Số lượng giao dịch

Một phần của tài liệu LUẬN văn CAO học PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ tại NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG đà NẴNG (Trang 48)

Bảng 2.5. Số lượng giao dịch thực hiện trên máy ATM và máy POS qua các năm Đvt: Giao dịch Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 (+)/(-) % (+)/(-) % 1.Giao dịch

trên máy ATM 498.272 554.896 743.891 56.624 11,36 188.995 34,1

Trong đó: rút

tiền mặt 294.061 392.674 512.143 98.613 33,53 119.469 30,42 2. Giao dịch

trên máy POS 32.097 40.975 60.951 8.878 27,66 19.976 48,75

Tổng cộng 530.369 595.871 804.842 65.502 12,35 211.971 35,8

(Nguồn: Phòng tổng hợp của Vietinbank Đà Nẵng)

Hình 2.3. Số lượng giao dịch thực hiện trên máy ATM và máy POS

Bên cạnh việc tăng trưởng số lượng thẻ phát hành thì số lượng giao dịch thực hiện qua máy ATM và máy POS cũng có những kết quả khả quan. Số lượng giao dịch qua các năm đều tăng mạnh. Trong năm 2011, số lượng giao dịch trên máy ATM là 498.272 giao dịch, trong đó lượng giao dịch rút tiền mặt là 294.061 giao dịch, chiếm gần 60% tổng số giao dịch tại máy ATM. Trong khi đó, số lượng giao dịch trên máy POS chỉ có 32.097 giao dịch, đây

là con số rất nhỏ chỉ chiếm 6,1% trong tổng số giao dịch. Điều này là do khách hàng vẫn chưa có thói quen mua hàng hóa dịch vụ bằng thẻ; mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ chưa nhiều, và do tại các điểm chấp nhận thẻ chưa thật sự được khai thác một cách triệt để.

Đến năm 2012, tình hình giao dịch của thẻ trên máy ATM và máy POS tăng lên, tổng lượng giao dịch trong năm này 595.871 giao dịch, tăng 12,45% so với năm 2011. Và sang đến năm 2013 thì con số lượng giao dịch đã tăng lên rất nhiều, tăng 35,8% so với năm 2012. Trong đó giao dịch rút tiền vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 68,8% trong tổng giao dịch tại máy ATM. Khách hàng vẫn chưa có thói quen sử dụng máy POS. Do đó, số lượng giao dịch trên POS chiếm tỷ trọng nhỏ. Tuy nhiên việc giao dịch qua máy POS cũng có tiến triển, số lượng giao dịch trong năm 2013 tăng lên 60.951 giao dịch, tức 48,75 % so với năm 2012, chứng tỏ khách hàng cũng đang dần thích ứng làm quen với dịch vụ này. Mặc dù số lượng giao dịch tăng qua các năm nhưng hiện nay, việc dùng thẻ chủ yếu vẫn là sử dụng tại máy ATM và chỉ dùng rút tiền mặt là chủ yếu. Đó là do, thẻ chưa có nhiều tiện ích; tâm lý của người dân chủ yếu dùng thẻ thanh toán như một phương tiện để cất giữ tiền mặt an toàn, khi cần có thể rút tiền mặt, vẫn chưa thực sự coi đây là một công cụ thanh toán; số lượng máy POS và các điểm chấp nhận thẻ chưa thật sự lớn, công việc mua hàng hoá của người dân chủ yếu là dùng tiền mặt, vì họ rút tiền mặt từ thẻ để chi tiêu chứ không thể chi tiêu trực tiếp bằng thẻ. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho thị trường thẻ Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh, còn rất nhiều người cảm nhận rằng việc sử dụng thẻ là chưa cần thiết, vì muốn chi tiêu thanh toán thì họ phải đi đến máy ATM rút tiền mặt từ thẻ rồi mới có thể chi tiêu, không tiện bằng việc cất giữ tiền mặt tại nhà. Mặc dù vậy nhưng tổng số lượng giao dịch tính đến năm 2013 đã tăng lên khá cao chứng tỏ người dân đã

có sự chú ý đến việc sử dụng thẻ. Và đây cũng được coi là một thành công trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn CAO học PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ tại NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG đà NẴNG (Trang 48)