57 Hiện trạng quản lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại tác động môi trường đối với các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 59)

- Hầu hết các nhà máy cho rằng sách đen chỉ là một tài liệu để vận động nâng cao ý thức, nó chưa phải là một công cụ kinh tế để khuyến khích họ chú ý hơn về các vấn

57 Hiện trạng quản lý chất thải rắn

MÔI TRƢỜNG DOANH NGHIỆP

57 Hiện trạng quản lý chất thải rắn

Hiện trạng quản lý chất thải rắn

CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp không nguy hại

Bên cạnh CTR sinh hoạt, những thành phần CTR phát sinh trong nhà máy mà không nhiễm những thành phần nguy hại sẽ được liệt kê vào chất thải rắn công nghiệp không nguy hại. Lượng CTR này được các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý. Các đơn vị thu gom CTR trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là các Công ty môi trường đô thị các huyện, thị, thành phố thu gom và vận chuyển đến bãi rác. Tỷ lệ thu gom đạt khoảng 60% tại các trung tâm huyện lỵ và khoảng 30 – 40% tại các xã xa trung tâm. Hiện trạng thu gom và xử lý CTR tại các địa phương như sau:

TP Nha Trang

- Nguồn phát sinh CTR chủ yếu từ các hộ dân cư đô thị, các cơ sở kinh doanh dịch vụ (nhà hàng, khách sạn,..). Tổng lượng thu gom trung bình khoảng 60% lượng CTR phát sinh.

- Đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải là Công ty môi trường đô thị Nha Trang. Hiện tại, thành phố chưa có trạm trung chuyển CTR

- Khu xử lý: Bãi rác Đèo Rù Rì tại xã Vĩnh Lương, TP. Nha Trang có diện tích 10ha trong phạm vi nghĩa trang phía Bắc Thành phố.

Thị xã Cam Ranh

- Tổng khối lượng CTR thu gom khoảng 54,25 tấn/ ngày bao gồm CTR sinh hoạt và công nghiệp

- Đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải: Công ty CP đô thị Cam Ranh

- Khu xử lý: bãi rác Dốc Sạn có diện tích khoảng 2ha thuộc địa bàn xã Cam Thịnh Đông.

Huyện Cam Lâm

- Nguồn phát thải chủ yếu từ các hộ dân cư đô thị

- Đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải: các hợp tác xã địa phương - Khu xử lý: bãi rác tự phát, cách trung tâm xã Cam An Nam khoảng 800m.

Huyện Diên Khánh

- Thu gom rác khoảng 60% tại thị trấn Diên Khánh và khoảng 30 – 40% tại các xã. - Đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải: Công ty Môi trường đô thị Diên

Khánh

- Khu xử lý: Bãi rác Gò Sạn có diện tích khoảng 2ha thuộc địa bàn xã Diên Lâm trong phạm vi nghĩa trang Gò Sạn.

Huyện Khánh Sơn

- Thu gom CTR tại thị trấn Tô Hạp và xã Sơn Trung.

- Đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải: Công ty Môi trường đô thị huyện Khánh Sơn

58

- Khu xử lý: Bãi rác Sơn Trung có diện tích 0,5 ha thuộc địa bàn xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn cách trung tâm huyện khoảng 4km.

Huyện Khánh Vĩnh

- Thu gom CTR tại 4 tổ trung tâm thị trấn.

- Đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải: Công ty Môi trường đô thị huyện Khánh Vĩnh

- Khu xử lý: Bãi rác thuộc thị trấn Khánh Vĩnh diện tích khoảng 5ha.

Huyện Ninh Hòa

- Đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải: Công ty Môi trường đô thị Ninh Hòa. - Khu xử lý: Bãi rác Ninh An có diện tích khoảng 5ha thuộc địa bàn thôn Ninh Ích, xã

Ninh An.

Huyện Vạn Ninh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải: Công ty Môi trường đô thị Vạn Ninh. - Khu xử lý: Bãi rác Ninh An có diện tích khoảng 2ha thuộc địa bàn xã Vạn Thắng,

huyện Vạn Ninh.

Chất thải y tế

Hầu hết chất thải rắn y tế từ các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh đều được thu gom và xử lý bằng lò đốt của Bệnh viện da liễu.

Chất thải nguy hại

Bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng phát sinh CTNH. Thành phần CTNH rất đa dạng tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu sử dụng và sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp. Thành phần CTNH có thể chia làm 13 nhóm bao gồm bao bì hóa chất; bùn hữu cơ; bùn vô cơ; bùn vi sinh; bóng đèn; dầu thải; dung môi; hóa chất thải;giẻ lau; mực in thải; sơn thải; thuốc BVTV thải và tạp chất khác.

Việc quản lý CTNH là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay trong công tác quản lý môi trường ở Khánh Hòa. Tỉnh Khánh Hòa hiện nay vẫn chưa có đơn vị nào có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH. Trong quá trình khảo sát thực tế thì ngoài việc lưu kho CTNH, các doanh nghiệp vẫn chưa có biện pháp nào để xử lý. Một số DN còn đổ CTNH chung chất thải sinh hoạt. Đây là một vấn đề khó khăn trong công tác quản lý của Khánh Hòa và là nỗi bức xúc của các DN tại đây. Riêng Xí nghiệp hàng song mây xuất khẩu Nha Trang có thuê Công CP Môi trường Việt Úc TP. Hồ Chí Minh ra thu gom CTNH. Các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH phần lớn tập trung ở TP. Hồ Chí Minh nên việc thuê các đơn vị này ra Khánh Hòa thu gom gây tốn kém cho nhiều doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề xử lý CTNH ở Khánh Hòa vẫn còn đang bỏ ngỏ. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp vẫn chưa phân biệt được CTNH và chất thải thông thường nên việc quản lý gặp rất nhiều bất cập. Tuy nhiên, một số trường hợp doanh

59

nghiệp hiểu biết nhưng không tuân thủ và phân loại hợp lý. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện phân loại tốt nhưng phải lưu kho trong thời gian dài mà không có đơn vị có chức năng thu gom đã ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý và mức độ tuân thủ của doanh nghiệp.

Tình hình phân loại chất thải tại các doanh nghiệp

Trong quá trình khảo sát trực tiếp tại các doanh nghiệp, các doanh nghiệp lớn có đầu tư và quan tâm đến việc phân loại chất thải nhưng các cơ sở nhỏ thì vấn đề này còn bỏ ngỏ. Nhìn chung, vấn đề quản lý chất thải rắn tại khu du lịch và các khách sạn được đầu tư và quản lý khá tốt. Chất thải rắn phát sinh từ các khách sạn chủ yếu là chất thải sinh hoạt từ nhà bếp; lon, chai thủy tinh; vỏ trái cây; giấy các loại;… Tất cả các khách sạn được khảo sát đều thực hiện phân loại đối với từng loại chất thải rắn phát sinh và có khu vực tập trung chất thải rắn riêng biệt, có mái che. Bên cạnh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác phân loại thì vẫn tồn tại nhiều doanh nghiệp để chất thải bừa bãi và chưa thực hiện công tác phân loại.

Một số hình ảnh về hiện trạng quản lý CTR công nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa:

Hình 2.40 Khu vực tập trung CTR – KS Novotel

Hình 2.41 Thùng chứa dầu – Nhà máy chế biến hạt điều

Hình 2.38 Khu vực tập trung CTR – Công ty dệt may Tân Tiến

Hình 2.39 Khu vực tập trung CTR – Nhà máy thuốc lá Khánh Hòa

60

Tần suất giám sát chất lượng môi trường của các doanh nghiệp

7 6 6 33 4 30 2 1 21 Số DN có giám sát Số DN giám sát 1 lần Số DN giám sát 2 lần Số DN giám sát 3 lần Số DN giám sát 4 lần Số DN giám sát 6 lần Số DN giám sát 12 lần Số DN không giám sát/ Không có thông tin

Tình hình giám sát môi trƣờng tại các doanh nghiệp

Tình hình thực hiện giám sát môi trường định kỳ của các doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa được thể hiện ở Hình 2.42.

Hình 2.42 Tần suất giám sát của các doanh nghiệp

Theo thông tin từ 105 doanh nghiệp, có 84 doanh nghiệp thực hiện giám sát môi trường, còn 21doanh nghiệp không giám sát/không có thông tin. Trong đó, có 7 doanh nghiệp có thực hiện giám sát nhưng không rõ tần suất. Thực hiện giám sát 1 lần/năm là 6 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thực hiện giám sát 2 lần/năm là 33 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến thực phẩm đồ uống (10 doanh nghiệp); giấy, bột giấy; khai thác khoáng sản; cơ khí, luyện kim; các bệnh viện và các khu du lịch, khách sạn.

Trong khi đó, chỉ có 4 doanh nghiệp thực hiện giám sát 3 lần/năm bao gồm Công ty TNHH SX – TM – DV Đức Việt, Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ 3, DNTN Sao Mai, Xí nghiệp tư doanh chế biến thủy sản Cam Ranh. Thực hiện giám sát 4 lần/năm chiếm là 30 doanh nghiệp. Có 2 doanh nghiệp thực hiện giám sát 6 lần/năm là KS Quê Hương và Công ty TNHH Sao Đại Hùng. Đặc biệt, Nhà máy đường Khánh Hòa thực hiện giám sát chất lượng môi trường lên đến 12 lần/năm.

Tần suất giám sát của các doanh nghiệp không giống nhau và căn cứ dựa trên những cam kết của chủ dự án trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có các đơn vị có chức năng thực hiện giám sát môi trường bao gồm Trung tâm quan trắc Tài nguyên Môi trường, Viện Hải Dương Học, Viện Pasteur và Viện Khoa học Công nghệ Sinh học và Môi trường – Đại học Nha Trang.

Nhìn chung, tình hình thực hiện giám sát môi trường của các doanh nghiệp tại Khánh Hòa vẫn chưa cao. Trong khi đó, kết quả giám sát chính là cơ sở để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường của các doanh nghiệp. Không thực hiện giám sát môi trường, chính doanh nghiệp đã vi phạm quy định pháp luật. Về phần cơ quan chức năng, cơ chế quản lý các doanh nghiệp vẫn còn lỏng lẻo. Trước đây, do đội ngũ quản lý môi trường

61

của tỉnh Khánh Hòa còn mỏng nên việc quản lý còn nhiều bất cập. Vấn đề đặt ra là cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện kiểm soát ô nhiễm như cam kết đã nêu trong ĐTM/Cam kết/Đề án BVMT,…

Ý kiến cộng đồng

Theo như thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa thì trong năm 2008 Sở đã tiếp nhận và giải quyết 31 đơn kiện của người dân đối với doanh nghiệp hay doanh nghiệp này kiện doanh nghiệp khác về vấn đề ô nhiễm môi trường,… Trong số các doanh nghiệp được gửi phiếu điều tra cũng như được khảo sát, lấy mẫu trực tiếp phục vụ cho Đề án, có một số doanh nghiệp bị khiếu nại của cộng đồng xung quanh về tình hình phát sinh ô nhiễm bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đơn ngày 15/01/2008 của ông Nguyễn Văn Dũng cư trú tại số 28/3 đường Phước Long tố cáo Công ty TNHH thực phẩm Anh Đào tại 28B Phước Long, phường Phước Long, TP. Nha Trang hoạt động sản xuất gây ồn ảnh hưởng đến dân cư tại khu vực; - Một số hộ dân ngụ tại đường số 4, khu Thánh Gia, phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha

Trang tố cáo Công ty CP xuất nhập khẩu lâm sản tại 16 đường số 6, phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường tại khu vực; - Công văn số 09/TNMT ngày 30/10/2007 của Công ty TNHH Sambo – ISE và công

văn số 93/CV07 ngày 09/11/2007 của Công ty liên doanh SODEX TOSECO tố cáo Phân xưởng của Xí nghiệp chế biến hàng song mây xuất khẩu Nha Trang (Rapexco Nha Trang) tại số 03 Trường Sơn, Nha Trang hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường;

- Công văn số 47/BC – UBND ngày 28/4/2008 của UBND huyện Cam Lâm báo cáo v/v Nhà máy đường Cam Ranh xả nước thải ra biển gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại tài sản của nhân dân;

- Đơn ngày 16/7/2008 của ông Lê Đình Dzu, thường trú tại Lô 53, khu B, số 2 Lê Hồng Phong, Nha Trang v/v Công ty TNHH in và sản xuất Cát Thành hoạt động sản xuất vào ban đêm gây ồn, rung, ảnh hưởng xấu đến môi trường khu vực dân cư.

Như vậy, trong số các doanh nghiệp được điều tra phục vụ cho đề án thì có 05 DN bị phản hồi từ cộng đồng do hoạt động sản xuất phát sinh ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống khu vực xung quanh. Ý kiến của cộng đồng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. Bởi lẽ, khiếu nại của cộng đồng chứng tỏ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đã gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt cũng như chất lượng môi trường sống của khu vực xung quanh. Phản ứng của cộng đồng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh, hình ảnh, uy tín của các doanh nghiệp. Trước sức ép của cộng đồng và cơ quan quản lý bắt buộc các doanh nghiệp phải ngày càng quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường.

Tình hình thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại các doanh nghiệp

Ngoài việc thực hiện các biện pháp xử lý cuối đường ống để đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường, các doanh nghiệp hiện nay còn không ngừng cải thiện, nâng cao công tác BVMT thông qua việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm chính là những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc cải thiện ngày càng cao chất lượng môi trường thông qua việc thực hành SXSH, tiết kiệm năng lượng, tái chế tái sử dụng, đạt được các yêu cầu cao hơn luật pháp quy định, áp dụng các tiêu chuẩn Quốc tế

62

như ISO 14000. Các biện pháp giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm là hướng phát triển lâu dài và bền vững hiện nay mà hầu hết các Quốc gia đang hướng tới. Một số doanh nghiệp chú trọng cho công tác BVMT không chỉ đáp ứng yêu cầu pháp luật mà còn tự nguyện áp dụng các Tiêu chuẩn Quốc tế để khẳng định hình ảnh, uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.

Hiện trạng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000

ISO 14000 là một Bộ tiêu chuẩn Quốc tế về môi trường giúp nâng cao công tác quản lý môi trường tại các doanh nghiệp. Việc áp dụng ISO 14000 là hoàn toàn tự nguyện giúp doanh nghiệp khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chưa có doanh nghiệp nào áp dụng tiêu chuẩn này. Đây là một vấn đề không chỉ ở Khánh Hòa mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa chú trọng thực hiện ISO 14000. Tuy nhiên, về lâu dài việc áp dụng ISO 14000 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường và đây chính là tấm vé thông hành giúp doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường thế giới. Vì vậy, việc đạt được chứng nhận của tiêu chuẩn này là mục tiêu hướng tới của nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai.

Tiêu chuẩn khác (HACCP, IWAY)

Với diện tích biển phong phú, Nha Trang nổi tiếng với ngành nuôi trồng và chế biến thủy hải sản trên cả nước. Ngoài ra, Nha Trang còn được biết đến với nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm đồ uống như nước khoáng Khánh Hòa, nước giải khát cao cấp yến sào,… Trong khi đó, các ngành này lại yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, thị trường đối với các mặt hàng này ngày càng khắt khe và mức độ cạnh tranh cũng ngày càng cao. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, một số doanh nghiệp chế biến thủy sản Nha Trang đã áp dụng tiêu chuẩn HACCP. HACCP là hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu. Đó là công cụ phân tích nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. Các sản phẩm thủy sản yêu cầu đặc biệt về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt quá trình chế biến cũng như phương pháp bảo quản an toàn. Việc áp dụng tiêu chuẩn HACCP mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nên hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã có 7 doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn này. Trong đó, các doanh nghiệp thực hiện HACCP gồm có Nhà máy nước giải khát cao cấp Yến sào, 6 doanh nghiệp còn lại là Công ty CP hải sản

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại tác động môi trường đối với các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 59)