8. Kết cấu của đề tài
4.3 So sánh nghiên cứu với các nghiên cứu đã thực hiện
Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của người lao động tại Công ty Viễn thông Nghệ An thông qua nghiên cứu tài liệu và tham khảo ý kiến người lao động kết quả có 7 nhân tố với 37 biến quan sát. Đây cũng là một sự mới mẻ của nghiên cứu góp phần hoàn thiện thang đo lường sự hài lòng cho nghiên cứu cũng như bổ sung thêm thang đo cho các nghiên cứu về sự hài lòng công việc người lao động sau này.
Tác giả Nguyễn Công Thành với nghiên cứu “Đánh giá sự hài lòng đối với công
việc của người lao động tại Công ty Điện lực Hà Nội”đã xây dựng thang đo sự thỏa
mãn công việc người lao động gồm 5 nhân tố gồm: An toàn, Đào tạo, Kỳ vọng, Đồng nghiệp, Lương với 33 biến quan sát. Điểm khác biệt là nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Thành đã kế thừa hoàn toàn 5 thành phần của thang đo JDI. Còn trong nghiên cứu của mình tác giả đã đưa ra 7 nhân để đo lường. Kết quả phân tích hồi quy thì trong nghiên cứu của tác giả cả 7 nhân tố đều góp phần tham gia vào sự hài lòng người lao động còn nghiên cứu của Nguyễn Công Thành chỉ có 4 nhân tố là Đào tạo, Kỳ vọng, Đồng nghiệp, Lương. Mặc dù cả hai nghiên cứu đều thực hiện ở các đơn vị sản xuất kinh doanh của nhà nước nhưng kết quả sự hài lòng người lao động lại khác xa nhau. Kết quả nghiên cứu của tác giả thì Lãnh đạo là yếu tố tác động mạnh nhất đến sự hài
lòng người lao động còn nghiên cứu của Nguyễn Công Thành yếu tố Lương lại tác động mạnh nhất đến sự thỏa mãn công việc người lao động. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì nghiên cứu của Nguyễn Công Thành thực hiện tại Hà Nội, nơi mà người lao động luôn lo lắng, sẵn sàng nhảy việc, làm sao kiếm được nhiều tiền để ổn định cuộc sống do nhiều vấn đề như nhà ở, chi phí đắt đỏ hơn Nghệ An rất nhiều, mặc dù vậy tại Nghệ An việc làm khó tìm hơn nên người lao động luôn kỳ vọng vào Lãnh đạo cho một công việc ổn định là ưu tiên số một.
Nghiên cứu “Đo lường sự hài lòng của giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng
Bà Rịa – Vũng Tàu” của tác giả Nguyễn Văn Thuận đã xây dựng thang đo gồm 8 nhân
tố gồm: Tính chất công việc, Cơ hội thăng tiến và sự công nhận, Mối quan hệ với sinh viên, Quan điểm và thái độ của lãnh đạo, Mối quan hệ với đồng nghiệp, Lương và phúc lợi , Điều kiện làm việc, Chính sách và quản lý, Mức độ hài lòng chung với 43 biến quan sát khá tương đồng với mô hình nghiên cứu của tác giả. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy tuyến tính trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuận chỉ có 5 nhân tố tham gia vào sự thỏa mãn công việc người lao động là Tính chất công việc, Cơ hội thăng tiến và sự công nhận, Mối quan hệ với đồng nghiệp, Điều kiện làm việc, Sự hài lòng chung, còn nghiên cứu của tác giả cả 7 nhân tố đều tham gia vào sự hài lòng công việc. Hai nghiên cứu cho kết quả sự hài lòng người lao động lại khác nhau. Kết quả nghiên cứu của tác giả thì Lãnh đạo là yếu tố tác động mạnh nhất đến sự hài lòng người lao động còn nghiên cứu của Nguyễn Văn Thuận yếu tố Tính chất công việc lại tác động mạnh nhất đến sự thỏa mãn công việc người lao động trong khi tiền lương là yếu tố mà được người lao động quan tâm nhiều nhất trong thảo luận định tính.