78 Về công nghệ xử lý chất thả

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại tác động môi trường đối với các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 80)

- Hầu hết các nhà máy cho rằng sách đen chỉ là một tài liệu để vận động nâng cao ý thức, nó chưa phải là một công cụ kinh tế để khuyến khích họ chú ý hơn về các vấn

XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ PHÂN HẠNG VÀ XẾP LOẠI BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

78 Về công nghệ xử lý chất thả

Về công nghệ xử lý chất thải

Về hiện trạng công nghệ xử lý nước thải, hầu hết các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn có đầu tư nhưng phần lớn là công nghệ cổ điển nên hiệu quả xử lý nước thải chưa cao. Một số đơn vị có hệ thống xử lý nước thải như Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Công ty TNHH thực phẩm Anh Đào, Công ty CP Cafico, Công ty CP Đông Á,… nhưng kết quả phân tích các thông số ô nhiễm vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép và một số doanh nghiệp vượt nhiều lần. Nguyên nhân do hệ thống xử lý chất thải không còn đáp ứng đủ công suất như tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, hay trong thời gian vận hành xảy ra các sự cố và một số doanh nghiệp không vận hành hệ thống,… Một số khách sạn lớn tại Nha Trang đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng vẫn còn một bộ phận chưa chưa quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý. Điều đáng quan tâm hơn nữa là nhiều cơ sở sản xuất nhỏ không xử lý nước thải mà xả theo phương pháp tự thấm. Điều này sẽ gây tác động trực tiếp đến nguồn nước ngầm của khu vực. Bên cạnh đó, hầu hết người vận hành xử lý nước thải tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa không có trình độ chuyên môn và kiêm nhiệm nhiều vị trí nên việc vận hành hệ thống không hiệu quả.

Về hệ thống xử lý khí thải, phần lớn các doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đầu tư đúng mức, phần lớn khí thải từ việc sử dụng đốt nhiên liệu đốt lò hơi được thải ra ngoài qua ống khói mà không qua xử lý. Tuy nhiên, phải kể đến một số ít doanh nghiệp đã đầu tư tốt cho hệ thống xử lý khí thải như Nhà máy thuốc lá Khánh Hòa trước khi thải ra môi trường.

Nhìn chung, các doanh nghiệp chưa đầu tư đúng mức cho các công trình xử lý môi trường, cụ thể vẫn còn nhiều doanh nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép đối với khí thải và vượt nhiều lần đối với nước thải. Vì vậy, không những đầu tư cho các công trình xử lý chất thải mà phải xử lý hiệu quả là vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa hiện nay. Bởi lẽ, có nhiều doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải nhưng hoạt động không hiệu quả vì doanh nghiệp chưa quan tâm vận hành thường xuyên và nâng cấp khi hệ thống không còn có khả năng đáp ứng. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Khánh Hòa đổ nước thải ra sông Cái và ra biển nên việc tác động đến môi trường trong tương lai là rõ rệt nhất. Ngoài ra, đặc trưng của Khánh Hòa là hoạt động nuôi trồng thủy sản, có doanh nghiệp nuôi cá trực tiếp trên biển như Công ty TNHH Marine Farms ASA Việt Nam và các trung tâm nuôi thủy sản lấy nước từ biển và cũng xả nước thải ra biển. Để bảo vệ và ngày càng cải thiện chất lượng nguồn nước mặt, việc siết chặt công tác xử lý và đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi đổ vào nguồn tiếp nhận là công việc rất quan trọng.

Trước tình hình xử lý nước thải, khí thải nêu trên, vấn đề tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường là công việc ưu tiên trên hết đối với Khánh Hòa hiện nay và đây cũng là một tiêu chí cần thiết xem xét trong việc xây dựng hệ thống tiêu chí để xếp hạng các doanh nghiệp Khánh Hòa. Hơn nữa, việc đầu tư cho công nghệ sản xuất phải song song với việc đầu tư cho các công trình xử lý môi trường để đảm bảo phát triển kinh tế luôn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường nói chung mà còn nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp,…

79

Hiện nay, chưa có doanh nghiệp nào trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa áp dụng ISO 14000 và trong số các doanh nghiệp khảo sát trực tiếp thì tỷ lệ các áp dụng SXSH và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm là rất thấp. Trong khi đó, việc giảm thiểu ô nhiễm hướng tới phòng ngừa ô nhiễm là mục tiêu mà nhiều quốc gia hướng tới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, việc áp dụng các chương trình này chưa bắt buộc đối với các doanh nghiệp và với thực trạng công nghệ hiện nay của tỉnh Khánh Hòa, việc áp dụng các chương trình SXSH hay ISO 14000 cần có nhiều thời gian để cải thiện. Do đó, tiêu chí này cũng cần thiết được xem xét nhưng ở mức độ khuyến khích mà không bắt buộc thực hiện.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại tác động môi trường đối với các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)