Nguyên tắc đề xuất và sắp xếp thứ tự của các tiêu chí

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại tác động môi trường đối với các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 82)

- Giải pháp lợi ích môi trường cộng đồng

3.2.2Nguyên tắc đề xuất và sắp xếp thứ tự của các tiêu chí

Trước hết, việc đề xuất hệ thống tiêu chí dựa trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm thực hiện chương trình phân hạng trong và ngoài nước cũng như tình hình thực tế tại các doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa. Hệ thống tiêu chí được thiết lập bao gồm nhóm tiêu chí bắt buộc thực hiện là các quy định và yêu cầu của pháp luật về bảo vệ môi trường; nhóm tiêu chí không bắt buộc (pháp luật không quy định và bắt buộc thực hiện) bao gồm tiêu chí khuyến khích và tiêu chí định hướng. Nguyên tắc sắp xếp các tiêu chí trong từng nhóm tiêu chí như sau:

Nhóm tiêu chí bắt buộc

Nhóm tiêu chí bắt buộc bao gồm các tiêu chí được sắp xếp theo mức độ quan trọng dựa trên nguyên tắc “tuân thủ pháp luật là tối thượng” và mức độ nguy hiểm đến môi trường. Các tiêu chí được xây dựng trên cơ sở pháp luật về bảo vệ môi trường, trong khi đó, việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ doanh nghiệp.

Thứ nhất, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ môi trường là yêu cầu bắt buộc và là tiêu chí rất quan trọng. Bởi lẽ, việc xả nước thải, khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép sẽ gây tác động trực tiếp và dễ nhận thấy nhất đối với môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, qua quá trình khảo sát trực tiếp, nhiều doanh nghiệp xả nước thải, khí thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn ra môi trường. Hơn nữa, một số doanh nghiệp có hệ thống xử lý nhưng kết quả phân tích vẫn không đạt. Vì vậy, việc tuân thủ tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết cần cải thiện và nâng cao đối với các doanh nghiệp Khánh Hòa hiện nay. Thứ hai, sự cố môi trường thường gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường và con người. Đồng thời, vấn đề vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho thấy doanh nghiệp không tuân thủ thực hiện đúng theo các thủ tục/giấy phép về môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường và gây ra sự cố môi trường. Gây ra sự cố môi trường cũng là một trường hợp của vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Do đó, theo mức độ nguy hiểm cũng như theo quy định của pháp luật hiện hành, tiêu chí này được xem xét ở vị trí thứ hai.

Việc xả nước thải, khí thải không đạt tiêu chuẩn ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường. Trong khi đó, việc giám sát thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động và phát sinh ô nhiễm của công ty để kịp thời khắc phục. Do đó, tiêu chí “giám sát nguồn thải” được xem xét ở vị trí thứ ba. Tiếp theo đó, giấy phép và các thủ tục về môi trường là yêu cầu bắt buộc phải có đối với các doanh nghiệp nên tiêu chí này cũng được xem xét khi xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá các doanh nghiệp

81

trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Ngoài ra, ý kiến của cộng đồng là những đánh giá khách quan đối với hiện trạng môi trường tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc quản lý môi trường dựa vào cộng đồng là xu hướng tiến bộ được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới và là một biện pháp quản lý hiệu quả. Do đó, việc xem xét tiêu chí này là rất cần thiết khi mà cộng động ngày càng quan tâm đến chất lượng môi trường xung quanh và mong muốn tham gia vào công tác bảo vệ môi trường của địa phương.

Nếu như tiêu chí “Cảnh quan môi trường” không bắt buộc thực hiện đối với chương trình phân hạng tại một số địa phương thì tiêu chí này cần phải xem xét tại Khánh Hòa. Khánh Hòa là trung tâm du lịch của cả nước nên việc xây dựng cảnh quan sạch đẹp không chỉ là trách nhiệm của những địa điểm du lịch mà là của tất cả các đơn vị cũng như người dân tại địa phương. Mặt khác, việc phát triển cảnh quan còn góp phần cải thiện chất lượng môi trường sống.

Tiêu chí khuyến khích

Tiêu chí khuyến khích bao gồm việc thực hiện các giải pháp quản lý nội vi nhằm phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm. Việc thực hiện các giải pháp này sẽ mang lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp này tại Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung là chưa cao khi mà nhận thức bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp còn thấp và việc tiếp cận các giải pháp như ISO 14000, SXSH tại các doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Theo thông tin điều tra từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, hiện tại vẫn chưa có doanh nghiệp nào áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 và tỷ lệ các doanh nghiệp thực hiện SXSH, tiết kiệm năng lượng còn rất thấp. Do đó, tiêu chí “Giải pháp quản lý nội vi liên quan đến môi trường” được xây dựng chỉ mang tính chất khuyến khích mà không bắt buộc thực hiện đối với các doanh nghiệp. Trong tương lai, khi quan điểm môi trường thay đổi từ xử lý sang phòng ngừa ô nhiễm thì tiêu chí này có thể trở thành yêu cầu bắt buộc thực hiện đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.

Tiêu chí định hƣớng

Tương tự như tiêu chí khuyến khích, tiêu chí định hướng cũng không bắt buộc thực hiện tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu việc thực hiện tiêu chí khuyến khích mang lại lợi ích cho vấn đề quản lý nội vi môi trường trong doanh nghiệp thì tiêu chí định hướng lại liên quan đến lợi ích chung của cộng đồng. Hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu là sự quan tâm chung của nhân loại vì nó đang và sẽ ảnh hưởng đáng kể đến đời sống của con người. Do đó, việc đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng giảm phát thải khí nhà kính hoặc sử dụng các vật liệu tái chế từ chất thải hoặc tạo ra các sản phẩm có thể phục vụ hoặc mang lại lợi ích cộng đồng…là giải pháp mang lại lợi ích chung sẽ được đánh giá cao.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại tác động môi trường đối với các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 82)