8. Kết cấu của đề tài
1.1.4. Đo lường mức độ thỏa mãn công việc
Nghiên cứu sử dụng chỉ số mô tả công việc JDI (Job Descriptive Index) của Smith et al (1969) và bổ sung thêm 3 yếu tố thành phần mới dùng làm thang đo để đo lường mức độ thỏa mãn của nhân viên trong công việc, tổng cộng bảng câu hỏi bao gồm 37 biến quan sát đo lường 8 thành phần của sự thỏa mãn công việc, như sau:
+ Năm thành phần trong chỉ số mô tả công việc JDI: - Thành phần bản chất công việc ( 4 biến quan sát)
- Thành phần cơ hội đào tạo và thăng tiến ( 7 biến quan sát) - Thành phần lương (4 biến quan sát)
- Thành phần đồng nghiệp (4 biến quan sát) - Thành phần lãnh đạo (8 biến quan sát)
+ Và ba thành phần mới được bổ sung:
- Thành phần thương hiệu (4 biến quan sát) - Thành phần đổi mới (3 biến quan sát)
- Thành phần áp lực công việc (3 biến quan sát)
Sự thỏa mãn đối với công việc là thái độ chung của một cá nhân đối với công việc của cá nhân đó. Điều này có nghĩa là sự đánh giá của một người lao động về sự thỏa mãn đối với công việc của họ là một sự tổng hợp phức tạp của nhiều yếu tố công việc riêng biệt. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra các công cụ đo lường có giá trị và được sử dụng rộng rãi.
Chỉ số mô tả công việc JDI (Job Descriptive Index) được các nhà nghiên cứu Smith, Kendall và Hulin (1969) của trường Đại học Cornell đã xây dựng để đánh giá mức độ thỏa mãn công việc. Thang đo JDI gồm 90 mục hỏi được thiết kế để đo lường sự thỏa mãn của một người thông qua các nhân tố là bản chất công việc, tiền lương, thăng tiến, đồng nghiệp và sự giám sát của cấp trên. Thang đo này đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi hơn bốn mươi năm qua, nó đã trở thành một trong những công cụ đo lường sự thỏa mãn đối với công việc phổ biến nhất (DeMeuse, 1985; Zedeck, 1987).
Bảng câu hỏi khảo sát sự thỏa mãn đối với công việc JSS (The Job Satisfaction Survey) được phát triển bởi Paul E. Spector (1985) để đánh giá thái độ của nhân viên về các khía cạnh của công việc. JSS bao gồm 36 câu hỏi trong chín khía cạnh riêng biệt của sự thỏa mãn của công việc. Những khía cạnh này bao gồm tiền lương, cơ hội thăng tiến, phúc lợi, giám sát, tổ chức và quản lý, mối quan hệ đồng nghiệp, tính chất công việc, sự công nhận và trách nhiệm. Mỗi khía cạnh được đánh giá với bốn mục, và tổng số điểm được tính từ tất cả 36 mục. Mỗi mục hỏi được đánh giá từ rất không đồng ý đến rất đồng ý.
Questionnaire) được phát triển bởi Weiss và đồng nghiệp (1967) của trường Đại học Minnesota. Bảng câu hỏi này đã trở thành một công cụ được sử dụng rộng rãi để đo lường sự thỏa mãn đối với công việc. Ba hình thức của MSQ đã được phát triển, hai hình thức dài 100 mục (phiên bản 1977 và phiên bản năm 1967) và một hình thức 20 mục ngắn. Bảng câu hỏi MSQ được thiết kế để đo lường các khía cạnh cụ thể về sự thỏa mãn đối với công việc.
Bảng câu hỏi đo lường sự thỏa mãn công việc giáo viên TJSQ (Teacher Job Satisfaction Questionnaire) được định nghĩa bởi Lester (1982), là một công cụ được dành riêng để đo lường sự hài lòng đối với công việc của giáo viên. TJSQ đã liên kết 66 mục hỏi trong 9 yếu tố của công việc. Những yếu tố này được định nghĩa như là sự giám sát, đồng nghiệp, điều kiện làm vịêc, tiền lương, trách nhiệm và bản thân công việc, sự thăng tiến, mức độ an toàn và sự công nhận. Bộ công cụ TJSQ đã trình bày các mục hỏi và trả lời dưới dạng thang đo của Likert 5 mức độ với 1 là không đồng ý đến 5 là rất đồng ý. Các lý thuyết của Maslow (1954) và Herzberg (1959) là nền tảng để xây dựng và phát triển bộ công cụ TJSQ này. Độ tin cậy và tính hiệu lực đảm bảo và đã được sử dụng rộng rãi để đo lường sự hài lòng công việc của giáo viên ở nhiều cơ sở giáo dục trên thế giới.