d. Thị phần thẻ
2.2.3. Phân tích tình hình mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụthẻ Bảng 2.9 Số máy ATM và POS của Vietinbank Đà Nẵng
Bảng 2.9. Số máy ATM và POS của Vietinbank Đà Nẵng
ĐVT: Máy Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tăng, giảm 2012/2011 Tăng, giảm 2013/2012 Số máy ATM 19 22 24 0 2 Số máy POS 310 450 617 140 167
(Nguồn: Phòng tổng hợp của Vietinbank Đà Nẵng)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy qua 3 năm số lượng máy ATM trên địa bàn Đà Nẵng tăng lên 5 máy, từ 19 máy năm 2011 tăng lên 24 máy vào năm 2013. Tuy con số tăng trưởng là không lớn nhưng cho thấy việc triển khai mạng lưới ATM của chi nhánh là tốt, và điều này cũng chứng tỏ là khách hàng sử dụng thẻ ATM của chi nhánh đã tăng lên. Tuy nhiên số lượng máy ATM chỉ tập trung phân bổ ở trung tâm thành phố, còn ở các quận như Liên Chiểu, Hoà Vang, Hoà Khánh thì điểm đặt máy ATM còn ít chính vì thế ngân hàng cần phải phân bổ số lượng máy ATM đều khắp thành phố để có thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả các khách hàng ở mọi nơi trong thành phố. Bên cạnh đó ngân hàng cần tìm biện pháp để tránh tình trạng máy ATM hết tiền, gây khó khăn, phiền phức cho khách hàng mỗi lần rút tiền vào dịp lễ tết.
Số lượng máy POS tăng đáng kể so với năm 2010, tăng 307 máy. Việc tăng số lượng máy POS cũng phù hợp với lượng tăng thẻ TDQT. Việc tăng số
lượng máy POS lớn hơn nhiều so với tăng số lượng máy ATM là do ngân hàng đang định hướng phát triển theo con đường thẻ tín dụng. Vì việc mở rộng hệ thống ATM rất tốn kém và chi phí máy ATM chỉ do một mình ngân hàng gánh chịu còn máy POS thì ngân hàng và doanh nghiệp bán hàng có thể cùng hợp tác chia sẻ phí đầu tư và vận hành máy POS. Hơn nữa, việc khách hàng sử dụng thẻ ATM vẫn chủ yếu là rút tiền mặt cho nên việc đầu tư quá lớn vào chi phí lắp đặt máy ATM không hiệu quả thay vào đó, việc phát triển máy POS trở nên cần thiết hơn, phù hợp với chiến lược lâu dài của ngân hàng.