KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA HỆ THỐNG TIÊU CHÍ PHÂN HẠNG VÀ XẾP LOẠI BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại tác động môi trường đối với các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 109)

- Đảm bảo tình trạng vệ sinh cơ sở sản xuất: (căn cứ vào việc tuân thủ nghị định số 59/2007/NĐCP, ngày 09 tháng 4 năm 2007) (doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ

4.2 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA HỆ THỐNG TIÊU CHÍ PHÂN HẠNG VÀ XẾP LOẠI BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

PHÂN HẠNG VÀ XẾP LOẠI BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

Khi thiết lập một hệ thống phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp, tính khả thi áp dụng và tính bền vững của chúng là rất quan trọng để vừa phù hợp với hiện tại vừa đáp ứng định hướng phát triển trong tương lai của địa phương. Việc đánh giá khả năng áp dụng và tính bền vững của hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp được căn cứ vào các nội dung sau:

- Đánh giá mức độ tuân thủ luật pháp của hệ thống tiêu chí;

- Đánh giá tính bền vững của hệ thống tiêu chí khi có sự thay đổi về yêu cầu tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng, thay đổi về quan điểm môi trường, …

Trước hết, hệ thống tiêu chí phân hạng bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp là phù hợp với tình hình thực tế tại Khánh Hòa vì chúng được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn, kết quả khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp và phù hợp với trình độ phát

108

triển của tỉnh. Ngoài ra, hệ thống tiêu chí được xây dựng căn cứ trên hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam. Bởi lẽ, kết quả của chương trình phân hạng cuối cùng là nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp và đảm bảo đáp ứng các quy định của pháp luật về môi trường. Doanh nghiệp nào tuân thủ đầy đủ các văn bản pháp lý về môi trường thì hầu như đáp ứng các yêu cầu của tiêu chí. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện và có nhiều thay đổi, bổ sung. Do đó, khi có thay đổi hoặc thay thế một văn bản này bằng một văn bản khác,… sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến cách thức đánh giá của hệ thống tiêu chí đã được thiết lập.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn tiếp cận xử lý ô nhiễm theo hướng xử lý cuối đường ống. Theo xu hướng phát triển trong tương lai thì việc tiếp cận theo hướng phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm là biện pháp được nhiều địa phương hướng đến. Khi đó, tiêu chí đánh giá doanh nghiệp lại tập trung vào các giải pháp giảm thiểu và phòng ngừa ô nhiễm mà doanh nghiệp thực hiện. Tiêu chí này cũng đã được đề cập khi xây dựng hệ thống tiêu chí phân loại và xếp hạng các doanh nghiệp Khánh Hòa. Tuy nhiên, khi thay đổi quan điểm từ kiểm soát và khắc phục ô nhiễm sang phòng ngừa ô nhiễm, việc quy định mức phát thải đối với doanh nghiệp lại khắt khe hơn. Khi quan điểm này được áp dụng, doanh nghiệp không chỉ đạt tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mà còn phải đáp ứng cao hơn yêu cầu của luật định mới xem là đạt tiêu chí. Đồng thời, chương trình phân hạng sẽ tập trung vào giải pháp phòng ngừa ô nhiễm và hiệu quả thực hiện. Khi đó, việc đánh giá tiêu chí “giải pháp giảm thiểu ô nhiễm” sẽ khắt khe hơn và là tiêu chí bắt buộc đối với các doanh nghiệp.

Như vậy, khi quan điểm môi trường hay tiêu chuẩn môi trường thay đổi, vị trí các tiêu chí có thể thay đổi, hoặc bổ sung thêm các tiêu chí mới. Khi đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện tốt việc tuân thủ các TCVN và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, để đạt thứ hạng cao hơn thì doanh nghiệp cần phấn đấu nhiều hơn nữa, chẳng hạn, để đạt được mức “xanh”, các doanh nghiệp phải được đạt được chứng chỉ ISO 14000 hay cam kết đảm bảo quy trình vận hành của mình không xả thải,…

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại tác động môi trường đối với các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)