Tình hình dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng gửi tiền tiết kiệm đối với ngân hàng tmcp kiên long tại kiên giang (Trang 49)

Trong những năm qua tình hình kinh tế ở Kiên Giang có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt khoảng 12%/năm, sự chú trọng phát triển những ngành trọng tâm là nông nghiệp, đánh bắt chế biến thủy sản, dịch vụ du lịch và sản xuất công nghiệp ổn định dần trong cơ cấu ngành nghề kinh tế và đẩy nhanh tăng trưởng dư nợ cho vay các lĩnh vực kinh doanh các ngành nghề trên quan trọng không kém.

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Đvt: tỷ đồng Năm 2011/2010 Năm 2012/2011 Tỷ lệ Tỷ lệ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền (%) Số tiền (%)

Dư nợ cho vay

1. Loại hình TCTD 18.528 21.724 23.984 3.196 14,71 2.260 9,42

1.1 NHTM NN 11.531 12.995 15.835 1.464 11,27 2.840 17,93 1.2 NHTM CP 6.411 7.931 7.129 1.520 19,17 -802 -11,25

1.3 QTD 586 798 1.020 212 26,57 222 21,76

2. Cơ cấu dư nợ 18.528 21.724 23.984 3.196 14,71 2.260 9,42

2.1 Cho vay ngắn hạn 13.049 16.080 16.579 3.031 18,85 499 3,01 2.2 Cho vay trung hạn 4.033 3.517 5.098 -516 -14,67 1.581 31,01 2.3 Cho vay dài hạn 1.446 2.127 2.307 681 32,02 180 7,80

(Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng Nhà Nước tỉnh Kiên Giang)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, dư nợ các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong năm 2011 có sự tăng trưởng khá so với tình hình chung của ngành ngân hàng trong cả nước chỉ khoảng 11%, cụ thể tổng dư nợ năm 2011 đạt 21.724 tỷ đồng tăng so với năm 2010 là 3.196 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 14.71%. Trong đó khối NHTMCP tăng mạnh nhất về số tuyệt đối là 1.520 tỷ đồng tương ứng tăng 19.17% so với năm 2010 kế đến là khối NHTMNN với số tăng tuyệt đối là 1.464 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 11.27%. Trong năm 2012 hoạt động của ngành ngân hàng cả nước nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói riêng gặp nhiều khó khăn thách thức do những tác động bất lợi của kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, tình hình thanh khoản căng thẳng, mặt bằng lãi suất ở mức cao...Từ thực trạng đó đả dẩn đến tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 thấp hơn so với các năm trước cụ thể tổng dư nợ tín dụng đến

cuối năm đạt 23.984 tỷ đồng tăng 2.260 so với năm 2011 tương ứng tỷ lệ là 14.71%, trong đó tăng trưởng là từ khối NHTMNN với số tăng thêm là 2.840 tỷ đồng, riêng khối NHTMCP lại giảm đi khoảng 802 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm khoảng 11.25% điều này là phù hợp với tình hình thực tế trong năm nhằm mục tiêu đảm bảo khả năng thanh khoản và cơ cấu lại tín dụng cho phù hợp. Trong tổng dư nợ trên tỉnh Kiên Giang qua các năm thì khối NHTMNN vẩn giữ tỷ trọng lớn nhất gần gấp đôi so với khối NHTMCP và QTD, sở dĩ vẫn giữ được vai trò chủ đạo trong dư nợ cho vay là nhờ vào ưu thế nguồn vốn lớn và lãi suất cho vay thấp hơn và cho vay hầu hết các doanh nghiệp nhà nước trọng điểm của tỉnh, điều mà khối NHTMCP rất khó tiếp cận.

Về cơ cấu dư nợ cho vay thì cho vay ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn trong dư nợ cho vay của các TCTD đang hoạt động trên địa bàn. Cụ thể dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 tăng 3.031 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 18.85% và năm 2012 dư nợ cho vay ngắn hạn là 16.579 tỷ đồng so với năm 2011 tăng 499 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 3.01%. Trong năm 2012 cho vay trung hạn đã có sự tăng trưởng vượt bật so với năm 2011 với số tăng 1.581 tỷ đồng tương ứng 31.01%, đây là dấu hiệu cho thấy đã có sự chuyển đổi trong cơ cấu về thời hạn cho vay của các TCTD trên địa bàn, song vẩn phải có những đánh cụ thể hơn đối với việc chuyển đổi này.

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng gửi tiền tiết kiệm đối với ngân hàng tmcp kiên long tại kiên giang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)