Miễn giảm các loại thuế đối với sản xuất và xuất khẩu hàng thuỷ sản
Lợi thế cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam hiện nay đã giảm đi rất nhiều vì chi phắ tàu thuyền ngày càng cao, giá lao động cũng tăng lên nhiều do tình trạng nền kinh tế lạm phát cao thời gian qua trong khi máy móc thiết bị cho đánh bắt và chế biến trong tình trạng quá lạc hậu so với trình độ chung. Vì vậy, để tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu, Nhà nước cần ban hành các chắnh sách thuế thoả đáng để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản có thể tăng cường năng lực cạnh tranh về giá cả xuất khẩu. Chế độ miễn giảm thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, hổ trợ lãi xuất, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp ẦNhà nước nên khuyến khắch việc đầu tư đổi mới trang thiết bị cho chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu thông qua qui định về thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ mới để khuyến khắch các doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị. Việc tiếp tục ân hạn thế nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu cần được tiếp tục duy trì và cần tạo thêm nhiều thuận lợi cho các doanh nhiệp nhập khẩu.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường EU
Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại, đáp ứng thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp. Ngoài những nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp trong việc duy trì, mở rộng thị trường, Nhà nước cần có các chắnh sách cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các thị trường mới.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam với tư cách là người đại diện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản cần cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về thị trường EU cho các doanh nghiệp và giúp đỡ giải quyết những vấn đề phát sinh trong các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU. Ngoài ra,
Hiệp hội cần tắch cực tiến hành nghiên cứu thị trường thuỷ sản EU, nghiên cứu và đề xuất việc tham gia các hội chợ, tổ chức các chiến dịch quảng cáo hàng thuỷ sản Việt Nam ở các nước EU. Trợ giúp và đào tạo kỹ thuật cho cán bộ thị trường của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu. Ngoài ra việc chắnh phủ triển khai đàm phán hiệp định thương mại Việt Nam-EU nếu thành công sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này.
Tăng cường đầu tư và quản lý tốt việc đánh bắt thuỷ hải sản xa bờ
Để đạt được mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ trong xuất khẩu thuỷ sản sang EU cũng như ở tất cả các thị trường, thì điều trước tiên là phải giải quyết được vấn đề nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Vì vậy, để khai thác được tiềm năng nguyên liệu đa dạng và phong phú của thuỷ hải sản nước ta cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thuỷ sản xuất khẩu thì Nhà nước phải giữ vai trò quyết định bằng việc tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng, khuyến khắch mọi thành phần kinh tế tham gia đồng thời bản thân Nhà nước thực thi các chắnh sách quản lý, đầu tư thoả đáng để đảm bảo khai thác tốt nguồn lợi hải sản xa bờ cũng như cải tiến, hỗ trợ kỹ thuật khai thác thuỷ sản. Cần có chiến lược phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương phù hợp với các qui định về bảo tồn của các tổ chức thế giới trong đó có qui định IUU của EU, có như thế thì nguồn nguyên liệu các ngừ cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu mới lâu dài và đạt được chất lượng mong muốn./.
KẾT LUẬN
Kể từ ngày thành lập và đi vào hoạt động đến nay. Với những định hướng và chiến lược phát triển phù hợp cùng với sự đoàn kết, nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Những năm qua kim ngạch xuất khẩu của công ty không ngừng tăng lên, thị trường ngày càng được mở rộng, mặt hàng ngày càng đa dạng phong phú đáp ứng đầy đủ những yêu cẩu của khách hàng đặc biệt là ở thị trường Châu Âu.
Trên cơ sở phân tắch các đặc điểm của thị trường EU, tình hình xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương của công ty sang thị trường này từ năm 2006-2012, đồng thời với phương pháp tiếp cận theo mô hình chuỗi để nghiên cứu toàn bộ hoạt động sản xuất xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương của Công ty TNHH Hải Vương sang thị trường EU trong thời gian qua cho thấy bên cạnh những thành tựu mà công ty đã đạt được thì vẫn còn vô vàn khó khăn và thách thức mà bản thân công ty cần phải nghiêm túc khắc phục. Để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương của công ty sang thị trường Châu Âu trong thời gian tới đòi hỏi công ty phải nỗ lực hơn nữa thông qua thực hiện các giải pháp mà tác giả đã đề xuất trong luận văn, bên cạnh đó cũng phải tìm kiếm thêm nhiều giải pháp khác để hoàn thiện các mắc xắch trên toàn chuỗi cung ứng sản phẩm cá ngừ đại dương của công ty sang thị trường Châu Âu.
Với những kiến thức còn hạn chế cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên các giải pháp mà tác giả đề xuất trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cũng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo hướng dẫn TS. Đỗ Thị Thanh Vinh, các đồng nghiệp trong công ty TNHH Hải Vương đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nay./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Phạm Thị Thanh Bình (2012), ỘĐặc điểm thị trường nhập khẩu thủy sản EUỢ, Viện Kinh tế và Chắnh trị Thế giới.
2. Nguyễn Văn Dung (2011), ỘIncoterms 2011Ợ, Nxb Lao động, Hà Nội.
3. Đoàn Hùng Dũng (2012), ỘQuản lý chuỗi cung ứng tại công ty Hải Vương & Hải LongỢ. PSD Consulting Company.
4. Nguyễn Hà (2012), ỘDấu ấn cá ngừ trong xuất khẩu thuỷ sản 2012Ợ, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
5. Nguyễn Hà (2012), ỘVài nét về thị trường cá ngừ thế giới 2012Ợ, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
6. Nguyễn Hà (2012), ỘThị trường cá ngừ EU: những vấn đề cần quan tâmỢ, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
7. Nguyễn Hà (2012), ỘVài nét về thị trường cá ngừ thế giới 2012Ợ, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
8. Nguyễn Hà (2012), ỘXuất khẩu cá ngừ sang Eu vẫn tăng dù kinh tế châu âu khủng hoảngỢ, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
9. Dương Hữu Hạnh (2010), ỘKinh doanh quốc tế - Thách thức của cạnh tranh toàn cầuỢ, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
10. Dương Hữu Hạnh (2012), Ộ Thanh toán quốc tế - Các nguyên tắc và thực hànhỢ, Nxb Phương Đông, Hà Nội.
11. Vũ Chắ Lộc (2012), ỘGiải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu ÂuỢ , Bộ ngoại giao Việt Nam.
12. Phan Văn Mới (2011), ỘMột số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Bến Tre sang thị trường Eu đến năm 2020Ợ, Đại học kinh tế TP. Hồ Chắ Minh.
13. Bùi Thanh Sơn (2012), ỘHiệp định đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam và EU (PCA) giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam-EUỢ, Bộ ngoại giao Việt Nam.
14. Dương Trắ Thảo (2011), ỘBài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế và kinh doanhỢ, Trường đại học Nha trang.
15. Thuỷ Ngân Trúc (2010), Ộ Nghiệp vụ xuất nhập khẩuỢ, Nxb Lao Động, Hà Nội. 16. Đỗ Thị Thanh Vinh (2011), ỘBài giảng Quản trị kinh doanh quốc tếỢ, Trường đại
học Nha trang.
17. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011), Quyết định số 2864/QĐ-BNN- QLCL ngày 24/11/2011 Qui định chỉ tiêu kiểm tra về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với lô hàng thuỷ sản xuất khẩu, Hà Nội.
18. Báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Vương 2006- 2012.
Tiếng Anh
19. Feller A., Shunk D. and Callarman T.(2006), ỘValue Chains Versus Supply ChainsỢ, BPTrends, March, 2006.
20. Ganeshan R. and Harrison T.P.(1995), ỘAn Introduction to Supply Chain ManagementỢ, Department of Management Sciences and Information Systems, 303 Beam Business Building, Penn State, University of Park.
21. Kaplinsky, R., and Morris, M.(2001), ỘA Handbook for Value Chain ResearchỢ,
London:IDRC
22. Michael Porter (1979), ỘPorterỖs Five ForcesỢ, Harvard Business Review.
23. Michael Porter (1990), ỘThe Competitive advantage of nationsỢ, New York: Free Press.
24. European Commission (2002), ỘEccouncil Regulation No 178/2002: Laying down the general principles and requirements of food law, establishing the European Food Safety Authority and laying down procedures in matters of food safetyỢ,
Official Journal of the European Union.
25. European Commission (2004), ỘEccouncil Regulation No 852/2004: on the hygiene of foodstuffsỢ, Official Journal of the European Union.
26. European Commission (2004), ỘEccouncil Regulation No 853/2004: laying down specific hygiene rules for on the hygiene of foodstuffsỢ, Official Journal of the European Union.
27. European Commission (2008), ỘEccouncil Regulation No 1005/2008Ợ, Official Journal of the European Union.
28. European Commission (2009), ỘHandbook on the practical application of Council Regulation (EC) No. 1005/2008 of 29 September 2008 establishing a Community system to prevent, deter and eliminate illegal, unreported and unregulated fishingỢ,
Directorate-General for Maritime Affairs and Fisheries.
Các trang web có liên quan
29. Website Bộ ngoại giao Việt nam - Mofa.gov.vn
30. Website Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam - Agroviet.gov.vn
31. Websiet Cộng đồng Châu Âu- ec.europa.eu
32. Website Cục quản lý chất lượng nông lâm và thuỷ sản- Nafiqad.gov.vn
33. Website Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt nam- Vasep.com.vn
34. Website Tập chắ thương mại thuỷ sản - Vietfish.org
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA
Stt Họ Và Tên Bộ phận công tác Chức vụ
1. Nguyễn Xuân Nam BGD Tổng giám đốc
2. Lương Thị Minh Thuý BGD Trưởng phòng kinh doanh
3. Nguyễn Thị Thi BGD Giám đốc phân xưởng
4. Lê Thị Bắch Thuỷ BGD Trưởng phòng kế toán
5. Thiều Thị Cẩm Tú BGD Trưởng phòng XNK
6. Nguyễn Trung Tuyến BGD Trưởng phòn kỹ thuật
PHỤ LỤC 2
PHIẾU LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA
NgàyẦ..tháng ...năm 2013
Kắnh gửi các Anh/Chị
Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty để đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương của Công ty sang thị trường EU trong thời gian tới. Mong các Anh/Chị dành chút thời gian để cho ý kiến về các đánh giá dưới đây.
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên:ẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦ... 2. Bộ phận công tác:ẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦ 3. Chức vụ:ẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦ.. II. BẢNG ĐÁNH GIÁ Thành phần Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý 1. Nguyên liệu đầu vào
A. Điểm mạnh:
1.1. Công ty hiện đang có đội ngũ các nhà cung cấp có qui mô rất lớn và chuyên nghiệp.
1.2. Nguồn nguyên liệu luôn ổn định và đáp ứng đầy đủ cho hoạt động sản xuất của Công ty.
1.3. Ngoài nguyên liệu nhập khẩu, Công ty còn có khả năng thu gom nguyên liệu trong nước tại các địa bàn từ Đà Nẵng đến Khánh Hoà.
B. Điểm yếu:
1.4. Công ty chưa trực tiếp thu mua được nhiều nguyên liệu từ các tàu đánh bắt mà phải thông qua các công ty trung gian.
1.5. Công ty phải duy trì sức mua thường xuyên đối với nguyên liệu trong và ngoài nước nên áp lực về tài chắnh và kinh doanh là rất lớn. Ngay cả khi chưa có đơn hàng sản xuất nhưng nguyên liệu vào cảng th́ công ty vẫn phải thu mua.
1.6. Hầu hết các tàu đánh bắt của Việt nam không đạt tiêu chuẩn VSATTP theo qui định của thị trường EU.
1.7. Công ty luôn đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt trong việc thu mua nguyên liệu từ các công ty trong nước.
1.8. Việc bảo quản nguyên liệu của các tàu cá Việt Nam còn nhiều hạn chế nên chất lượng nguyên liệu đầu vào chưa được đảm bảo.
1.9. Việc thực hiện các qui định của cộng đồng Châu Âu về chống đánh bắt bất hợp pháp (IUU) trên các tàu đánh bắt còn rất hạn chế gây ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sang thị trường EU.
2. Nhà cung cấp A. Điểm mạnh:
2.1. Các nhà cung cấp đều là các khách hàng truyền thống và có mối quan hệ kinh doanh lâu dài.
2.2. Các nhà cung cấp luôn đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu theo nhu cầu của Công ty.
2.3. Các nhà cung cấp nước ngoài luôn chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm trong việc cung ứng.
2.4. Ngoài các nhà cung cấp ngoài nước, Công ty có mạng lưới các chủ nậu thu mua nguyên liệu trong nước rất chuyên nghiệp và có mối quan hệ rất tốt với Công ty.
A. Điểm yếu:
2.5. Nhà cung cấp nước ngoài có khả năng điều chỉnh mức giá nguyên liệu trên thị trường do họ nắm được tình hình đánh bắt của các tàu trên biển.
2.6. Các nhà cung cấp trong nước chưa nắm rõ các qui định của EU trong bảo quản và vận chuyển thuỷ sản đông lạnh.
3. Chế biến A. Điểm mạnh:
3.1. Công ty đang sở hữu hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại, công suất lớn, có khả năng sản xuất hàng loạt các sản phẩm cá ngừ khác nhau tuỳ theo yêu cầu của khách hàng.
3.2. Các nhà máy chế biến của công ty đều đạt chuẩn Châu Âu.
3.3. Công ty có đội ngũ công nhân có tay nghề cao và được đào tạo kỹ lưỡng.
3.4. Công ty sở hữu hệ thống kho lạnh hiện đại đáp ứng đủ yêu cầu trong việc bảo quản sản phẩm sau chế biến.
B. Điểm yếu:
3.5. Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm của công ty vẫn còn hạn chế.
3.6. Việc quản lý định mức chế biến chưa được thực hiện tốt.
3.7. Năng suất chế biến còn thấp sơ với các nước. 4. Khách hàng
A. Điểm mạnh:
4.1. Công ty có mạng lưới khách hàng trên khắp thế giới và đa phần là các khách hàng truyền thống. 4.2. Công ty luôn ưu tiên đầu tư trong việc tìm kiếm thêm các khách hàng mới.
4.3. Công ty luôn trực tiếp làm việc với các khách hàng mà không qua các nhà môi giới.
B. Điểm yếu:
4.4. Hầu hết các khách hàng của công ty là những nhà phân phối trung gian.
4.5. Các khách hàng Eu luôn có những yêu cầu nghiêm khắc trong mua bán.
5. Người tiêu dùng A. Điểm mạnh:
5.1. Đối tượng tiêu dùng sản phẩm cá ngừ là rất đa dạng.
5.2. Xu hướng người tiêu dùng luôn thắch các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên.
5.3. Sản phẩm cá ngừ đại dương luôn được người dân Eu ưu tiên lựa chọn.
A. Điểm yếu:
5.4. Sản phẩm của công ty không được bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
5.5. Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm.
5.6. Các sản phẩm của công ty chưa đáp ứng được sự thuận tiện trong việc nấu nướng và tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng.
6. Nhà cung cấp dịch vụ A. Điểm mạnh:
6.1. Nhà cung ứng dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi cung ứng của Công ty.
6.2. Công ty luôn là khách hàng lớn và thường xuyên của các hãng vận tải, các cảng, các nhà cung cấp bao bì, vật tưẦ
A. Điểm yếu:
6.3. Các hãng vận chuyển có khả năng liên kế để điều chỉnh tăng mức giá mà công ty buộc phải chấp nhận.
6.4. Công ty chưa hoàn toàn chỉ định được hết cho các nhà cung cấp để họ sử dụng những hãng vận chuyển có lợi cho mình về mặc chi phắ.
Xin chân thành cảm ơn các Anh/Chị đã cung cấp thông tin.