- Giải pháp lợi ích môi trường cộng đồng
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN
4.1 XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÂN HẠNG VÀ XẾP LOẠI BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHÁNH HÕA TRƢỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHÁNH HÕA
4.1.1 Hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trƣờng
Tháng 11/2006, Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, đánh dấu một bước ngoặt mới trong công cuộc phát triển của Việt Nam thuộc các lĩnh vực kinh tế văn hóa và xã hội. Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2009 ước đạt 505.972 tỷ đồng tăng 6,5% so với cùng kỳ. Mặc dù Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh trên mọi phương diện công nông lâm và ngư nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề xuất khẩu và cạnh tranh trên trường thế giới, đặc biệt là giá cả, của Việt Nam còn hạn chế do không đạt các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm cũng như chưa đạt các “quy chuẩn xanh” – một loại thương hiệu đặc biệt đánh dấu bước phát triển trong công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, hay hơn hết là ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, sinh thái và cộng đồng dân cư xung quanh, nơi doanh nghiệp đang hoạt động.
Cùng với việc đảm bảo doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường và tuyên dương những doanh nghiệp thực hiện tốt, các cơ quan đơn vị hữu trách trong cả nước đã và đang thực hiện các công tác lập quy trình phân hạng dựa trên các tiêu chí phân hạng đề xuất. Từ đó làm nền tảng xếp loại các doanh nghiệp và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về mức độ bảo vệ và tuân thủ luật định về môi trường. Công tác này đã và đang được triển khai tại nhiều nơi trong cả nước như: Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Phú Yên, Tp. Hồ Chí Minh…
Từ các cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng được các tiêu chí cụ thể về khía cạnh bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp, việc thiết lập một quy trình thực hiện và áp dụng các tiêu chí này cho công tác đánh giá là hết sức quan trọng. Để thực hiện quy trình này đòi hỏi một khối lượng dữ liệu cung cấp cho công tác phân hạng doanh nghiệp tương đối lớn, cùng với khả năng phân tích với độ chính xác cao của các cán bộ quản lý, các chuyên gia môi trường giàu kinh nghiệm. Kết quả xuất bản và công bố rộng rãi việc phân hạng này chắc chắn sẽ nhận được phản hồi tốt và xấu từ phía cộng đồng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, công tác phân hạng này phải được duy trì, hoàn thiện từ các ý kiến phản hồi vì sức mạnh từ cộng đồng luôn là yếu tố quyết định chính trong công tác bảo vệ môi trường dù ở bất kỳ quốc gia nào.
Các tiêu chí phân hạng các doanh nghiệp bảo vệ môi trường có thể khác nhau về nội dung và hình thức tại nhiều nơi trong cả nước, có thể khác nhau về vị trí ưu tiên giữa các tiêu chí này tùy vào điều kiện phát triển kinh tế và xã hội của từng địa phương, hoặc có thể từ các tiêu chí về kinh tế, kỹ thuật, môi trường và con người… nhưng nhìn chung về mặt đánh giá mức độ tuân thủ và trách nhiệm bảo vệ môi trường liên quan trực tiếp đến các doanh nghiệp có thể phụ thuộc vào các vấn đề cơ bản sau:
91
Các luật định ở đây bao gồm hệ thống các văn bản pháp quy quy định cụ thể tất cả các lĩnh vực về bảo vệ môi trường như: nước thải, chất thải rắn, khí thải; các quy định về xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, các quy định trong việc cấp phép, báo cáo định kỳ công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn đầu tư, xây dựng và hoạt động của các doanh nghiệp… các quy định này dựa trên các nền tảng từ các tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia về bảo vệ môi trường. Việc cập nhật và hoàn thiện thông tin cho các tiêu chuẩn và quy chuẩn là hết sức quan trọng. Một quyết định về các chỉ tiêu phân tích sai lệch có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng lâu dài về mặt sinh thái.
Tƣơng tác giữa cộng đồng và doanh nghiệp
Trước khi các doanh nghiệp tham gia sản xuất họ đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hay cam kết bảo vệ môi trường. Trong đó, vấn đề về cộng đồng dân cư xung quanh đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc xả thải vào nguồn tiếp nhận, ít hay nhiều đều ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư xung quanh doanh nghiệp này, dù cho các doanh nghiệp có tuân thủ đúng các quy định về bảo vệ môi trường. Hơn nữa, ngày càng có nhiều các ngành nghề mới với các loại chất thải mới, các đánh giá tác động phần nào không thể đảm bảo các ảnh hưởng về lâu dài cho cộng đồng dân cư xung quanh. Theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng doanh nghiệp, với một mức độ nhất định các chất ô nhiễm đạt chuẩn thì trong thời gian lâu dài lượng chất ô nhiễm tích trữ này vẫn ảnh hưởng đến con người và các sinh vật khác. Chính quyển quyền địa phương cần quan tâm đến những khiếu kiện của các cộng đồng dân cư địa phương để đạt được những điều chỉnh phù hợp đối với các doanh nghiệp. Đây là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá, cho phép doanh nghiệp này tiếp tục hoạt động trên vị trí cũ hay di dời hoặc buộc đóng cửa.
Ảnh hƣởng đến lợi ích về kinh tế của doanh nghiệp
Khi các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, họ sẽ cân nhắc đến các vấn đề về tài chính, xem xét đến khả năng chi trả ít nhất các khoản phí cũng như số tiền nộp phạt. Thông thường các chủ doanh nghiệp quan tâm nhiều đến lợi nhuận hơn là các vấn đề về bảo vệ môi trường. Còn về chất lượng sản phẩm, với cơ chế thị trường hiện nay buộc họ phải đổi mới và cải tiến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, ở bước này các doanh nghiệp nước ngoài đều đã quan tâm từ rất sớm, các doanh nghiệp trong nước đa phần đều thiếu vốn cạnh tranh và thường không hoàn thiện ở bước này. Một vấn đề cạnh tranh trong xu thế mới là hình ảnh môi trường của từng doanh nghiệp hay “nhãn xanh”, để đạt được những chứng nhận này buộc họ phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và không ngừng áp dụng các phương pháp mới hơn về công nghệ, điển hình là các mô hình về sản xuất sạch hơn, liên kết các doanh nghiệp khác nhau hình thành công nghiệp sinh thái không dòng thải… VEDAN ở Đồng Nai là một bằng chứng cụ thể nhất về một doanh nghiệp phát triển không tuân thủ môi trường, dẫn đến các lợi ích về kinh tế chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ba vấn đề cơ bản này chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp, biết đến các quyền lợi mà một doanh nghiệp đòi hỏi cũng như khả năng và trách nhiệm thực hiện công tác bảo vệ môi trường của họ, từ đây các cơ quan quản lý sẽ dễ dàng đề ra các chính sách, bổ sung sửa
92
đổi hợp lý các văn bản luật, cũng như áp dụng các công cụ quản lý hợp lý cho từng doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường.
4.1.2 Quy trình phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trƣờng