Phân tích hồi quy tuyến tính

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của người lao động tại công ty viễn thông nghệ an (Trang 68)

8. Kết cấu của đề tài

3.4.2 Phân tích hồi quy tuyến tính

Phân tích hồi quy tuyến tính được thực hiện với 7 biến độc lập là: F1 : Lea ( Lãnh đạo);

F2 : Pro (cơ hội đào tạo và thăng tiến) ; F3 : Cow (đồng nghiệp);

F4 : Trade (thương hiệu) ; F5 : Pay (lương) ; F6 : Pre (áp lực công việc) ;

F7 : Work (bản chất công việc) ; JS : sự thỏa mãn công việc .

Mô hình hồi quy tuyến tính có dạng:

JS=β0+β1*F1+β2*F2+β3*F3+β4*F4+β5*F5+β6*F6+β7*F7

Để tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính, các biến được đưa vào mô hình theo phương pháp Enter. Tiêu chuẩn kiểm định là tiêu chuẩn được xây dựng vào phương pháp kiểm định giá trị thống kê F và xác định xác suất tương ứng của giá trị thống kê F, kiểm định mức độ phù hợp giữa mẫu và tổng thể thông qua hệ số xác định R2.

Bảng 3.15: Bảng phân tích phương sai ANOVA.

ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1

Regression 68.849 7 9.835 83.553 .000a

Residual 32.787 266 .103

Total 101.636 324

a Biến phụ thuộc : Ban chat cong viec, Ap luc cong viec, Dong nghiep, Thuong hieu, Luong, Co hoi dao tao va thang tien, Lanh dao

b Biến độc lập: Thỏa mãn công việc

(Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra của tác giả trên phần mềm SPSS).

Xem bảng 3.14 ta thấy Hệ số xác định hiệu chỉnh Adjusted R-Square là 0.668, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 66.8%, mô hình có mức độ giải thích khá tốt, điều này còn cho thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập là khá chặt chẽ, cả 8 nhân tố trong mô hình đã góp phần giải thích 66.8% sự khác biệt của mức độ hài lòng của người lao động đối với công việc.

So sánh 2 giá trị R2 và R2 điều chỉnh ta thấy: R2 điều chỉnh là 0.668 nhỏ hơn R2 là 0.677, dùng nó để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình.

Bảng 3.16

Kết quả phân tích hồi quy ảnh hưởng của các nhân tố đến thỏa mãn công việc.

Hệ số (Coefficients) M o d el Biến Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) -.778 .181 -4.296 .000 Banchatcongviec .215 .037 .237 5.765 .000 .719 1.390 Luong .103 .026 .143 3.895 .000 .897 1.115 Dongnghiep .135 .034 .160 3.998 .000 .754 1.326 Thuong hieu .073 .034 .085 2.157 .032 .781 1.281

Ap luc cong viec -.114 .037 -.131 -3.059 .002 .658 1.520 Co hoi dao tao va

thang tien .115 .038 .128 3.026 .003 .680 1.470

Lanhdao .294 .037 .336 7.890 .000 .668 1.497

a Biến phụ thuộc: Thỏa mãn công việc

(Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra của tác giả trên phần mềm SPSS).

Các hệ số hồi quy chuẩn hóa của phương trình đều có giá trị Beta khác 0, thể hiện mức độ quan trọng của từng nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động đối với công việc. Có thể chọn lọc thành hai nhóm sau.

• Nhóm những giá trị Beta khác 0 có ý nghĩa thống kê (kiểm định 2 phía, p<0.05), kết quả có 7 nhân tố được ghi nhận lần lượt theo hệ số hồi quy chuẩn hóa (β) là:

Bản chất công việc: β = .237

Tiền lương: β = .143

Đồng nghiệp: β = .160

Thương hiệu: β = .085

Áp lực công việc: β = -.131

Cơ hội đào tạo và thăng tiến: β = .128

Lãnh đạo: β = .336

• Những giá trị Beta khác 0 không có ý nghĩa thống kê (kiểm định 2 phía, p>0.05), không có yếu tố nào.

Xem bảng 3.16, Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy, các hệ số β’ đều khác 0 và Sig.<0.05, chứng tỏ các nhân tố trên đều tham gia vào sự hài lòng của người lao động đối với công việc. So sánh giá trị (độ lớn) của β’ ta thấy: Lãnh đạo là vấn đề được người lao động quan tâm nhất, tác động lớn nhất đến sự hài lòng của người lao động đối với công việc có β’=0.336. Có nghĩa là mỗi một đơn vị (chuẩn hóa) thay đổi của Lãnh đạo thì mức độ hài lòng của người lao động đối với công việc thay đổi 0.336 đơn vị, vượt trội hơn so với mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác: Bản chất công việc (β’=0.237); Đồng nghiệp (β’=0.160); Lương (β’=0.143); Áp lực công việc (β’=- 0.131); Cơ hội đào tạo và thăng tiến (β’=0.128); Thương hiệu (β’=0.085). Từ kết quả trên, phương trình thể hiện sự hài lòng của người lao động đối với công việc tại Công ty Viễn thông Nghệ An như sau (phương trình chuẩn hóa):

JS= - 0.336*F1+.128*F2+0.160*F3+.085*F4+0.1430*F5-0.131*F6+0.237*F7 Trong đó:

F1 : Lea ( Lãnh đạo); F2 : Pro (cơ hội đào tạo và thăng tiến) ; F3 : Cow (đồng nghiệp); F4 : Trade (thương hiệu) ; F5 : Pay (lương) ; F6 : Pre (áp lực công việc) ;

F7 : Work (bản chất công việc) ; JS : sự thỏa mãn công việc .

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của người lao động tại công ty viễn thông nghệ an (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)