Phát triển thẻ tín dụng nội địa

Một phần của tài liệu LUẬN văn CAO học PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ tại NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG đà NẴNG (Trang 76)

b. Tiềm năng phát triển dịch vụthẻ thanh toán tại Đà Nẵng

3.2.1.Phát triển thẻ tín dụng nội địa

Thời gian qua, các dòng thẻ của Vietinbank đã phát triển rất đa năng, có nhiều tiện ích, phục vụ tốt cho rất nhiều khách hàng trên toàn quốc và trên địa bàn Đà Nẵng, đã tiếp nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ phía khách hàng. Tuy nhiên việc kinh doanh thẻ còn rất nhiều khó khăn, thách thức nếu chúng ta không thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng thì tự chúng ta đã đẩy khách hàng của mình cho các đối thủ. Vì thế nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, VietinBank vẫn luôn mong muốn mang đến cho khách hàng đa dạng lựa chọn hơn nữa để tăng tính cạnh tranh, tránh bị tụt hậu so với các ngân hàng khác, trong thời gian tới không chỉ Ngân hàng Công Thương Việt Nam mà ngay cả chi nhánh Đà Nẵng cũng cần tích cực nghiên cứu để đề xuất với Hội sở và đưa ra thị trường sản phẩm thẻ tín dụng nội địa mà các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Agribank… vẫn chưa có để khách hàng có thêm sự lựa chọn.

Thẻ tín dụng là một trong những hình thức thanh toán hiện đại, giờ không còn chỉ là biểu tượng của một nhóm người có thu nhập cao trong xã hội nữa mà đã trở nên thông dụng. Với đặc điểm chi tiêu trước, trả tiền sau, thẻ tín

dụng giúp người sử dụng dễ dàng hơn trong việc thanh toán và tiếp cận các khoản vay của ngân hàng một cách linh hoạt và thuận tiện. Tuy nhiên, các NHTM đang quá chú trọng vào các khách hàng quen thuộc mà đang bỏ quên một phân khúc đang được nhiều ngân hàng nước ngoài hướng tới, đó là phân khúc khách hàng sinh viên. Đây là phân khúc tiềm năng, nhiều triển vọng vì đối tượng sinh viên là những người trẻ, ưa thích công nghệ cao, thậm chí là thể hiện mình qua việc sử dụng các ứng dụng công nghệ hiện đại, nên rất thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán qua internet, qua mobile…Với những đối tượng này, họ ngày càng có ý thức tự lập về tài chính, rất nhiều sinh viên có việc làm thêm bán thời gian và có thể chi trả cho khoản vay tín dụng. Ngoài ra, một số phụ huynh không chỉ muốn chu cấp tiền cho con cái, mà còn muốn con cái học được cách quản lý tài chính và tự mình có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Vì thế thẻ thẻ tín dụng dành cho sinh viên là một hướng khai thác mới cho ngân hàng trong thời gian tới.

Việc phát hành thẻ tín dụng nội địa dành cho sinh viên không chỉ mang lại lợi ích cho các sinh viên mà còn mang lại những lợi ích nhất định cho các ngân hàng. Không những đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng, mở rộng cơ sở khách hàng, đặc biệt là các khách hàng tiềm năng, mà trong một chừng mực nhất định sẽ tạo nền tảng cho việc phát triển mạnh mẽ hơn dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong tương lai. Ngoài ra, các khách hàng sử dụng dịch vụ này cũng sẽ trở thành một kênh quảng cáo hữu dụng đối với các ngân hàng nếu họ được phục vụ chu đáo, tận tình, hiệu quả.

Tất nhiên, bên cạnh những lợi ích tích cực, cũng có không ít những rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng cần tính đến khi cung cấp dịch vụ này. Như trên đã đề cập, đối tượng khách hàng của dịch vụ này là những người trẻ, nhu cầu chi tiêu lớn nhưng lại chưa có kỹ năng quản lý chi tiêu, vì thế khó tránh khỏi tình trạng chi tiêu quá đà đẩy dư nợ lên cao và không có khả năng thanh toán. Do

đó, ngân hàng cần quy định hạn mức tối đa cho phép được sử dụng trong một tháng tính theo hạn mức tín dụng được cấp chia đều ra các tháng trong thời gian hiệu lực thẻ, hoặc theo đề xuất của cha mẹ với vai trò là người bảo lãnh để hạn chế việc sinh viên chi tiêu tiền mà không có kế hoạch tính toán cụ thể. Rủi ro cũng phát sinh khi sinh viên không trả nợ đúng hạn, khi đó, ngân hàng trích nợ tự động từ tài sản thế chấp hoặc gửi thông báo cho cha mẹ.

Đối với các sinh viên, sẽ là phù hợp hơn nếu cung cấp thẻ tín dụng nội địa bởi thực tế là đối tượng này rất ít đi nước ngoài mà chỉ là chu cấp cho cuộc sống hàng ngày. Với thẻ tín dụng nội địa, vì không thanh toán được ở nước ngoài nên có thể giảm các loại phí so với thẻ tín dụng quốc tế như chi phí quản lý thẻ, chi phí phát hành, chi phí rủi ro khi mất thẻ sẽ thấp hơn. Thay vào đó, có thể cho phép người sử dụng có thể rút tiền mặt với hạn mức thấp (hạn mức này cần được thỏa thuận ngay khi mở thẻ với sự đồng ý của người bảo lãnh) thì không bị tính phí rút tiền mà chỉ bị tính lãi ngay tại thời điểm rút tiền. Điểm khác biệt so với thẻ tín dụng quốc tế này (thông thường thẻ tín dụng quốc tế chỉ khuyến khích thanh toán mua hàng mà không khuyến khích rút tiền bằng cách tính phí rút tiền rất cao) chính là điểm hấp dẫn đối với sinh viên vì thực tế Việt Nam ngày nay, vẫn còn nhiều nơi cung cấp dịch vụ chưa thể thanh toán bằng thẻ (nhất là thẻ tín dụng nội địa). Ngoài ra, cần quy định tỷ lệ tối thiểu phải trả hàng tháng ở mức cao hơn so với thẻ tín dụng quốc tế hiện nay. Điều này sẽ giảm bớt rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng.

Ngoài những khuyến mãi, ưu đãi, chiết khấu được liên kết với các đại lý, các doanh nghiệp, các cơ sở phục vụ hàng tiêu dùng cho người sử dụng như các thẻ tín dụng thông thường khác, thẻ tín dụng dành cho sinh viên có thẻ tích hợp thêm những ưu đãi chỉ dành riêng cho sinh viên. Ví dụ như khi sinh viên đạt được mốc học tập kết quả khá trở lên có thể được cộng thêm điểm tích lũy. Tăng cường liên kết với các nhà sách, cơ sở cung cấp dụng cụ, các

khóa học phục vụ học tập để có những chính sách ưu đãi riêng chỉ dành cho chủ thẻ là sinh viên.

Dù chứa đựng nhiều rủi ro và thời gian đầu có thể hiệu quả chưa cao, nhưng đây là một mảnh đất hứa hẹn nhiều tiềm năng và mang lại những lợi ích không chỉ là lợi nhuận, vì thế ngân hàng cần tiến hành các khảo sát cụ thể để đánh giá nhu cầu thực sự để xây dựng phương án cung cấp sản phẩm cho phù hợp.

Một phần của tài liệu LUẬN văn CAO học PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ tại NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG đà NẴNG (Trang 76)