Thứ nhất, ở Việt Nam, hiện chưa có một hoạt động đào tạo chuyên về thẻ nào dù là của NHNN. Do đó, để hoạt động tốt trong lĩnh vực này buộc
ngân hàng phải tự lực hoặc được sự hỗ trợ của hội sở Vietinbank cho nhân viên tham gia các khóa học do các Tổ chức thẻ Quốc tế tổ chức mà chi phí của mỗi khóa học này không phải là nhỏ. Do vậy, việc cập nhật thông tin, kiến thức thường xuyên cũng có phần hạn chế.
Thứ hai, phần lớn Vietinbank mới chỉ tập trung vào đầu tư công nghệ phục vụ việc phát triển sản phẩm mà chưa coi trọng việc đầu tư công nghệ để quản trị khách hàng. Để phát triển dịch vụ không chỉ đòi hỏi đầu tư về vốn lớn mà còn phải đầu tư về con người, đó là những người có kinh nghiệm, có trình độ am hiểu về lĩnh vực thẻ của ngân hàng. Ngân hàng chưa có chính sách khách hàng dàng cho từng đối tượng cụ thể, chưa có sự đồng bộ và còn nhiều bất cấp. Ngân hàng chưa tập trung, đầu tư vào việc chăm sóc nhóm khách hàng lớn, cũng như chưa có nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành cho khách hàng phổ thông.
Thứ ba, nguồn nhân lực về Marketing còn non trẻ và khan hiếm. Bên cạnh đó, Vietinbank Huế vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức tới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên sâu về Marketing. Chính điều này đã làm cho nội dung Marketing của Vietinbank Huế còn mang tính nghèo nàn, kém tính hấp dẫn, không có tính chuyên nghiệp, chưa thực sự mang tính hiện đại và hội nhập.
Thứ tư, yếu tố công nghệ, hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu hiện đại hóa. Nhu cầu phát triển dịch vụ thẻ ngày càng tăng mà chưa có sự đầu tư nâng cấp đường truyền đúng mức để đảm bảo không gây gián đoạn giao dịch. Các trục trặc về mặt kỹ thuật, đường truyền viễn thông đôi khi gây ra tâm lý chưa tin tưởng vào dịch vụ thẻ.