GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VIỄN THÔNG VNPT NGHỆ AN

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của người lao động tại công ty viễn thông nghệ an (Trang 35)

8. Kết cấu của đề tài

2.1.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VIỄN THÔNG VNPT NGHỆ AN

2.1.1. Giới thiệu công ty

-Tên đơn vị: Viễn thông VNPT Nghệ An

- Trụ sở chính: Số 02B, đường Trường Thi, Tp Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Viễn thông Nghệ An được thành lập theo Quyết định số 657/ QĐ -TCCB /HĐQT ngày 06 /12 /2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc thành lập Viễn thông Nghệ An - đơn vị kinh tế trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam; Căn cứ Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viễn thông Nghệ An ban hành kèm theo Quyết định số 658 / QĐ- TCCB/ HĐQT ngày 06 /12 /2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Tổ chức và hoạt động theo Điều lệ số 321/QĐ-TCCB / HĐQT ngày 16 tháng 10 năm 1996 của Hội đồng Quản trị Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn BCVT Việt Nam).

- Viễn thông Nghệ An có 21 đơn vị trực thuộc (gồm 17 trung tâm Viễn thông huyện, 01 trung tâm Viễn thông thị xã, 01 trung tâm Viễn thông thành phố, 01 trung tâm Truyền dẫn nội tỉnh cấp II và Khối văn phòng.

- Tổng số lao động có 1.135 người, nam 860 người (76%), nữ 276 người (24%). Trình độ lao động: Trên đại học có 12 người; đại học có 374 người (33%); cao đẳng có 106 người (9 %); trung cấp có 225 người (20%); Còn lại là công nhân đã qua đào tạo.

- Những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ: + Thuận lợi:

- Thị trường dân cư lớn, còn nhiều tiềm năng có thể tiếp tục khai thác. Viễn thông Nghệ An có mạng lưới Viễn thông – Công nghệ thông tin rộng khắp địa bàn,

dịch vụ cung cấp đa dạng và phong phú.

- VNPT Nghệ An được sự quan tâm của Lãnh đạo Tập đoàn trong việc đầu tư phát triển, mở rộng mạng lưới, dịch vụ và các cơ chế tài chính, chính sách, phân cấp, đồng bộ cho khai thác phục vụ kinh doanh.

- Tại địa phương, Lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ban ngành và nhân dân Nghệ An vẫn tin tưởng, quan tâm dành nhiều tình cảm, tạo nhiều điều kiện cho đơn vị phát triển và hoạt động SXKD.

+ Khó khăn:

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối, gây khó khăn cho việc xây dựng CSHT, ứng cứu mạng lưới và phát triển dịch vụ.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có đầy đủ doanh nghiệp cùng kinh doanh dịch vụ Viễn thông – Công nghệ thông tin (Viettel, EVN Telecom, FPT, HaNoi Telecom, G-Tel) làm cho thị trường ngày càng bị chia sẻ mạnh và việc cạnh tranh trở nên rất khốc liệt, đặc biệt trong lĩnh vực di động và Internet băng rộng.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

Viễn thông Nghệ An có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành viễn thông- công nghệ thông tin:

- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn; Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin; Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị viễn thông- công nghệ thông tin; Kinh doanh dịch vụ quảng cáo; dịch vụ truyền thông; Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng; Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và cấp trên; Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tập đoàn cho phép.

2.1.3. Cơ sở hạ tầng mạng lưới

2.1.3.1. Chuyển mạch

Bảng 2.1: Danh sách điểm chuyển mạch

TT Host Tống số vệ tinh Line lắp đặt

1 AXE Cửa Nam 40 109.730

2 AXE Quỳnh Lưu 50 97.414

3 Sigma Quán bánh 54 133.000 4 Neax61E Vinh 12 47.000 5 MSAN 60 31.776 6 Huawei 27 8.084 7 UMC 4 1.080 Tổng số 247 428.084 (Nguồn: Phòng Mạng và dịch vụ). 2.1.3.2. Mạng truyền dẫn:

Toàn tỉnh hiện có gần 3.500km cáp quang các loại, trong đó chủ yếu là cáp 8, 16 và 24Fo:

Cáp 8Fo = 1.990km. Cáp 16Fo = 264km. Cáp 24Fo = 422km.

Thiết bị truyền dẫn quang rất đa dạng bao gồm: - 347 thiết bị SDH các loại.

- 235 cặp PDH các loại. - 133 cặp Viba các loại.

Bảng 2.2:Danh sách Thiết bị truyền dẫn

TT Loại thiết bị Dung

lượng Số lượng 1 Alcatel SDH 1660 R5.2 STM64 10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Alcatel SDH 1660 R5.2 STM16 2 3 Alcatel SDH 1660 R4.4 STM16 11

4 Alcatel SDH 1642 STM1 157

5 NEC (Huawei Metro 2050) STM4 8 6 NEC (Huawei Metro 1050) STM1 26

7 Fujitsu STM1 10 8 V-Node STM4 5 9 Siemens hiT 70xx STM4 10 10 Siemens SMA xx STM1 35 11 Huawei Metro 1000 STM1 5 12 Huawei OSN 1500 STM1 2 13 Huawei OSN 500 STM1 66 14 PDH 16E1 12 cặp 15 PDH 8E1 102 cặp 16 PDH 4E1 121 cặp

17 Viba (NEC Pasolink) 16E1 90 cặp

18 Viba 8E1 1cặp

19 Viba (Fujitsu DM) 4E1 10 cặp

20 Viba (AWA 1504) 2E1 32 cặp

(Nguồn: Phòng Mạng và dịch vụ).

2.1.3.3. Mạng băng rộng:

2.1.3.3.1. Mạng MAN-E bao gồm 29 thiết bị, trong đó:

- PE-AGG Cisco 7609 = 3

- Thiết bị UPE Cisco 7609 = 1, Cisco 7606 = 25 - Số Port MAN-E: cổng 10xGE = 14, cổng 1xGE = 399. - Ring lõi tốc độ 30Gbps, các Ring nhánh tốc độ 10Gbps.

2.1.3.3.2. Mạng truy nhập băng rộng:

- Thiết bị L2 Switch FTTH: 105 cái, 2.851 cổng. - Thiết bị DSLAM:

Bảng 2.3: Danh sách cổng và thiết bị

TT Loại thiết bị Tổng số thiết

bị Tổng số cổng Số cổng đã dùng 1 IP-DSLAM Huawei 262 56.152 50.544 2 MSAN Alcatel 52 2.676 1.802 3 ATM Alcatel 36 15.348 11.570 Tổng cộng 338 87.336 65.630 (Nguồn: Phòng Mạng và dịch vụ). 2.1.4. Di động VinaPhone BTS 2G: 440 trạm. Node 3G: 215 trạm. 2.1.5. Các dịch vụ

- Cố định có dây, không dây (Gphone); - Di động VinaPhone;

- Internet ADSL; - Thuê kênh riêng; - IPTV MyTV; - Các dịch vụ GTGT;

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu

Trong phần thiết kế nghiên cứu này để giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trước đây để đo lường trong điều kiện Việt Nam và đặc biệt là đo lường mức độ thỏa mãn công việc của người lao động tại VNPT Nghệ An. Vì vậy, nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (Mixed Methods Design) và được tiến hành theo hai giai đoạn đó là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ : nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương

tiến hành bằng cách thảo luận nhóm với 8 nhân viên văn phòng của công ty về các thành phần của thỏa mãn công việc từ đó xây dựng thang đo nháp, nghiên cứu định lượng được thực hiện tiếp theo sẽ thực hiện phỏng vấn 20 nhân viên theo cách lấy mẫu thuận tiện để kiểm tra và hiệu chỉnh thang đo. Bước nghiên cứu này nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các yếu tố và các thuộc tính đo lường tác động lên sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngoài những yếu tố được đưa ra trong mô hình đề xuất. Quá trình thảo luận nhóm được tác giả thực hiện như sau:

- Tổng hợp các lý thuyết từ nghiên cứu trước đây làm cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết. Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 8/2012 đến tháng 9/2012.

- Bằng phương pháp thảo luận chuyên gia (thảo luận định tính), tác giả đã tham vấn 5 cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công ty đó là Giám đốc, trưởng phòng kinh doanh và trưởng phòng Tổ chức, trưởng phòng Tài chính - Kế toán, trưởng phòng Kế hoạch – đầu tư là những người có am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu làm cơ sở để điều chỉnh mô hình các yếu tố ảnh hưởng, các mục hỏi trong các yếu tố và phân chia các thuộc tính trong các yếu tố về cá nhân.

- Dựa trên bảng câu hỏi đã được chuẩn bị, kết quả tham vấn cơ sở để chỉnh sửa lại những mục hỏi không rõ nghĩa khó trả lời, những câu hỏi còn trừu tượng, từ ngữ chưa đạt yêu cầu, những câu hỏi làm cho người lao động khó trả lời hay trả lời không trung thực. Sau phần nghiên cứu định tính các mục hỏi sẽ được chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp hơn, làm cơ sở cho việc hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức để tiến hành nghiên cứu định lượng.

Sau khi tập hợp các ý kiến, tác giả đã thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung các biến tiềm ẩn và biến quan sát để đưa vào bảng câu hỏi nghiên cứu, cụ thể có tám yếu tố tác động đến mức độ thỏa mãn công việc của người lao động tại VNPT Nghệ An là:

(1) bản chất công việc, (2) lãnh đạo,

(3) tiền lương, (4) đồng nghiệp, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(5) cơ hội đào tạo và thăng tiến, (6) thương hiệu,

(8) áp lực công việc.

Nghiên cứu chính thức : nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng

phương pháp nghiên cứu định lượng tiến hành ngay khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu sơ bộ. Bước nghiên cứu này được thực hiện bằng cách khảo sát trực tiếp để thu thập dữ liệu khảo sát. Đối tượng nghiên cứu là các nhân viên đang làm việc tại VNPT Nghệ An. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua phương pháp thu thập số liệu là sử dụng bảng câu hỏi điều tra, với 325 bảng câu hỏi được phát đi cho nhân viên (số lượng phát bảng câu hỏi có tính tỷ lệ phần trăm giữa các đơn vị phòng ban, trung tâm trong công ty). Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012. Toàn bộ dữ liệu hồi đáp được xử lý với phần mềm SPSS 16.0 Bước nghiên cứu này nhằm đánh giá các thang đo, các mối quan hệ giữa các yếu tố với sự hài lòng chung, đo lường mức độ hài lòng của nhân viên theo từng yếu tố liên quan, dự đoán mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong mô hình.

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu chính thức là thang đo đã được hiệu chỉnh từ thang đo JDI. Thang đo được đánh giá thông quan phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA (Exploratory factor analysis).

Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha dùng để xác định độ tin cậy của thang đo. Thang đo có hệ số tin cậy đáng kể khi hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,6. (Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số alpha của từng thang đo từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu – Theo Nunnally, 1978; Peterson, 1997; Slater, 1995 dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Vì vậy đối với nghiên cứu này thì hệ số alpha từ 0,6 trở lên là chấp nhận được. Hệ số tương quan biến-tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao, sự tương quan của các biến với các biến khác trong nhóm càng cao. Và hệ số tương quan biến-tổng phải lớn hơn 0,3. Theo Nunally & Burnstein (1994) thì các biến có Hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác và đương nhiên là loại bỏ khỏi thang đo. Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, khi đánh giá độ phù hợp của từng mục, những

mục nào có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn hoặc bằng 0,3 được coi là những mục có độ tin cậy đảm bảo, các mục có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại ra khỏi thang đo.

Phương pháp phân tích phám khá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sử dụng để đánh giá độ giá trị của thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trong nghiên cứu này, phân tích EFA sử dụng phương pháp Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue ≥ 1 được sử dụng. Trong quá trình phân tích EFA các item, thang đo không đạt yêu cầu sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn là các mục phải có hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0.4 và tổng phương sai trích ≥ 0.5, hệ số của phép thử KMO (Kaiser- Meyer-Olkin of Sampling Adeqacy) > 0.05 ( Hair và cộng sự, 2006 dẫn theo Lê Văn Huy, 2009). (Các biến có trọng số thấp (nhỏ hơn 0,4) sẽ bị loại và thang đo chỉ được châp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 0,5.)

Hình 2-1: Quy trình nghiên cứu

Phương pháp hồi quy được sử dụng để dự đoán cường độ tác động của các yếu tố hài lòng công việc đến sự hài lòng công việc của người lao động. Biến phụ thuộc là yếu tố “mức độ hài lòng công việc” và biến độc lập là các yếu tố hài lòng được rút ra từ quá trình phân tích EFA và kiểm định với mức ý nghĩa 5%. Mô hình dự đoán:

Yi = β0 + β1X1i +β2 X2i +β3 X3i + … βk Xki + εi

Trong đó:

Yi = biến phụ thuộc (mức độ hài lòng công việc của người lao động) Xk = các biến độc lập (các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc)

Mô hình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp

Nghiên cứu định tính, Phỏng vấn 20 nhân viên để hiệu chỉnh thangđo

Điều chỉnh

Thang đo chính thức Khảo sát (nghiên cứu

định lượng) n=325

Nghiên cứu chính thức:

- Cronbach’s Alpha

- Phân tích nhân tố khám phá - Phân tích hồi quy

- Thống kê mô tả

Xử lý kết quả và viết báo cáo nghiên cứu

β0 = hằng số

βk = các hệ số hồi quy (i > 0)

εi = thành phần ngẫu nhiên hay yếu tố nhiễu

Biến phụ thuộc là yếu tố sự hài lòng chung và biến độc lập là các yếu tố hài lòng được rút ra từ quá trình phân tích nhân tố EFA và có ý nghĩa trong phân tích tương quan Pearson. Kết quả của mô hình sẽ giúp ta xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của người lao động. Trong phương pháp này , hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mô hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0. Để đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng là phù hợp, dò tìm sự vi phạm của giả định trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm liên hệ tuyến tính (dùng biểu đồ phân tán Scatterplot), phương sai của phần dư không đổi (dùng hệ số tương quan hạng Spearman), phân phối chuẩn của phần dư (dùng Histogram và Q-Q plot), tính độc lập của phần dư ( Dùng đại lượng thống kê Durbin-Watson), hiện tượng đa cộng tuyến (tính độ chấp nhận Tolerance và hệ số phóng đại VIF).

2.2.2. Kích thước mẫu và phương pháp thu số liệu 2.2.2.1. Kích thước mẫu 2.2.2.1. Kích thước mẫu

Xác định kích thước mẫu là công việc không hề đơn giản, bởi hiện tại có quá nhiều quan điểm khác nhau. Chẳng hạn như kích thước mẫu tùy theo phương pháp ước lượng sử dụng (ví dụ: ML, GLS…) trong mô hình cấu trúc tuyến tính. Nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 mẫu (Hair & ctg, 1998), hay ít nhất là 200 mẫu (Hoelter). Cũng có người cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số ước lượng (Bollen, 1989) [Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2007] hay 15 mẫu cho một biến [Phạm Đức Kỳ, Bùi Nguyên Hùng, 2007]. Tuy nhiên, số lượng mẫu cũng xác định trên số lượng tổng thể nghiên cứu (bằng 1/10 qui mô mẫu) [Nguyễn Viết Lâm, 2007]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) mà theo Gorsuch (1983) được trích bởi MacClall (1999) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần số biến quan sát trở lên; theo

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của người lao động tại công ty viễn thông nghệ an (Trang 35)