CÁC RÀO CẢN, KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN PHÂN HẠNG VÀ HƢỚNG KHẮC PHỤC

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại tác động môi trường đối với các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 110)

- Đảm bảo tình trạng vệ sinh cơ sở sản xuất: (căn cứ vào việc tuân thủ nghị định số 59/2007/NĐCP, ngày 09 tháng 4 năm 2007) (doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ

4.3CÁC RÀO CẢN, KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN PHÂN HẠNG VÀ HƢỚNG KHẮC PHỤC

HƢỚNG KHẮC PHỤC

Bên cạnh những thành tựu mà chương trình phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đạt được, việc thực hiện chương trình này ở nước ta cũng gặp phải không ít khó khăn và trở ngại. Dưới đây là những khó khăn trong quá trình thực hiện và hướng khắc phục:

Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam còn nhiều thiếu sót và bất cập trong quá trình thực hiện

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, Việt Nam đã ban hành khoảng 300 văn bản pháp luật bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hệ thống văn bản vẫn chưa chặt chẽ, thiếu nhiều quy định quan trọng, nhiều tội danh “lọt lưới” pháp luật. Do vậy, trong bối cảnh môi trường nước ta đang xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống văn bản này cần phải được xem xét, bổ sung và sửa đổi.

Thêm vào đó, tính ổn định văn bản pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam không cao. Có văn bản mới ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung như Nghị định

109

80/2006/NĐ-CP ban hành năm 2006, qua 1 năm áp dụng đã phải sửa đổi, bổ sung. Ngày 28/02/2008, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 80. Ngoài ra, một số văn bản pháp luật đã ban hành và có hiệu lực khá lâu nhưng quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Điển hình như nghị định 67/2003/NĐ – CP về việc thu phí nước thải đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2004 nhưng mức phí thu được trong năm 2004 vẫn còn rất khiêm tốn. Bên cạnh đó, việc xác định lưu lượng thải và hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải của các đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải gặp nhiều khó khăn. Do đó, tình hình này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của các cơ quan cũng như những bất cập trong vấn đề thực hiện đúng quy định pháp luật của các doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề đặt ra là hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam phải ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện, đồng thời cần có thông tư hướng dẫn cụ thể, chi tiết quá trình thực hiện. Văn bản pháp luật có ổn định mới tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý của cơ quan chức năng và dễ dàng thực hiện cho doanh nghiệp.

Khó khăn của cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong việc tiếp cận doanh nghiệp và hƣớng khắc phục

Lực lượng quản lý môi trường tại Việt Nam còn khá mỏng nên việc tiếp cận trực tiếp các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Để tiến hành phân hạng các doanh nghiệp, cơ quan chức năng cần có thời gian và nhân lực để tổng hợp các số liệu. Tiêu biểu để đánh giá chất lượng các nguồn thải ra môi trường, cơ quan quản lý cần tiến hành quan trắc các chỉ tiêu ô nhiễm, đồng thời để có kết luận chính xác thì không thể chỉ quan trắc 1 lần mà cần phải đối chiếu kết quả của các lần giám sát. Trong khi đó, nhân lực quản lý môi trường còn mỏng nên việc thực hiện này sẽ gặp một số khó khăn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể khắc phục được trên cơ sở hợp tác với một đơn vi tư vấn chuyên nghiệp, có uy tín để hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác khảo sát, quan trắc và giúp cơ quan chức năng đánh giá đúng hiện trạng môi trường của doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp Khánh Hòa có ý thức chưa cao trong công tác bảo vệ môi trường như vận hành hệ thống xử lý nước thải chỉ mang tính chất đối phó khi có cơ quan chức năng kiểm tra. Ngoài ra, một số doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đã quá tải và hoạt động không còn hiệu quả nên muốn đáp ứng tiêu chí đầu tiên là tuân thủ tiêu chuẩn và quy chuẩn thì doanh nghiệp phải có biện pháp và thời gian cải tạo hệ thống. Bên cạnh đó, hiện trạng vẫn có nhiều doanh nghiệp chưa có các giấy phép về môi trường dù đã đi vào hoạt động,… Trước tình hình này, cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh, siết chặt quản lý, thường xuyên kiểm tra đột xuất doanh nghiệp để bắt buộc doanh nghiệp nghiêm chỉnh tuân thủ thông qua các biện pháp như xử lý vi phạm hành chính hoặc tước giấy phép môi trường,…. Đối với doanh nghiệp chưa có các giấy phép về môi trường, cơ quan chức năng cần có công văn yêu cầu thực hiện, trong đó quy định rõ thời gian hoàn thành. Trong khuôn khổ của chương trình phân hạng, các doanh nghiệp không tuân thủ sẽ được đánh giá qua kết quả phân hạng và công khai cho công chúng.

Vấn đề bất cập đối với việc điều tra thông tin qua phiếu là mức độ chính xác của những thông tin thu thập được để phân hạng doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp vì lợi ích cá nhân mà khai báo thông tin không đúng sự thật, ảnh hưởng đến kết quả phân hạng. Tại một số doanh nghiệp, người tiếp nhận và trả lời thông tin lại không nắm bắt về tình hình

110

quản lý môi trường tại doanh nghiệp dẫn đến thông tin kê khai không chính xác. Tuy nhiên, một số thông tin mà cơ quan quản lý Nhà nước không thể xác nhận được nếu không trực tiếp khảo sát doanh nghiệp. Trong khi đó, việc kiểm tra toàn bộ doanh nghiệp sẽ tốn chi phí và nhân lực thực hiện trong khi lực lượng quản lý chuyên trách về môi trường tại một số tỉnh, thành còn rất mỏng. Một khó khăn đối với biện pháp điều tra bằng phiếu là tỷ lệ thu hồi phiếu không cao. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp không điền đầy đủ thông tin nên việc tổng hợp đánh giá hiện trạng các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Những bất cập trong quá trình công bố kết quả phân hạng và hƣớng khắc phục

Kết quả phân hạng sẽ bao gồm các doanh nghiệp được phân loại màu đen, da cam, đỏ, vàng và xanh căn cứ trên kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Kết quả đánh giá sẽ đặc biệt chú trọng đến danh sách doanh nghiệp có màu xanh và màu đen. Danh sách các doanh nghiệp màu xanh là những doanh nghiệp nỗ lực thực hiện bảo vệ môi trường sẽ được biểu dương và có khen thưởng khuyến khích. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp phân hạng màu đen và da cam tức doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và gây ô nhiễm nhưng có biện pháp khắc phục thì cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Việc công bố ngay lập tức các doanh nghiệp xếp loại màu đen và màu đỏ sẽ gây những hậu quả không mong muốn và ảnh hưởng đến hình ảnh, hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong khi đó, hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho địa phương như tạo việc làm cho người lao động, đóng góp vào ngân sách địa phương,… Các doanh nghiệp lại rất nhạy cảm về hình ảnh của mình trước công chúng. Trước tình hình này, cơ quan quản lý cần làm việc với doanh nghiệp để làm rõ và xác định những mặt còn yếu kém trong công tác bảo vệ môi trường, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp khắc phục ô nhiễm trong gian quy định. Nếu vượt quá thời gian đó mà doanh nghiệp vẫn chưa có nỗ lực nào để cải thiện ô nhiễm thì việc công khai cho công chúng là điều phải làm. Khi đó, việc dựa vào áp lực của công đồng để bắt buộc doanh nghiệp phải khắc phục ô nhiễm là biện pháp quản lý hiệu quả mà nhiều quốc gia và địa phương trong nước đã thực hiện.

Sau những nỗ lực cải thiện chất lượng môi trường của doanh nghiệp, cơ quan chức năng sẽ tiến hành đánh giá và xếp hạng lại cho các doanh nghiệp này. Việc tạo thời gian cần thiết để doanh nghiệp có biện pháp khắc phục và dựa vào sự lên tiếng của cộng đồng có tính kích thích mạnh mẽ, thúc đẩy doanh nghiệp cạnh tranh giành thứ hạng cao bằng những nỗ lực tích cực và lành mạnh hơn. Điều này buộc các doanh nghiệp sẽ phải xem lại các phương án bảo vệ môi trường của mình, nhằm tạo sự tin tưởng tuyệt đối với cơ quan quản lý về môi trường và cộng đồng địa phương. Kết quả phân hạng cuối cùng của các doanh nghiệp sẽ được công khai cho công chúng. Hình thức công bố có thể qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài. Việc công khai hoá thông tin về hiện trạng môi trường của các doanh nghiệp là công cụ mạnh của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, vấn đề duy trì thực hiện chương trình phân hạng doanh nghiệp cho những năm tiếp theo, cơ quan quản lý cần phải cập nhật thông tin, khảo sát, lấy mẫu và tiến hành phân hạng lại. Để đảm bảo duy trì chương trình phân hạng đối với các doanh nghiệp, đòi hỏi đội ngũ cán bộ từ Chi cục BVMT và hội đồng xét duyệt phải làm việc chăm chỉ, nghiêm túc, tiếp cận thường xuyên để nắm bắt thông tin từ các doanh nghiệp.

111

Bên cạnh những thuận lợi thì việc thực hiện chương trình phân hạng gặp không ít khó khăn như đã nêu trên. Tuy nhiên, những khó khăn trên các cơ quan chức năng và doanh nghiệp hoàn toàn có thể cải thiện được để đạt được mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, với những thành công của chương trình phân hạng tại các quốc gia trên thế giới và các địa phương trong nước, chương trình phân hạng tại Khánh Hòa là rất khả thi trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm và phát triển cho phù hợp với hiện trạng môi trường cũng như thực tiễn của địa phương.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại tác động môi trường đối với các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 110)