- Đảm bảo tình trạng vệ sinh cơ sở sản xuất: (căn cứ vào việc tuân thủ nghị định số 59/2007/NĐCP, ngày 09 tháng 4 năm 2007) (doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN
Trước hết, việc xây dựng hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là rất cần thiết nhằm khuyến khích và cổ vũ các doanh nghiệp nâng cao ý thức và trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường. Với chương trình này, vai trò của cộng đồng được nâng cao trong việc tham gia đánh giá mức độ ô nhiễm của doanh nghiệp. Hơn nữa, năng lực cán bộ quản lý cũng được nâng cao và có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý môi trường.
Qua quá trình khảo sát hiện trạng môi trường và đánh giá công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy:
- Về công tác bảo vệ môi trường, một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm chỉnh công tác bảo vệ môi trường về quản lý và xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn và đặc biệt là chất thải nguy hại;
- Về hiện trạng công nghệ xử lý nước thải, hầu hết các doanh nghiệp có đầu tư nhưng phần lớn là công nghệ cổ điển nên hiệu quả xử lý nước thải chưa cao. Một số hệ thống xử lý nước thải không còn đảm bảo công suất xử lý hoặc một số doanh nghiệp không vận hành hệ thống. Do đó, mặc dù có hệ thống xử lý nhưng kết quả phân tích các thông số ô nhiễm nước thải tại một số doanh nghiệp vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần;
- Chất lượng khí thải tại các doanh nghiệp là khá tốt, tỷ lệ doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn cho phép khá cao, tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường không khí và tiếng ồn, nhưng số lần vượt không cao và chỉ tiêu vượt chủ yếu là bụi, tiếng ồn.
- Hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa có cán bộ chuyên về môi trường, đặc biệt nhân viên vận hành hệ thống xử lý chất thải kiêm nhiều vị trí và không được đào tạo nên hiệu quả xử lý công việc không cao, việc theo dõi xử lý các tình huống không chặt chẽ;
- Về việc thực hiện giấy phép môi trường, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ, đặc biệt tình hình đăng ký sổ chủ nguồn thải, giấy phép khai thác tài nguyên nước và giấy phép xả thải tại các doanh nghiệp còn rất thấp;
- Nhiều doanh nghiệp bị khiếu kiện của cộng đồng vì hoạt động sản xuất làm phát sinh ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp lân cận;
- Hiện tại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa có đơn vị nào có chức năng thu gom và xử lý CTNH nên vấn đề quản lý CTNH tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn; Vì vậy, để nâng cao công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa, việc thiết lập hệ thống tiêu chí phân hạng bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp là rất cần thiết. Hệ thống tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp được xây dựng dựa trên những cơ sở các văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường;
137
kinh nghiệm thực hiện chương trình phân hạng trong và ngoài nước; tình hình thực tế tại các doanh nghiệp và ý kiến đóng góp của các chuyên gia.
Căn cứ vào các nền tảng trên, hệ thống tiêu chí thiết lập cho tỉnh Khánh Hòa bao gồm nhóm tiêu chí bắt buộc thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tiêu chí khuyến khích và tiêu chí định hướng. Đối với nhóm tiêu chí bắt buộc nếu doanh nghiệp vi phạm sẽ bị “điểm phạt”, còn đối với tiêu chí khuyến khích và định hướng là những tiêu chí không bắt buộc thực hiện. Doanh nghiệp sẽ được điểm khuyến khích khi thực hiện hai tiêu chí này và đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp phấn đấu đạt thứ hạng cao trong chương trình phân hạng.
Để thực hiện chương trình phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, đề án cũng đề xuất lộ trình thực hiện. Lộ trình thực hiện chương trình phân hạng nêu rõ phương pháp thực hiện từng giai đoạn và thời điểm công bố danh sách phân loại. Đây là cơ sở để cơ quan chức năng triển khai thực hiện chương trình và phát huy năng lực quản lý môi trường đối với các doanh nghiệp.
Với những thành công của chương trình phân hạng tại các quốc gia trên thế giới và các địa phương trong nước, chương trình phân hạng tại Khánh Hòa là rất khả thi trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm và phát triển phù hợp với hiện trạng môi trường cũng như thực tiễn của địa phương.
2. KIẾN NGHỊ
Đề án “Xây dựng tiêu chí phân hạng và xếp loại bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa” chỉ mới đề xuất hệ thống tiêu chí phân hạng bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Vì vậy, tiếp theo đề án này cần có một chương trình đi vào phân hạng cụ thể đối với từng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Mỗi doanh nghiệp được xếp hạng tương ứng với màu sắc đã quy định và mỗi màu sắc cũng nói lên mức độ bảo vệ môi trường mà một doanh nghiệp đạt được.
Để đề án được tiến hành thuận lợi, chương trình cần có sự phối hợp thực hiện của: - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa;
- Chi cục bảo vệ môi trường; - Sở Công Thương;
- Ban quản lý khu kinh tế Vân Phong; - Phòng quản lý môi trường tại các huyện.
138