a). Chuỗi cung ứng
Thương hiệu cá ngừ Việt nam chỉ thật sự được biết đến trong những năm gần đây khi số lượng tàu thuyền đánh bắt ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, cá ngừ Việt nam xuất khẩu sang thị trường nước ngoài hiện nay hầu hết vẫn ở dạng nguyên liệu nguyên con hoặc sơ chế (bỏ nội tạng), do đó giá trị mà toàn chuỗi cung ứng mang lại như hiện nay là không nhiều và cần phải được gia tăng nhiều hơn các giá trị trong từng khâu của chuỗi cung ứng.
Mô hình chuỗi cung ứng cá ngừ đánh bắt tại Việt nam có thể khái quát như sau:
Nhà cung cấp: là các chủ tàu hoặc các chủ nậu. Cá ngừ sau khi được tàu đánh bắt chuyển về đất liền sẽ được bán trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu hoặc thông qua chủ nậu thu gom để chuyển đến nhà xuất khẩu. Việc phải thông qua chủ nậu sẽ làm tăng thêm một khoảng chi phắ cho người thu gom dẫn đến giá cả nguyên liệu sẽ tăng thêm. Bên cạnh đó, với mô hình hoạt động riêng lẻ và kết cấu của tàu đánh bắt cá ngừ hiện nay của Việt nam thì chất lượng nguyên liệu không được bảo quản tốt làm giảm đi giá trị hàng hoá khi xuất khẩu. Trong mắt xắch đầu tiên này thì nguyên liệu được chuyển từ nhà cung cấp đến nhà xuất khẩu hầu hết là bằng xe lạnh với phương pháp bảo quản truyền thống là bằng đá xay.
Nhà xuất khẩu: Chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ chỉ thực hiện công tác thu mua nguyên liệu và làm thủ tục xuất khẩu ra nước ngoài, các doanh nghiệp này có ắt công nhân và chỉ thực hiện khâu đóng gói, bảo quản để xuất khẩu theo tiêu chuẩn của khách hàng. Chắnh vì thế mà giá trị gia tăng mang lại cho sản phẩm cá ngừ xuất khẩu ở mắt xắch này cũng không nhiều. Trong mắt xắch này thì hàng hoá được chuyển đến nhà xuất khẩu chủ yếu bằng đường máy bay và đường biển. Chi phắ vận chuyển bằng đường máy bay rất cao làm cho lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được cũng bị giảm sút.
Khách hàng: Chủ yếu là các nhà phân phối tại nước nhập khẩu, họ thu mua hàng hoá từ các doanh nghiệp Việt nam rồi bán lại cho các cơ sở tiêu thụ trong nước (đối với nguyên liệu sashimi) như các nhà hàng, siêu thịẦ, hoặc xuất khẩu lại sang nước khác (đối với nguyên liệu thường). Do việc tiêu thụ tại thị trường nước ngoài vẫn phải
qua các nhà phân phối chung gian nên giá trị mà nó mang lại cho nhà xuất khẩu cũng còn rất hạn chế.
b). Kim ngạch xuất khẩu
Riêng mặt hàng cá ngừ đại dương, từ đầu năm đến 15/7/2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vẫn tăng trưởng khá 42,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 311,6 triệu USD. Giá trị xuất khẩu sang các thị trường chắnh vẫn tăng trưởng tốt, riêng Iran giảm mạnh 51,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,8 triệu USD. Tăng trưởng giá trị xuất khẩu mạnh nhất ở 3 thị trường nổi trội trong thời gian này là Israel, Tunisia và Mexico, cùng đạt 3 con số. Đối với thị trường EU xuất khẩu cá ngừ đạt mức tăng trưởng cao 41,0% so với cùng kỳ năm 2011. Đây là dấu hiệu tắch cực cho hoạt động xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này trong thời gian tới.
Bảng 1.3: Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ bảy tháng đầu năm 2012
THỊ TRƯỜNG Tháng 6/2012 (GT) Nửa đầu tháng 7/2012 (GT) % GT So với cùng kỳ 2011 (%) Từ 1/1 đến 15/7/2012 (GT) % GT So với cùng kỳ 2011 (%) Mỹ 26,456 15,363 60,0 +202,5 143,942 46,2 +32,7 EU 10,192 2,481 9,7 +32,4 54,856 17,6 +41,0 Đức 3,222 0,265 1,0 -34,6 16,141 5,2 +64,7 Italy 2,728 0,291 1,1 +1.265,0 13,370 4,3 +127,8 Tây Ban Nha 0,788 0,393 1,5 +202,7 7,053 2,3 +59,8 Nhật Bản 3,018 0,623 2,4 -63,5 39,377 12,6 +46,4 Canada 2,164 0,039 0,2 -88,6 6,887 2,2 +72,6 Israel 0,813 0,133 0,5 +382,1 6,746 2,2 +211,0 Tunisia 1,203 0,232 0,9 +8,7 4,662 1,5 +333,7 Iran 0,900 0,816 3,2 +99,7 3,789 1,2 -51,9 Mexico 1,083 0,818 3,2 +921,5 3,649 1,2 +472,0 Libăng 0,233 0,079 0,3 -54,6 2,391 0,8 +13,4 Các TT khác 9,522 5,009 19,6 +98,3 45,294 14,5 +69,1 Tổng 55,584 25,592 100 +105,9 311,594 100 +42,3
GT: giá trị (triệu USD)