Nội dung từng tiêu chí

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại tác động môi trường đối với các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 83)

- Giải pháp lợi ích môi trường cộng đồng

3.2.3 Nội dung từng tiêu chí

Tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng

Căn cứ theo Quyết định 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường và Quyết định

82

16/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, tất cả các cơ sở đang hoạt động phải tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Đây là một tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả quản lý môi trường cũng như mức độ tuân thủ luật pháp môi trường của các cơ sở công nghiệp. Tiêu chí này cũng nhằm mục đích đánh giá hiệu quả quản lý môi trường của địa phương, từ đó đánh giá chất lượng các nguồn phát sinh chất thải (nước thải, khí thải, …) của các doanh nghiệp thải ra môi trường.

Bất kỳ hoạt động sản xuất nào của doanh nghiệp cũng làm phát sinh các loại chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn). Các loại chất thải này nếu không được xử lý sẽ làm ô nhiễm nguồn tiếp nhận và làm suy giảm chất lượng môi trường xung quanh. Vì vậy, tương ứng với từng nguồn phát thải sẽ có hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số ô nhiễm được phép thải vào môi trường để bảo đảm không gây hại cho con người và sinh vật. Điển hình như trước đây, nước thải công nghiệp từ tất cả các ngành nghề đều áp dụng TCVN 5945-2005 thì hiện nay, khi quyết định 16/2008/QĐ – BTNMT ra đời đã ban hành quy chuẩn nước thải riêng đối với một số ngành như chế biến thủy sản, giấy và bột giấy, dệt may.

Việc áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn tương ứng với từng nguồn phát thải là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường phải phù hợp với đặc điểm vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình. Vì vậy, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường là cơ sở quan trọng đầu tiên để đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nói riêng và công tác quản lý môi trường tại các doanh nghiệp nói chung. Các tiêu chuẩn môi trường được áp dụng đối với các doanh nghiệp tại Khánh Hòa bao gồm:

- QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

- QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

- QCVN 24: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; - TCVN 5949:1998 – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho

phép;

- QCVN 02:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế;

- QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ;

- QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản;

- QCVN 12:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy;

83

- QCVN 13:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may;

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

Mỗi ngành nghề sản xuất sẽ có những thông số ô nhiễm cơ bản được hướng dẫn tại thông tư số 07/2007/TT – BTNMT. Các thông số ô nhiễm phát sinh từ các doanh nghiệp, được lấy mẫu, đo đạc và được đánh giá căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy chuẩn nêu trên. Nếu có chỉ tiêu nào vượt giá trị giới hạn cho phép của tiêu chuẩn, quy chuẩn tức doanh nghiệp đã không đáp ứng yêu cầu khi xả chất thải vào môi trường. Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ ô nhiễm của doanh nghiệp phải căn cứ vào Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn phân loại và quyết định

danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý. Trong đó, căn cứ vào số lần vượt ô nhiễm môi trường hay ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Có thể thấy tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường là công cụ pháp lý hiệu quả, quan trọng đầu tiên để đánh giá hiện trạng môi trường của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường là yêu cầu bắt buộc, là tiêu chí tiên quyết để phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp.

Sự cố môi trƣờng và vi phạm hành chính Sự cố môi trƣờng

Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng. Do hậu quả nghiêm trọng của sự cố môi trường mà tiêu chí này được thiết lập để xem xét và đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp. Nhiều sự cố môi trường đã xảy ra trên thế giới và Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và tính mạng con người như sự cố cháy nổ, tràn dầu, động đất, núi lửa, lũ lụt, hạn hán,… Còn trong phạm vi doanh nghiệp, các sự cố có thể xảy ra như sự cố cháy nổ, tràn dần, rò rỉ hóa chất,… Sự cố môi trường nếu xảy ra, tùy theo mức độ nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.

Để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng tức doanh nghiệp đã không thực hiện tốt công tác phòng ngừa sự cố. Điều quan trọng tiếp theo là khi xảy ra sự cố doanh nghiệp phải có biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. Để kiểm soát cũng như ứng phó kịp thời các sự cố môi trường, doanh nghiệp cần phải có các biện pháp sẵn sàng ứng cứu và phục hồi sự cố. Điều này đã được quy định trong điều 86. Phòng ngừa sự cố môi trường của Luật bảo vệ môi trường năm 2005. Nhiều doanh nghiệp vì không quan tâm đến công tác quản lý môi trường đã gây ra các sự cố nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến môi trường và gây thiệt hại cả về người lẫn về của. Doanh nghiệp được xem là đạt tiêu chí này khi được cơ quan quản lý môi trường địa phương hay ban quản lý các KCN xác nhận không có các sự cố về vấn đề môi trường nghiêm trọng trong vòng 2 năm.

Vi phạm hành chính

Theo nghị định 81/2006/NĐ – CP ban hành ngày 09 tháng 8 năm 2006 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi

84

trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và nghị định này phải bị xử lý vi phạm hành chính.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định 81/2006/NĐ – CP bao gồm:

- Vi phạm các quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường và các quy định khác về bảo vệ môi trường;

- Vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện.

Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nếu quá một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Doanh nghiệp vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tùy theo mức độ sẽ có những khung hình phạt nhất định. Tùy theo mức độ vi phạm nặng hay nhẹ mà doanh nghiệp sẽ bị cảnh cáo hoặc bị phạt tiền. Nếu doanh nghiệp xả nước thải, khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép tùy thuộc vào số lần vượt sẽ có mức phạt khác nhau. Trường hợp, các doanh nghiệp vi phạm các quy định về việc sử dụng giấy phép môi trường, cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cấp các loại giấy phép có quyền tước quyền sử dụng giấy phép của doanh nghiệp.

Sau khi có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải thực hiện khắc phục hậu quả căn cứ vào quy định của pháp luật, mức độ thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm hành chính gây ra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Tùy thuộc vào nội dung và mức độ vi phạm mà các doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp khắc phục khác nhau. Khi vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ môi trường, điều quan trọng là doanh nghiệp phải có biện pháp khắc phục hậu quả cũng như có những biện pháp cải thiện để tránh tái diễn. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường tại doanh nghiệp. Do đó, trường hợp các doanh nghiệp bị xử phạt hành chính trong vòng 1 năm được xem là không đạt đối với tiêu chí này.

Giám sát nguồn thải

Điều 94 của Luật bảo vệ môi trường quy định trách nhiệm quan trắc môi trường như sau:

“Người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm quan trắc các tác động môi trường từ các cơ sở của mình”. Vì vậy, các cơ sở trên có nhiệm vụ quan trắc định kỳ với số chỉ tiêu và tần suất căn cứ trên báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Do đó, việc thiết lập tiêu chí này nhằm đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp đối với chương

85

trình giám sát môi trường và báo cáo định kỳ mà doanh nghiệp đã cam kết khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường/ cam kết bảo vệ môi trường.

Không thực hiện giám sát các nguồn thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn), doanh nghiệp sẽ không nắm bắt được tình hình ô nhiễm môi trường do mình gây ra bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đồng thời, thực hiện kiểm soát ô nhiễm là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh kể từ thời điểm được cấp quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường. Kết quả kiểm soát ô nhiễm định kỳ là cơ sở để đánh giá hiệu quả quản lý, xử lý các nguồn chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động, sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, việc thực hiện giám sát nguồn thải định kỳ là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động.

Việc đánh giá mức độ tuân thủ cũng như kết quả giám sát ô nhiễm được căn cứ vào các nội dung sau:

- Doanh nghiệp có thực hiện giám sát chất lượng môi trường (kiểm soát ô nhiễm) hay không.

- Thực hiện giám sát chất lượng môi trường (kiểm soát ô nhiễm) đúng các chỉ tiêu và tần suất theo yêu cầu.

- Đối chiếu các kết quả giám sát.

Ngoài việc thực hiện giám sát, các doanh nghiệp còn phải thực hiện đúng theo các chỉ tiêu và tần suất đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê chuẩn. Việc thực hiện giám sát môi trường là cơ sở đánh giá hiệu quả vận hành các công trình xử lý chất thải tại các doanh nghiệp. Vì vậy, để đánh giá khách quan tình hình xử lý chất thải và quản lý môi trường của các doanh nghiệp phải căn cứ vào kết quả của nhiều lần giám sát. Đối với những nhà máy chưa lập báo cáo ĐTM được xem là không thực hiện tiêu chí này.

Vì vậy, việc đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp về công tác giám sát nguồn thải là một tiêu chí hết sức cần thiết để thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và thực hiện đầy đủ các cam kết đã nêu trong báo cáo ĐTM và cam kết BVMT đã được phê duyệt.

Các thủ tục và giấy phép về môi trƣờng

Các thủ tục và giấy phép về môi trường là cơ sở để đánh giá mức độ tuân thủ các văn bản pháp lý về môi trường của các doanh nghiệp. Thông qua các hồ sơ pháp lý về môi trường có thể đánh giá được ý thức tuân thủ pháp luật về môi trường trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Các thủ tục và giấy phép về môi trường doanh nghiệp cần có bao gồm:

Thủ tục môi trƣờng

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định/Giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường/ Hoặc Cam kết bảo vệ môi trường/ Đề án bảo vệ môi trường;

86

- Giấy xác nhận hoàn thành các nội dung báo cáo ĐTM và các yêu cầu kèm theo của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM được quy định tại thông tư 05/2008/TT – BTNMT về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

Trong đó, báo cáo đánh giá tác động môi trường/ Giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường/ Cam kết bảo vệ môi trường là những thủ tục pháp lý về môi trường mà các chủ dự án bắt buộc phải thực hiện trước khi đi vào hoạt động. Theo quy định của nghị định 21/2008/NĐ – CP, đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày 01/7/2006 mà không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường phải lập đề án bảo vệ môi trường trình cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Theo thông tư 12/2006/TT – BTNMT về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và lập hồ sơ, đăng ký cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại thì chủ nguồn thải CTNH phải có sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường. Vấn đề phát sinh CTNH là không thể tránh khỏi đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, khác nhau ở chỗ là thành phần và lượng phát thải. Tác động của CTNH đối với môi trường và con người là rất nguy hiểm nên việc khai báo với cơ quan chức năng về tình hình phát sinh CTNH là trách nhiệm của các doanh nghiệp. Khi được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải, mỗi chủ nguồn thải được cấp một mã số quản lý CTNH. Mã số quản lý CTNH giúp cho cơ quan chức năng phục vụ cho việc quản lý hồ sơ và là cơ sở dự liệu để quản lý các chủ nguồn thải.

Trước đây, để đưa các công trình xử lý chất thải đi vào vận hành chính thức, các doanh nghiệp phải tiến hành nghiệm thu các công trình trên. Giấy nghiệm thu chứng tỏ các công trình môi trường của doanh nghiệp xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép và được cơ quan chức

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại tác động môi trường đối với các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)