- Hầu hết các nhà máy cho rằng sách đen chỉ là một tài liệu để vận động nâng cao ý thức, nó chưa phải là một công cụ kinh tế để khuyến khích họ chú ý hơn về các vấn
1.3 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG
Nếu như chương trình phân hạng trên thế giới được thực hiện ở cấp quốc gia thì chương trình tại Việt Nam được thực hiện khác nhau tại mỗi địa phương. Việc thực hiện một cách riêng rẽ và khác nhau tại mỗi địa phương cho thấy sự chưa thống nhất và đồng bộ ở cấp quốc gia. Tuy nhiên, mỗi địa phương lại có những đặc điểm và vấn đề quan tâm khác nhau nên việc thực hiện cũng như đưa ra những tiêu chí khác nhau để phù hợp với tình hình thực tiễn tại mỗi tỉnh, thành. Tuy có những điểm khác nhau nhưng các tiêu chí tại các tỉnh, thành đều đặt vấn đề tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường là mục tiêu trên hết. Có thể nói, các chương trình phân hạng doanh nghiệp tại các nước trên thế giới và tại các tỉnh, thành của Việt Nam là nhằm thực hiện các chính sách về kiểm soát môi trường dựa vào cơ chế công khai hóa thông tin cho công chúng.
Phân hạng doanh nghiệp ở các nước trên thế giới cũng như ở một số thành phố ở Việt Nam bao gồm công đoạn xây dựng tiêu chí và phân hạng theo tiêu chí về công tác quản lý môi trường của các doanh nghiệp. Tùy vào đặc điểm của các doanh nghiệp và tình hình quản lý môi trường của từng nước mà có các tiêu chí và quy mô phân hạng khác nhau.
Việc phân hạng doanh nghiệp có yếu tố tích cực trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giúp tăng cường nhận thức về môi trường trong các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp trên thế giới rất nhạy cảm về hình ảnh của mình đối với công chúng. Hình ảnh doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu cũng như mức độ tin cậy của cộng đồng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế, việc phân hạng môi trường đưa ra những chỉ tiêu đơn giản để các doanh nghiệp cố gắng đạt được phân hạng loại tốt. Còn đối với các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường thì chương trình này là một động lực giúp các doanh nghiệp hoàn thiện hơn để vừa tránh sự than phiền từ cộng đồng dân cư xung quanh, vừa giúp cơ quan quản lý dễ dàng trong công tác quản lý, vừa nâng cao hình ảnh của mình đối với xã hội.
Hiện nay, nước ta đã là thành viên của WTO, Việt Nam được đối xử công bằng trong thương mại Quốc tế. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Để xâm nhập vào thị trường thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam vừa phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất song song với công tác bảo vệ môi trường. Trước tình hình ô nhiễm ngày càng tăng, vấn đề môi trường đang trở thành một đề tài nóng của cả nhân loại. Thế giới đang rất quan tâm đến cách mà doanh nghiệp “đối xử” với môi trường. Vì vậy, các doanh nghiệp “sạch” sẽ càng được tin cậy và đây là tấm thông hành để các doanh nghiệp xâm nhập vào các thị trường khó tính trên thế giới. Không chỉ tuân thủ các văn bản pháp luật môi trường Việt Nam mà các doanh nghiệp đang ngày càng nâng cao công tác bảo vệ môi trường thông qua việc áp dụng các chương trình sản xuất sạch hơn và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 14000, ISO 9000.
24
Bên cạnh các doanh nghiệp tuân thủ tốt các quy định của pháp luật về môi trường thì một bộ phận các doanh nghiệp vẫn xả nước thải, khí thải chưa xử lý ra môi trường. Ngoài ra, một số doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý chỉ mang tính chất đối phó và chỉ vận hành khi có cơ quan quản lý đến kiểm tra. Để nâng cao công tác quản lý môi trường, cơ quan quản lý tại các địa phương đã tăng cường các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Tuy nhiên, việc tiếp cận quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đang được nhiều nước áp dụng. Học hỏi kinh nghiệm của các nước, nhiều tỉnh, thành đã triển khai chương trình phân hạng môi trường và nhiều doanh nghiệp đã được xếp loại.
Mô hình phân hạng Xanh ở Việt Nam bước đầu đã đạt những kết quả nhất định:
- Tăng lên đáng kể số lượng các nhà máy tuân thủ quy chế quản lý quốc gia và cải thiện hơn tình hình môi trường khu vực. Nâng cao nhận thức cho các cơ sở công nghiệp, nhất là những cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó thấy rõ trách nhiệm cần cải thiện môi trường của cơ sở.
- Phát triển những thể chế về trao đổi thông tin, tạo được mối quan hệ khá chặt chẽ giữa cơ quan quản lý môi trường và nhà máy.
- Tăng cường vai trò tham gia của cộng đồng vào quá trình đánh giá mức độ ô nhiễm và xếp hạng của nhà máy. Sức ép của cộng đồng là giải pháp hữu hiệu nhằm giúp cho các nhà máy gây ô nhiễm sẽ phải xem xét lại các biện pháp bảo vệ môi trường của mình, đồng thời có hướng điều chỉnh nhất định, tất nhiên là trong quá trình thực hiện có sự hỗ trợ và tư vấn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho cán bộ quản lý môi trường.
Vì vậy, việc phân hạng Xanh được triển khai tại các tỉnh, thành là rất cần thiết để thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao công tác bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả quản lý cho cơ quan Nhà nước. Hiện tại, việc thực hiện phân loại doanh nghiệp theo tiêu chí bảo vệ môi trường đã thực hiện tại các tỉnh, thành trọng điểm của cả nước có công nghiệp phát triển mạnh. Với những thành công bước đầu đạt được, việc xây dựng tiêu chí để phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp đang hứa hẹn tiếp tục mở rộng cùng với tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước.
25
Chƣơng 2