Những nhân tố tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương của công ty tnhh hải vương sang thị trường eu (Trang 80)

- Cá ngừ là mặt hàng có giá cả biến động tương đối lớn, giá cả của cá ngừ phụ thuộc vào điều kiện đánh bắt tự nhiên và mùa vụ, việc giá cả biến động sẽ ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của mặt hàng này.

- Do sự cản trở của các rào cản thương mại (như việc chống bán phá giá, quy định về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc đánh bắtẦ) cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp thường phải đối mặt vẫn là đáp

ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường nhập khẩu; đặc biệt là những thị trường cao cấp như châu Âu. Trong điều kiện đã gia nhập vào hệ thống quản lý phần mềm chung của châu Âu thì yêu cầu nắm rõ những quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của cộng đồng EU càng trở nên cấp thiết.

- Sự yếu kém của cơ quan quản lý, hoạch định chắnh sách về thuỷ sản còn hạn chế. Định hướng và hướng dẫn đầu tư của chắnh sách chưa cao, khả năng thắch ứng với thị trường thế giới thấp (như rào cản thương mại, phi thương mại) nên việc xuất khẩu thuỷ sản còn gặp nhiều khó khăn.

- Về lâu dài, có thể thấy vấn đề ngăn ngừa khai thác IUU cần được quan tâm hơn nữa nếu chúng ta muốn giữ các thị trường thuộc khối EU. Bởi lẽ, có được chứng nhận khai thác bền vững, sản phẩm sẽ có vị trắ tốt nhất trong phân khúc thị trường này. Mới đây EU đã đưa ra cảnh báo đối với 8 quốc gia - trong đó có Fiji, Vanuatu và Guinea là 3 nhà cung cấp cá ngừ nguyên liệu tươi/sống/đông lạnh lớn cho Việt Nam, về việc chưa thực sự nỗ lực chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Nếu tình hình không được cải thiện, EU sẽ tiến hành các biện pháp thương mại như cấm xuất khẩu các sản phẩm hải sản sang EU, đồng thời kêu gọi các nước không nhập khẩu hải sản từ các nước khai thác IUU.

- Hiện nay, nguồn cá ngừ nguyên liệu cho chế biến của Việt Nam nói chung và của HAVUCO nói riêng chủ yếu vẫn dựa vào nhập khẩu. Việt Nam hiện đang nhập khẩu cá ngừ tươi/sống/đông lạnh mã HS03 từ hơn 30 nước. Ngoài 3 nước kể trên, còn một số nước khác đang bị coi là nằm trong Ộdanh sách đenỢ như Singapore. Nếu EU thắt chặt kiểm soát việc khai thác IUU, ngành cá ngừ Việt Nam sẽ gặp khó khăn rất lớn. - Công tác xúc tiến thương mại của Công ty còn yếu kém, thiếu tắnh chuyên nghiệp, công tác dự báo thị trýờng, thông tin thýõng mại còn thấp.

- Kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ cho hoạt động xuất khẩu như cảng, sân bay, tàu... còn thiếu hoặc năng lực hoạt động thấp, làm cho việc xuất khẩu thuỷ sản gặp nhiều khó khăn.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực còn chưa tốt trong khâu chế biến làm giảm chất lượng thuỷ sản thấp ảnh hưởng tới giá trị xuất khẩu.

- Những năm gần đây do nhận thấy tiềm năng sinh lời của ngành nên nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng sang lĩnh vực chế biến cá ngừ đại dương, do đó trong thời gian

sắp tới mức độ cạnh tranh trong việc thu mua nguyên liệu và xuất khẩu sang thị trường EU sẽ mạnh mẽ hơn.

- Công ty vẫn chưa xây dựng được một chiến lược tổng thể để định hướng phát triển toàn diện và bền vững trong lĩnh vực đang là thế mạnh của mình.

- Khó khăn chủ yếu cho ngành xuất khẩu thuỷ sản hiện nay là xu hướng bảo hộ thương mại, xây dựng các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới ngày càng khắt khe hơn về kiểm soát nguồn gốc sản phẩm.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương hai, tác giả đã trình bày chi tiết về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như năng lực hiện tại của HAVUCO, đồng thời cho chúng ta thấy kết quả xuất khẩu thuỷ sản nói chung và cá ngừ đại dương nói riêng của HAVUCO sang thị trường EU từ năm 2006-2012. Kết quả này cho thấy thị trường EU đóng vai trò rất quang trọng trong cơ cấu xuất khẩu của HAVUCO, đồng thời đây cũng là thị trường có nhiều tiềm năng cần được đẩy mạnh khai thác. Tác giả đã vận dụng lý thuyết về chuỗi cung ứng để phân tắch thực trạng việc xuất khẩu cá ngừ đại dương của HAVUCO sang EU theo mô hình chuỗi, từ đó kết hợp với các ý kiến của chuyên gia để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu trong từng mắt xắch của chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của HAVUCO, đồng thời tác giả cũng nêu được những nhân tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu cá ngừ đại dương của HAVUCO sang thị trường EU làm nền tảng xây dựng các giải pháp đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường EU trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH

XUẤT KHẨU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA HAVUCO SANG THỊ TRƯỜNG EU

3.1. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 3.1.1 Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đại dương của công ty tnhh hải vương sang thị trường eu (Trang 80)