- Giải pháp lợi ích môi trường cộng đồng
a. Các bƣớc thực hiện quy trình phân hạng và lộ trình thực hiện
Từ các tiêu chí đã đề ra làm cơ sở cho công tác phân hạng và xếp loại từng doanh nghiệp bảo vệ môi trường, nhiệm vụ phân hạng này sẽ do cơ quan chức năng phối hợp cùng các chuyên gia về môi trường thực hiện. Trong đó, đơn vị chịu trách nhiệm chính là chi cục BVMT tỉnh Khánh Hòa, các bước tiến hành như sau:
Bƣớc 1: Tổng hợp thông tin
- Phân loại các doanh nghiệp theo 7 nhóm ngành (theo phụ lục thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03 tháng 07 năm 2007 của Bộ TN&MT ban hành về hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý) cụ thể như sau: + Nhóm 1: Ngành công nghiệp; + Nhóm 2: Ngành nông nghiệp; + Nhóm 3: Ngành xây dựng; + Nhóm 4: Ngành thủy sản; + Nhóm 5: Ngành y tế;
+ Nhóm 6: Ngành giao thông vận tải; + Nhóm 7: Ngành du lịch
Từ việc phân chia các nhóm ngành nghề này sẽ xác định các thông số môi trường cần phải tiến hành đo đạc và lấy mẫu phân tích, cũng như áp dụng tiêu chí được dễ dàng và chính xác hơn cho từng đối tượng doanh nghiệp.
- Sử dụng các dữ liệu đã có như nguồn dữ liệu nền (database) làm căn cứ đánh giá về sau: kiểm tra các thông tin hiện có liên quan đến doanh nghiệp, tổng hợp các thông tin này thành tập tin dữ liệu (file) với khuôn mẫu (form), định dạng (format) thống nhất, dễ dàng tiến hành nhập liệu và chỉnh sửa thông tin khi có các thông tin mới cần cập nhật. Trong phần này cần sử dụng các phần mềm chuyên dụng tự viết hay MS. Excel để tiện trong việc quản lý và bổ sung dữ liệu. Các doanh nghiệp cùng nhóm nên được liệt kê trong cùng 1 tập tin hay 1 trang (sheet) trong MS. Excel. Các dữ liệu nền sẵn có từ doanh nghiệp nên tham khảo thêm danh sách các doanh nghiệp có tên trong Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg và các doanh nghiệp bị xử phạt theo thông tư số 07/2007/TT-BTNMT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Sử dụng phiếu thu thập thông tin kết hợp lấy mẫu, phân tích mẫu để xác định các chỉ tiêu ban đầu về mức độ ô nhiễm: Biên soạn bộ phiếu câu hỏi theo 7 nhóm ngành nghề đã liệt kê ban đầu, tiến hành gửi phiếu điều tra thu thập thông tin doanh nghiệp hoặc sử dụng thông tin cùng với các chương trình đang thực hiện liên quan. Khi hoàn tất công tác thu hồi các thông tin từ phiếu câu hỏi, tiến hành khảo sát trực tiếp kết hợp công tác lấy mẫu các chỉ tiêu môi trường từ doanh nghiệp, công tác này có thể rà soát lại các cơ sở đã ngừng hoạt động, vừa xây mới, sửa chữa, hoặc di dời… Đối với công tác lấy mẫu và phân tích mẫu, một mẫu sẽ do Chi cục BVMT chỉ định
93
đơn vị lấy mẫu có uy tín, ba mẫu do đơn vị tư vấn cho doanh nghiệp lấy tại cùng vị trí và thời điểm với đơn vị lấy mẫu của Chi cục. Ba mẫu này sẽ được gửi đến các đơn vị phân tích có uy tín để đối chứng với kết quả từ Chi cục. Đánh giá kết quả phân tích mẫu nên lấy giá trị đối chứng từ nhiều (hai) đơn vị phân tích có uy tín (nếu có thể, yêu cầu có chuẩn Vilas phòng thí nghiệm) và từ các số liệu quan trắc (từ các đơn vị quan trắc có uy tín và được Chi cục BVMT chỉ định). Đây cũng là một cơ sở để đánh giá tiêu chí mức độ hợp tác của doanh nghiệp với cơ quan quản lý môi trường.
- Kiểm tra lại và bổ sung thông tin doanh nghiệp còn thiếu sót hay sai khác: rà soát lại thông tin từ các doanh nghiệp cung cấp với dữ liệu nền sẵn có, có thể tiến hành lấy mẫu lại, yêu cầu cung cấp các thông tin bổ sung cần thiết cho chương trình.
Bƣớc 2: Áp dụng các tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ
- Thành lập hội đồng xét duyệt: Hội đồng này được lập ra nhằm mục đích xét duyệt, đánh giá và cho điểm các doanh nghiệp theo các tiêu chí về môi trường. Thành phần bao gồm: cán bộ từ Sở TN&MT, Chi Cục BVMT, Các Sở ban ngành liên quan, cán bộ từ UBND phường/xã/thị trấn quản lý doanh nghiệp, cán bộ phòng quản lý môi trường từ Quận/Huyện, Cán bộ từ phòng quản lý môi trường thuộc Ban quản lý các KCN (nếu doanh nghiệp nằm trong KCN), các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường (có mặt tối thiểu từ 2 chuyên gia trở lên trong quá trình xét duyệt); trong đó, cơ quan chủ trì chính là Sở TN&MT, đảm nhận việc tổ chức, quyết định và công bố các kết quả thẩm định cuối cùng. Hội đồng này sẽ theo suốt quá trình cho điểm, phân hạng doanh nghiệp và kết quả phân hạng chỉ có hiệu lực khi có đầy đủ các thành viên hội đồng tham gia xét duyệt.
- Căn cứ vào các tiêu chí và thang điểm cụ thể tính toán điểm số cho từng doanh nghiệp: khi có đầy đủ các thông tin tổng hợp từ khảo sát thực tế và số liệu phân tích các chỉ tiêu môi trường của doanh nghiệp, Chi cục BVMT sẽ tiến hành cho điểm và đưa ra báo cáo kết quả sơ bộ, báo cáo này sẽ được gửi đến các thành viên trong Hội đồng xét duyệt, tổ chức hội đồng xét duyệt cho điểm và phân hạng từng doanh nghiệp. Quá trình cho điểm phải bám sát các tiêu chí đã đề ra từ ban đầu. Kết thúc quá trình xét duyệt, kết quả sẽ được tổng hợp một lần nữa theo góp ý từ hội đồng xét duyệt và mời các các doanh nghiệp tham gia buổi công bố kết quả phân hạng sơ bộ.
- Giải quyết các thông tin phản hồi từ doanh nghiệp: từ các kết quả sơ bộ công bố cho doanh nghiệp, đưa ra thời hạn chung hay tùy từng mức độ không đạt các tiêu chí đưa ra thời hạn cụ thể cho từng doanh nghiệp. Nhận các phản hồi từ doanh nghiệp, xử lý các thông tin phản hồi này trong thời hạn cụ thể, trả lời các kết quả cho doanh nghiệp sớm nhất có thể.
- Đưa ra kết quả cuối cùng, gửi thông báo điểm số đến doanh nghiệp: sau thời hạn quy định, và giải quyết các khiếu nại, khiếu kiện từ doanh nghiệp. Nếu kết quả này không có bất kỳ các khiếu nại, khiếu kiện nào từ doanh nghiệp hoặc xét thấy các doanh nghiệp không thể cải thiện tình hình để đạt các tiêu chí trong thời gian quy định sẽ tiến hành phân hạng theo màu sắc và biên soạn, in ấn và xuất bản sách, thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
94
Bƣớc 3: Phân hạng theo màu
Hệ thống phân chia màu sắc nói lên mức độ bảo vệ môi trường mà một doanh nghiệp đang đạt được. Cho đến thời điểm hiện nay (tháng 12/2009), hệ thống màu sắc về các mức độ bảo vệ môi trường vẫn chưa được quy định cụ thể. Giữa các tỉnh thành trong cả nước, bảng màu sắc quy định này lại không nhất trí. Điều này gây khó khăn trong việc đưa ra một bảng màu sắc chung quy định cụ thể mức độ bảo vệ môi trường cho Khánh Hòa. Tuy nhiên, theo kiến nghịHệ từ Chương trình phân hạng doanh nghiệp theo công tác BVMT của Tổng cục Môi trường, năm màu sắc chủ đạo được chọn lần lượt là: Đen (Kém), Nâu (Chưa đạt), Vàng (Đạt), Xanh da trời (Khá), Xanh lá cây (Xuất sắc). Ưu điểm của việc chọn nhiều màu sắc sẽ cụ thể hơn về mức độ bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc chọn quá nhiều màu sắc trong một bảng phân hạng doanh nghiệp sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý, đồng thời tính phổ biến của nó đến với doanh nghiệp cũng sẽ hạn chế do dễ nhầm lẫn và khó nhớ giữa nhiều màu sắc khác nhau. Với 5 màu sắc được chọn như đã đề cập là phù hợp, với: 2 màu sắc ở mức độ gây ô nhiễm, 1 màu sắc ở trạng thái trung gian và 2 màu sắc còn lại biểu trưng về mức độ khắc phục tốt ô nhiễm và hướng đến bảo vệ môi trường. Cụ thể hơn, các màu sắc được chọn có ý nghĩa như sau:
- Màu đen: là mức độ thấp nhất trong việc bảo vệ môi trường của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Màu đen giúp ta liên tưởng đến ô nhiễm trầm trọng. Người ta thường gán ghép màu đen lên những vấn đề có ý nghĩa khá tiêu cực trong quản lý nói chung cũng như môi trường. Chẳng hạn như: danh sách đen (blacklist), sổ bìa đen, kênh nước đen…
- Màu nâu: là màu nhạt hơn so với màu đen và có chút màu đỏ cảnh báo, ở màu sắc này ta vẫn cảm nhận được có một bước cải thiện về tình hình ô nhiễm so với màu đen nhưng lại thuộc tone màu tối, nên có thể thấy vẫn còn nằm trong ngưỡng ô nhiễm cần thiết phải xử lý các bước tiếp theo. Ở đây, màu nâu đen được chọn cho mức độ yếu và cần phải cải thiện điều kiện môi trường hiện hữu.
- Màu vàng: là màu sáng nhất trong dãy màu quang phổ. Với tính sáng đặc trưng dễ tác động mạnh vào mắt người nên nó thường được chọn để vẽ lên các biển “chú ý” trong giao thông. Màu vàng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình hướng đến hình ảnh một doanh nghiệp không ít gây ô nhiễm. Vì trong công tác bảo vệ môi trường nhóm màu xanh thường được ưu tiên hơn, nên màu vàng sẽ chỉ được chọn để biểu thị mức độ khá.trung bình.
- Màu xanh da trời: màu của biển và bầu trời. Thường được sử dụng trong các sản phẩm liên quan đến sự tinh khiết và trong sáng. Màu xanh da trời cũng được biết đến với ý nghĩa thân thiện môi trường nhưng thường ít đóng vai trò đại diện cho công tác bảo vệ môi trường hơn so với màu xanh lá. Màu xanh da trời được chọn với một mức độ bảo vệ môi trường ở mức khá.
- Màu xanh lá cây: màu của môi trường và sức khỏe. Cũng dễ dàng nhận thấy điều đó qua các thương hiệu nổi tiếng thế giới về môi trường và sức khỏe như: Greenpeace, Healthy Choice, và SnackWells… Nên đây là màu được chọn để biểu thị cao nhất về mức độ không gây ô nhiễm cũng như có những đóng góp trong công tác bảo vệ môi trường.
95
Các màu sắc quy định như trong Bảng 4.1. Ở bước này các công việc tiến hành như sau: Căn cứ theo 5 nhóm màu quy định tương ứng với số điểm đạt được, xếp hạng danh nghiệp: từ điểm số doanh nghiệp đạt được, sẽ quyết định doanh nghiệp này được xếp thứ hạng gì liên quan đến hệ thống màu sắc đã quy định.
Cân nhắc mức độ tuân thủ, và thủ tục bổ sung của doanh nghiệp trong thời hạn quy định, xắp xếp lại vị trí theo màu sắc cho doanh nghiệp này: nếu trong thời hạn giải quyết, xét thấy các cải thiện và cố gắng từ doanh nghiệp này về việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường, sẽ xắp xếp lại vị trí thứ hạng theo màu sắc cho doanh nghiệp.
Bảng 4.1 Màu sắc phân hạng doanh nghiệp theo tiêu chí bảo vệ môi trường
STT Loại Điểm số Màu sắc Mô tả ngắn
1 Xuất sắc ≥ 90 Xanh lá cây thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường 2 Khá từ 70 – 89 Xanh da trời không gây ô nhiễm
3 Đạt từ 50 – 69 Vàng gây ô nhiễm nhưng có biện pháp khắc phục, chưa đạt các yêu cầu khắc khe hơn 4 Chưa đạt từ 30 – 49 Nâu Gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa
nghiêm trọng
5 Kém < 30 Đen gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Hệ thống màu sắc này sẽ được quy định trong “Sách phân hạng doanh nghiệp theo tiêu chí bảo vệ môi trường”, theo kế hoạch sẽ được xuất bản định kỳ 02 (hai) năm/lần. Cũng theo dự kiến, Sách này sẽ gồm các chương với 5 màu sắc chủ đạo được in ấn theo thứ tự từ xanh lá đến đen – công bố danh sách các doanh nghiệp theo màu tương ứng mức độ bảo vệ môi trường; cùng các trang màu trắng là phần hướng dẫn thủ tục, quy trình thực hiện đạt được các tiêu chí, quy định màu sắc, phụ lục...
Bƣớc 4: Xuất bản sách, thông cáo báo chí và tổ chức công bố danh sách doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trƣờng
- Tiến hành tổng hợp thông tin và biên soạn: sau khi kết quả cuối cùng được thông báo đến toàn bộ doanh nghiệp, Chi cục BVMT sẽ tiến hành công đoạn hiệu chỉnh hoàn thiện nội dung, bố trí các nhóm doanh nghiệp theo màu sắc từ góp ý nhất trí của các thành viên hội đồng, hiển thị trang in, bố cục quy định sách…
- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố về nội dung sách: đệ trình lên UBND tỉnh/thành phố phê duyệt nội dung và bố cục sách. Ở công đoạn này có thể đơn vị thực hiện sẽ phải chỉnh sửa một vài nội dung theo ý kiến của UBND tỉnh/thành phố. Tuy nhiên, vì thành viên trong hội đồng phê duyệt đã có các cán bộ từ UBND nên khả năng chỉnh sửa một lần nữa rất ít xảy ra.
- In ấn và xuất bản: công đoạn này rất quan trọng, việc chọn đơn vị in ấn sẽ do Chi Cục bảo vệ môi trường chỉ định (có thể là Nhà xuất bản thống kê), đơn vị này sẽ phân công một nhóm nhân viên phối hợp với Chi cục BVMT chịu trách nhiệm kiểm tra tỉ mỉ các nội dung và từng trang in trước khi cho xuất bản. Không công bố ấn
96
phẩm khi có sai lệch về các màu sắc chỉ định, sai tên doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp, điểm số mà doanh nghiệp đạt được…
- Tổ chức Lễ công bố kết quả phân hạng doanh nghiệp: cho đối tượng là Lãnh đạo doanh nghiệp. Đề cử và trao giải cho một số cơ sở điển hình có thực hiện tốt các biện pháp BVMT, các cơ sở có nhiều đóng góp trong công tác BVMT.
- Thông cáo báo chí và cập nhật thông tin trên trang web của Bộ TN&MT hay Sở TN&MT tỉnh/thành phố: các buổi lễ công bố phân hạng các doanh nghiệp có thể được truyền hình trực tiếp trên sóng phát thanh truyền hình địa phương và cả trung ương. Các kết quả này sau đó được công bố rộng rãi trên các tờ báo uy tín trong nước và đưa lên trang web của Sở TN&MT để có thể dễ dàng truy cập và xem thứ hạng từng doanh nghiệp.
Bƣớc 5: Theo dõi, cập nhật và duy trì
- Cập nhập, bổ sung thông tin mới cho công tác quản lý: công tác thu thập thông tin, khảo sát, lấy mẫu và tiến hành phân hạng có thể mất tới một năm, thực hiện công tác chỉnh sửa, lấy ý kiến đóng góp từ hội đồng xét duyệt, công tác in ấn và xuất bản cũng mất rất nhiều thời gian. Vì thế để đảm bảo tiến trình 2 năm công bố một ấn phẩm về kết quả phân hạng đòi hỏi đội ngũ cán bộ từ Chi cục BVMT và hội đồng xét duyệt làm việc cậc lực và nghiêm túc và phải được tiến hành ngay sau khi ấn phẩm của năm trước đó được xuất bản.
- Tiếp tục qui trình thực hiện xuất bản Sách: Thời gian xuất bản các ấn phẩm này sẽ là 2 năm/lần. Từ khâu in ấn đến khâu xuất bản không quá 60 ngày kể từ ngày Chi cục BVMT gửi bản thảo. Qui trình này sẽ được thực hiện thường xuyên và không nên gián đoạn, các ấn phẩm tiếp theo phải được điều chỉnh cho phù hợp với nội dung góp ý từ đọc giả và hội đồng xét duyệt.
97 The The o dõi, duy t rì và c ập nhậ t 4. Giấy phép và thủ tục môi trường thông tin 2. Sự cố môi trường và vi phạm hành chính 5. Ý kiến cộng đồng
6. Cảnh quan môi trường
tiêu chí đánh giá theo màu báo chí
Xanh lá cây (≥ 90 điểm) Đen (< 30 điểm) Xanh da trời (từ 70 – 89 điểm) Nâu (từ 30 – 49 điểm) Hội thảo góp ý nội dung sách Tổng hợp và biên soạn sách Trình UBND tỉnh Xuất bản sách