuỗi cung ứng, sự cân nhắc giữa tắnh đáp ứng nhanh với tắnh hiệu quả mà các công ty thực hiện là một trong các quyết định về lượng thông tin có thể chia sẻ với các đối tác khác trong chuỗi và lượng thông tin phải giữ bắ mật. Thông tin về cung cầu sản phẩm, phản hồi từ khách hàng, dự báo thị trường và kế hoạch sản xuất mà các công ty chia sẻ với nhau càng nhiều thì chuỗi cung ứng đáp ứng càng nhanh. Tuy nhiên, công khai thông tin thế nào là hợp lý để tránh bị tiết lộ cho đối thủ cạnh tranh là một vấn đề mà các đối tác trong chuỗi cần lưu ý.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH HẢI VƯƠNG SANG THỊ TRƯỜNG EU (Trang 25 -25 )

×