Kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc về phân hạng và xếp loại doanh nghiệp về bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại tác động môi trường đối với các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 75)

- Hầu hết các nhà máy cho rằng sách đen chỉ là một tài liệu để vận động nâng cao ý thức, nó chưa phải là một công cụ kinh tế để khuyến khích họ chú ý hơn về các vấn

XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ PHÂN HẠNG VÀ XẾP LOẠI BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

3.1.2 Kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc về phân hạng và xếp loại doanh nghiệp về bảo vệ môi trƣờng

bảo vệ môi trƣờng

Chương trình phân hạng doanh nghiệp ở các nước trên thế giới như Indonesia, Philippin, Thái Lan, Trung Quốc cũng như ở một số thành phố ở Việt Nam đã mang lại những hiệu quả tích cực trong việc cải thiện chất lượng môi trường trong phạm vi doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì việc thực hiện chương trình này tại các quốc gia trên thế giới và Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Những mặt tích cực và hạn chế của chương trình phân hạng trong và ngoài nước chính là cơ sở quan trọng và là bài học kinh nghiệm để các chương trình phân hạng tiếp theo thực hiện tốt hơn, thu được hiệu quả cao hơn.

Bài học kinh nghiệm từ các chƣơng trình phân hạng ngoài nƣớc

Chương trình phân hạng môi trường được thực hiện tại các quốc gia trên thế giới có yếu tố tích cực trong giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giúp tăng cường nhận thức về môi trường trong các doanh nghiệp. Mặc dù đạt được những thành công bước đầu và càng về sau các chương trình thực hiện tại các nước có nhiều tiến bộ, với quy mô đánh giá rộng hơn và chỉ tiêu đánh giá cũng đa dạng hơn, nhưng chương trình phân hạng của các nước vẫn còn nhiều hạn chế như tiêu chí đánh giá chỉ tập trung vào chỉ tiêu nước thải như ở Indonesia, chỉ tập trung vào các doanh nghiệp có quy mô lớn, chỉ mới đánh giá các cơ sở công nghiệp mà chưa mở rộng ra các ngành nghề khác,…Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp tham gia chương trình phân hạng còn thấp trên quy mô một chương trình phân hạng bảo vệ môi trường của quốc gia. Một điều đáng tiếc là các chương trình chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn mà chưa được cập nhật, duy trì thường xuyên. Do đó, để phản ánh tổng thể bức tranh về hiện trạng môi trường của tỉnh, thành hoặc quốc gia thì việc đánh giá toàn diện tất cả các ngành nghề và cân nhắc số lượng doanh nghiệp tham gia là vấn đề cần quan tâm khi thực hiện chương trình phân hạng. Để chương trình thực sự hiệu quả và mang tính chất lâu dài, chương trình phân hạng cần được thực hiện cũng như duy trì liên tục.

Với những mặt tích cực trong việc khuyến khích và tạo động lực để các doanh nghiệp phấn đấu đạt thứ hạng cao trong công tác bảo vệ môi trường, chương trình phân hạng ở các nước là một làn sóng dấy lên phong trào bảo vệ môi trường trên toàn thế giới. Đây là kinh nghiệm và cũng là nền tảng quan trọng để các quốc gia khác học tập và tiếp tục phát triển chương trình vì một môi trường tốt đẹp hơn.

Bài học kinh nghiệm từ các chƣơng trình phân hạng trong nƣớc

Ở Việt Nam, chương trình phân hạng xanh đã được triển khai tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,… và đã đạt được những kết quả nhất định. Với việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quá trình đánh giá ô nhiễm và xếp hạng doanh nghiệp, chương trình đã làm gia tăng đáng kể số lượng các doanh nghiệp tuân thủ quy chế quản lý quốc gia và cải

74

thiện tình hình môi trường của địa phương. Kết quả phân hạng môi trường là những doanh nghiệp xanh, được xếp thứ hạng cao sẽ được tuyên dương và thông báo cho cộng đồng. Đây là một tấm gương để các doanh nghiệp khác phấn đấu để vừa cải thiện chất lượng môi trường nội vi, vừa tạo thiện cảm từ phía công chúng. Phản hồi của cộng đồng là rất quan trọng để quyết định sự tồn vong của một doanh nghiệp, do đó nỗ lực của doanh nghiệp để đạt thứ hạng cao trong chương trình phân hạng xanh của địa phương vừa giúp doanh nghiệp kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Bên cạnh những thành công đạt được, chương trình phân hạng tại các tỉnh, thành cũng còn những mặt hạn chế và bất cập trong quá trình thực hiện. Điển hình, ở Hà Nội, chương trình phân hạng chỉ thử nghiệm đối với 50 nhà máy thuộc ngành công nghệ thực phẩm và dệt nhuộm và chỉ tập trung đánh giá ô nhiễm nước thải. Còn ở Hải Phòng, chương trình “Cải thiện môi trường đô thị” chỉ tập trung vào ngành chế biến thực phẩm, nước giải khát và dệt nhuộm. So với các tỉnh, thành khác thì chương trình phân hạng tại Hải Phòng mặc dù rất cụ thể nhưng lại tốn nhiều chi phí cho công tác quan trắc thường xuyên.

Các chương trình phân hạng tại các tỉnh, thành của nước ta chỉ tiến hành trong thời gian ngắn từ kinh phí tài trợ của nước ngoài. Các chương trình trên rất có ý nghĩa đối với công tác bảo vệ môi trường nhưng chưa có thông tin nào về việc cập nhật và duy trì các chương trình này tại các tỉnh, thành. Vấn đề đặt ra là chương trình phân hạng phải được tiến hành thường xuyên và liên tục để thực sự thay đổi nhận thức của doanh nghiệp cũng như mang lại hiệu quả lâu dài cho công tác bảo vệ môi trường của tỉnh, thành nói riêng và cả nước nói chung.

Cũng như tại các quốc gia khác, chương trình phân hạng tại các tỉnh, thành của Việt Nam cũng dựa trên các tiêu chí được thiết lập để đánh giá doanh nghiệp. Nhìn chung, các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp của các tỉnh, thành đều đặt sự tuân thủ tiêu chuẩn môi trường lên hàng đầu, tiếp theo là ý kiến cộng đồng, sự cố môi trường, hệ thống xử lý chất thải, chương trình quan trắc môi trường, cảnh quan môi trường, giấy phép môi trường, vi phạm hành chính, hợp tác của doanh nghiệp với cơ quan quản lý, giải pháp cải thiện môi trường,… Tuy nhiên, tại các tỉnh, thành lại có những lựa chọn tiêu chí đánh giá và thứ tự ưu tiên không giống nhau. Hầu hết các tỉnh, thành đều căn cứ vào hệ thống các tiêu chí trên làm kim chỉ nam để từ đó có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực hiện tại địa phương. Hệ thống tiêu chí phân hạng đã thực hiện tại các doanh nghiệp có những điểm khác biệt sau:

- Chương trình phân hạng doanh nghiệp ở Hà Nội cũng căn cứ vào các tiêu chí trên nhưng Hà Nội lại chưa quan tâm đến vấn đề giấy phép môi trường và việc thực hiện giám sát môi trường tại các doanh nghiệp;

- Tại Hải Phòng, điểm nổi bật của chương trình là tập trung đánh mạnh vào công tác quan trắc để đánh giá chính xác chất lượng môi trường của doanh nghiệp. Nếu Hà Nội quan tâm đến phương pháp quản lý và tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo đối với công tác bảo vệ môi trường thì Hải Phòng lại đưa tiêu chí thực hiện SXSH của doanh nghiệp làm cơ sở để đánh giá nỗ lực của doanh nghiệp trong việc cải thiện ô nhiễm. - Tại Đà Nẵng, chương trình “phân hạng xanh” được áp dụng cho 5 ngành nghề bao

gồm ngành chế biến thủy sản, giấy, cơ khí, vật liệu xây dựng và dệt. Hệ thống tiêu chí phân hạng doanh nghiệp Đà Nẵng bao gồm 8 tiêu chí: Tiêu chuẩn của Việt Nam về môi trường, khiếu nại cộng đồng, sự cố môi trường, hệ thống xử lý chất thải, quan

75

trắc môi trường, hợp tác của các doanh nghiệp, giải pháp cải thiện môi trường và giấy phép về môi trường.

So với chương tình phân hạng tại Hà Nội và Hải Phòng thì Đà Nẵng đã xây dựng tiêu chí “giấy phép môi trường” để xếp hạng doanh nghiệp. Tiêu chí “giấy phép môi trường” tại Đà Nẵng căn cứ vào các doanh nghiệp được chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, ISO 14000 và HACCP được xem là đạt tiêu chí này. Tuy nhiên, nếu Hà Nội quan tâm đến cảnh quan môi trường trong doanh nghiệp thì Hải Phòng và Đà Nẵng không xét đến tiêu chí này. Bên cạnh đó, nếu như Hải Phòng chỉ xem xét đến trường hợp doanh nghiệp có áp dụng chương trình SXSH hay không thì Đà Nẵng xem xét tổng thể các giải pháp cải thiện môi trường thông qua việc áp dụng các công nghệ sạch, tiên tiến, giải pháp SXSH, tiết kiệm năng lượng,…

Ngoài ra, tại một số tỉnh, thành cũng đã đưa ra dự thảo chương trình phân hạng doanh nghiệp tại Phú Yên và TP. Hồ Chí Minh như sau:

- Chương trình phân hạng tại Phú Yên dựa vào các tiêu chí: tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường; các giấy phép về môi trường của doanh nghiệp; vi phạm hành chính; quan trắc môi trường định kỳ; ý kiến cộng đồng; hợp tác của doanh nghiệp với các cơ quan quản lý; giải pháp giảm thiểu ô nhiễm. Trong đó, tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường là tiêu chí quan trọng trong công tác đánh giá hiệu quả quản lý môi trường, nhằm đánh giá chất lượng nước thải, khí thải của cơ sở sản xuất thải ra môi trường.

- Ở TP. Hồ Chí Minh, dự thảo chương trình phân hạng doanh nghiệp theo tiêu chí bảo vệ môi trường đã đưa ra những tiêu chí đánh giá khá toàn diện bao gồm tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, các giấy phép về môi trường, vi phạm hành chính, quan trắc môi trường định kỳ, ý kiến cộng đồng, cảnh quan môi trường và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm. Một điểm nổi bật của chương trình phân hạng ở TP. Hồ Chí Minh là thu hút sự tự nguyện tham gia đăng ký của các doanh nghiệp tự khẳng định đáp ứng được các tiêu chí trên.

Với những thành công bước đầu đạt được, việc xây dựng tiêu chí để phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam đang hứa hẹn tiếp tục mở rộng ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó, Khánh Hòa được biết đến là tỉnh có tốc độ phát triển nhanh và Thành phố Nha Trang vừa được công nhận đô thị loại I nên công tác bảo vệ môi trường lại càng được chú trọng. Khánh Hòa có thành phố du lịch nổi tiếng – Nha Trang và cùng với sự phát triển mạnh của công nghiệp hiện nay, vấn đề quản lý công tác bảo vệ môi trường hiện nay tại các doanh nghiệp là rất quan trọng. Với hiệu quả của chương trình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đã thực hiện trong và ngoài nước hiện nay, Khánh Hòa cũng triển khai chương trình phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại địa phương. Các tiêu chí đánh giá để xếp hạng doanh nghiệp của Khánh Hòa cũng dựa trên kinh nghiệm xây dựng và thực hiện tại các tỉnh, thành trong cả nước và các quốc gia trên thế giới. Từ những thành công cũng như hạn chế của những tiêu chí đánh giá tại các tỉnh, thành trong cả nước, Khánh Hòa tiếp cận có chọn lọc và xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá phù hợp với tình hình phát triển và hiện trạng môi trường của tỉnh.

76

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại tác động môi trường đối với các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)